Ngày 12/6/2018, kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIV thông dự án Luật An ninh mạng với tỷ lệ đại biểu tán thành 86.86%. Những nội dung quan trọng của Luật An ninh mạng về bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân trên không gian mạng là điểm nhấn quan trọng thể hiện rõ nét tính chất ưu việt của Luật trong bảo vệ quyền con người ở Việt Nam. Trong bài viết này, Luật ACC sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến quy định của Luật an ninh mạng trong vấn đề bảo vệ quyền con người.
- Năm tam tai là gì? Cách tính Tam Tai đơn giản, chính xác và dễ hiểu
- Địa chỉ văn phòng đăng ký đất đai quận Hoàng Mai
- Máy phát điện xoay chiều 3 pha: Nguyên lý và cấu tạo
- Phát triển Vùng Đồng bằng sông Hồng thực sự là vùng động lực, định hướng, dẫn dắt
- Top 10 quốc gia có diện tích lớn nhất thế giới 2023
1. Quyền con người là gì ?
Quyền con người (Human rights, Droits de L’Homme) là toàn bộ các quyền, tự do và đặc quyền được công nhận dành cho con người do tính chất nhân bản của nó, sinh ra từ bản chất con người chứ không phải được tạo ra bởi pháp luật hiện hành. Đây là những quyền tự nhiên, thiêng liêng và bất khả xâm phạm do đấng tạo hóa ban cho con người như quyền sống, quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc, những quyền tối thiểu của con người mà bất kỳ chính phủ nào cũng phải bảo vệ.
Bạn đang xem: Luật An ninh mạng quy định về việc bảo vệ quyền con người như thế nào ?
Quyền con người không những được nhìn nhận trên quan điểm các quyền tự nhiên (natural rights) mà nó còn được nhìn nhận trên quan điểm các quyền pháp lý (legal right). Theo đó:
Quyền con người được hiểu là những đảm bảo pháp lý toàn cầu có tác dụng bảo vệ các cả nhân và các nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc mà làm tổn hại đến nhân phẩm, những sự được phép và sự tự do cơ bản của con người.
2. Những quy định của luật an ninh mạng về bảo vệ quyền con người.
Qua nghiên cứu các quy định trong Luật An ninh mạng 2018, có thể thấy Luật An ninh mạng 2018 bảo vệ 06 quyền con người sau đây: (i) quyền sống, quyền tự do cá nhân; (ii) quyền bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ; (iii) quyền không bị can thiệp vào đời tư, gia đình, chỗ ở hoặc thư tín; (iv) quyền không bị xâm hại danh dự hay uy tín cá nhân; (v) quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng và tôn giáo của công dân; và (vi) quyền tự do ngôn luận, tự do biểu đạt của công dân.
Theo giải trình của Ban soạn thảo, nội dung của Luật An ninh mạng phù hợp với tinh thần của Hiến chương Liên hợp quốc, Tuyên ngôn về quyền con người của Đại hội đồng Liên hợp quốc (1948), Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966, và các văn bản khác có liên quan, phù hợp với Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam, Bộ luật Hình sự, Bộ luật Dân sự Việt Nam. Các quy định của Luật An ninh mạng trực tiếp bảo vệ 05 quyền con người, cụ thể:
Xem thêm : Tuổi Dần hợp màu gì 2023 để gặp nhiều may mắn, vạn sự hanh thông?
Quyền sống, quyền tự do và an ninh cá nhân; quyền bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ; Quyền không bị can thiệp vào đời tư, gia đình, chỗ ở hoặc thư tín; Quyền không bị xâm hại danh dự hay uy tín cá nhân; Quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng và tôn giáo của công dân; Quyền tự do ngôn luận, tự do biểu đạt của công dân. Đồng thời, những quy định của Luật An ninh mạng còn tạo cơ sở để giúp các cơ quan chức năng thực hiện các hoạt động phòng ngừa và xử lý các hành vi sử dụng không gian mạng xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Điều 8 Luật an ninh mạng đã liệt kê cụ thể, rõ ràng các hành vi bị nghiêm cấm về an ninh mạng, trong đó có những hành vi xâm phạm đến quyền con người, bao gồm một số hành vi sau:
Một là, sử dụng không gian mạng để thực hiện hành vi: Tổ chức, hoạt động, câu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn luyện người chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới, phân biệt chủng tộc;Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong Nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế – xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác; Hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội, mua bán người; đăng tải thông tin dâm ô, đồi trụy, tội ác; phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng;Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội.
Hai là, sản xuất, đưa vào sử dụng công cụ, phương tiện, phần mềm hoặc có hành vi cản trở, gây rối loạn hoạt động của mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, phương tiện điện tử; phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, phương tiện điện tử; xâm nhập trái phép vào mạng viễn thông, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, cơ sở dữ liệu, phương tiện điện tử của người khác.
Ba là, Lợi dụng hoặc lạm dụng hoạt động bảo vệ an ninh mạng để xâm phạm chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc để trục lợi.
