Luật Hôn nhân và gia đình là gì? Nội dung cơ bản và ý nghĩa của Luật hôn nhân?

1. Hôn nhân và gia đình là gì:

Theo quan niệm chung, hôn nhân là một hiện tượng xã hội, nó tồn tại ở bất kỳ xã hội nào, là mối liên kết giữa nam giới và nữ giới, là bộ phận quan trọng cấu thành xã hội. Hôn nhân mang tính giai cấp và lịch sử mạnh mẽ, thể hiện ở việc mỗi xã hội khác nhau thì quan niệm về hôn nhân lại có sự khác nhau. Mỗi giai đoạn phát triển của lịch sử, giai cấp thống trị bằng pháp luật đã điều chỉnh quan hệ hôn nhân cho phù hợp với ý chí của mình thì hôn nhân tại thời kỳ đó cũng mang những đặc điểm nhằm tương thích với hình thái xã hội. Chẳng hạn, xã hội phong kiến có hình thức hôn nhân phong kiến, mang bản chất của chế độ phong kiến một chồng nhiều vợ, địa vị xã hội của người vợ bị hạ thấp,…), trong xã hội tư bản, xã hội chủ nghĩa cũng có hình thức của hôn nhân mang bản chất tư bản hoặc mang bản chất của xã hội chủ nghĩa (sự công bằng giữa vợ và chồng). Nhưng nhìn chung, mối liên kết giữa nam và nữ trong hôn nhân là mối quan hệ xã hội gắn liền với nhân thân, hình thành do việc kết hôn và quá trình chung sống vợ chồng của hai người. Như vậy, quan hệ hôn nhân là mối quan hệ giới tính, phát sinh giữa giới tính nam với giới tính nữ (trong thời gian gần đây, nhiều nơi trên thế giới đã công nhận hôn nhân đồng tính, tuy nhiên quan hệ hôn nhân này chưa thực sự phổ biến cũng như chưa được điều chỉnh tại Việt Nam). Quan hệ hôn nhân là một quá trình lâu dài, nó biểu hiện trong việc sinh đẻ, nuôi nấng, giáo dục con cái, đáp ứng cho nhau những nhu cầu tinh thần và vật chất trong đời sống hàng ngày.

Hôn nhân là một hình thức, một hiện tượng được hình thành từ rất lâu đời trong xã hội loài người. Ban đầu, hôn nhân được coi là “sự sắp đặt của hội để điều chỉnh mối quan hệ giữa đàn ông đàn , hôn nhân sự liên kết hợp pháp giữa người đàn ông người đàn để xây dựng gia đình chung sống với nhau.

Ở các nước theo hệ thống thông luật (Common Law), khái niệm cổ điển mang quan niệm truyền thống về hôn nhân của Cơ đốc giáo, do Lord Penzance đưa ra trong phán quyết về vụ án Hyde v. Hyde (1866) được sử dụng phổ biến: Hôn nhân sự liên kết tự nguyện suốt đời giữa một người đàn ông một người đàn bà, không mục đích nào khác. Ngoài ra, một số luật gia ở Châu Âu và Hoa Kỳ quan niệm: Hôn nhân sự liên kết pháp giữa một người nam một người nvới cách vợ chồnghoặc Hôn nhân hành vi hoặc tình trạng chung sống gia một người nam một người nữ với cách vợ chồng. Đây là mối quan hệ xã hội gắn liền với nhân thân và những quyền lợi, nghĩa vụ giữa họ cũng được hình thành. Thực chất và ý nghĩa của hôn nhân được biểu hiện trong việc sinh đẻ, nuôi nấng, giáo dục con cái, đáp ứng cho nhau những nhu cầu tinh thần và vật chất trong đời sống hàng ngày. Từ khi pháp luật xuất hiện và phát triển, hoàn thiện như ngày nay, những hình thái hôn nhân cũng xuất hiện đồng thời và mang những nét đặc trưng của riêng hình thái hôn nhân đó. Theo đó, trong xã hội nào thì sẽ có hình thái hôn nhân đó, tương ứng với chế độ hôn nhân nhất định. Ví dụ như trong xã hội phong kiến, hình thức hôn nhân phong kiến mang nét bản chất đề cao vai trò của người chồng và những bất công đối với người vợ hay “trọng nam, khinh nữ” hay xã hội tư bản có hình thức hôn nhân tư sản, mang bản chất của xã hội tư sản với quan niệm: “hôn nhân là một hợp đồng, một giao kèo có tính chất pháp lý, hơn nữa lại là một giao kèo quan trọng nhất trong tất cả mọi giao kèo, vì nó định đoạt cả thể xác lẫn tinh thần của hai con người trong suốt cả đời họ”* … Hiện nay, một số quốc gia đã công nhận hôn nhân đồng giới, do đó, khái niệm hôn nhân cũng được mở rộng hơn, không chỉ giữa người đàn ông và người đàn bà mà hôn nhân được xác lập chỉ cần hai người có mối quan hệ tình cảm, có chung mục đích muốn có sự liên kết, gắn bó với nhau về mặt tinh thần cũng như về mặt luật pháp. Hôn nhân là bình đẳng, không có bất kỳ sự phân biệt nào về giới tính, chủng tộc, quan điểm tôn giáo, quốc tịch…

Ở Việt Nam, các giáo trình dân luật dưới chế độ cũ chưa đưa ra khái niệm cụ thể về hôn nhân mà đưa ra khái niệm giá thú, theo đó “giá thú (hay hôn thú) sự phối hợp của một người đàn ông và một người đàn bà theo thể thức luật địnhhay giá thú là strai gái lấy nhau trước mặt viên hệ lại phát sinh những nghĩa vụ tương hỗ cho cả hai n về phương diện đồng , trung thành tương trợ. Theo cổ luật và tục lệ Việt Nam, việc sinh con đẻ cái, đặc biệt là con trai để nối dõi tông đường và thờ phụng tổ tiên là mục đích chủ yếu của hôn nhân.

Với bản chất là một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, hôn nhân được điều chỉnh bởi Luật hôn nhân và gia đình, là sự kiên kết giữa người đàn ông và người đàn bàn trên nguyên tắc hoàn toàn tự nguyện, tiến bộ, bình đẳng, một vợ một chồng theo quy định của pháp luật để chung sống với nhau suốt đời, xây dựng gia đình hạnh phúc, dân chủ, hoà thuận và bền vững.

Ngày nay, hôn nhân được xác định ngoài các mục đích về vấn đề sinh học, tình cảm đôi bên phải được đặt lên hàng đầu. Theo tinh thần của các nhà làm luật, hôn nhân tại Việt Nam là sự liên kết giữa một người nam và một người nữ trên nguyên tắc hoàn toàn tự nguyện, bình đẳng theo quy định của pháp luật để chung sống với nhau suốt đời, xây dựng gia đình hạnh phúc, dân chủ, hòa thuận