Như vậy, những hành vi mang tính xâm phạm đến các quyền con người như: Quyền sống, quyền tự do và an ninh cá nhân; can thiệp vào đời tư, gia đình, chỗ ở hoặc thư tín; xâm hại danh dự hay uy tín cá nhân; xâm hại đến quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng và tôn giáo của công dân… đều bị Luật An ninh mạng nghiêm cấm. Đồng thời, Luật An ninh mạng không có những quy định mang tính cấm đoán các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài như: Facebook, Google…; Không cấm công dân tham gia hoạt động trên không gian mạng hoặc truy cập, sử dụng thông tin trên không gian mạng… Tuy nhiên, trong trường hợp các cá nhân, tổ chức sử dụng không gian mạng để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật thì sẽ bị xử lý.
Việc xử lý vi phạm pháp luật về an ninh mạng được thực hiện dựa trên quy định tại Điều 9 Luật An ninh mạng. Theo đó, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà người vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Xem thêm : Tổng hợp đầy đủ các kiến thức cơ bản nhất về hình tứ giác
Xét về quyền con người, quyền và lợi ích cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, Luật An ninh mạng hoàn toàn không có bất cứ hạn chế, vi phạm nào đối với quyền và lợi ích hợp pháp của các đối tượng này. Trái lại, Luật An ninh mạng là công cụ pháp lý hữu hiệu nhằm bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp để người dân và doanh nghiệp thoát khỏi tình trạng bị “ô nhiễm” thông tin như bảo đảm không khí, nước uống và thực phẩm sạch cho sức khỏe con người.
Có thể nói, chưa có luật nào đưa ra nhiều quy định bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trên không gian mạng như Luật An ninh mạng và chưa bao giờ quyền trẻ em trên không gian mạng lại được bảo vệ như vậy.
Mặc dù lợi ích, sự cần thiết của việc ban hành Luật An ninh mạng tại Việt Nam là điều không thể phủ nhận được. Tuy nhiên, chính sự ra đời và chế tài áp dụng của Luật An ninh mạng cũng chính là rào cản cho hoạt động lợi dụng không gian mạng chống Đảng, Nhà nước của nhiều phần tử chống đối. Bọn chúng xuyên tạc và cho rằng hoạt động xử lý tin giả, thông tin sai sự thật, thông tin xấu độc là vi phạm quyền con người, quyền tự do ngôn luận. Vì vậy, chúng bày ra nhiều thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt để vu khống, xuyên tạc tính chất ưu việt của Luật An ninh mạng, kích động, kêu gọi người dân xuống đường biểu tình phản đối Quốc hội thông qua Luật An ninh mạng với các luận điệu bịa đặt như: Luật An ninh mạng đang “chống lại loài người”, “bịt miệng dân chủ”, “đàn áp bất đồng chính kiến”, “tạo rào cản kinh doanh”, “tăng chi phí cho doanh nghiệp”, “thêm giấy phép con”, “lạm quyền”, “cấm sử dụng Facebook, Google … Khi nghiên cứu, nhận thức rõ về Luật An ninh mạng, có thể khẳng định: “Hoàn toàn không có chuyện Luật An ninh mạng xâm phạm quyền riêng tư, quyền tự do ngôn luận và quyền sử dụng Internet”. Chúng ta thấy rõ Luật An ninh mạng không có những quy định nêu trên, không tạo rào cản, không tăng thủ tục hành chính, không cấp giấy phép con và không cản trở hoạt động bình thường, đúng luật của các tổ chức, cá nhân mà trái lại Luật đang bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức trên không gian mạng.
Như vậy, những quy định hạn chế quyền nhằm bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng và quyền cá nhân được quy định trong Luật An ninh mạng là hoàn toàn tương thích với luật quốc tế về quyền con người.
3. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng không gian mạng.
Theo Điều 42 Luật An ninh mạng 2018 thì cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng không gian mạng có trách nhiệm:
- Tuân thủ quy định của pháp luật về an ninh mạng;
- Kịp thời cung cấp thông tin liên quan đến bảo vệ an ninh mạng, nguy cơ đe dọa an ninh mạng, hành vi xâm phạm an ninh mạng cho cơ quan có thẩm quyền, lực lượng bảo vệ an ninh mạng;
- Thực hiện yêu cầu và hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền trong bảo vệ an ninh mạng; giúp đỡ, tạo điều kiện cho cơ quan, tổ chức và người có trách nhiệm tiến hành các biện pháp bảo vệ an ninh mạng.
Trên đây là nội dung bài viết của Luật ACC về “Luật An ninh mạng quy định về việc bảo vệ quyền con người như thế nào ?”. Bài viết trên là những thông tin cần thiết mà quý độc giả có thể áp dụng vào đời sống thực tiễn. Trong thời gian tham khảo nếu có những vướng mắc hay thông tin nào cần chia sẻ hãy chủ động liên hệ và trao đổi cùng luật sư để được hỗ trợ đưa ra phương án giải quyết cho những vướng mắc pháp lý mà khách hàng đang mắc phải.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp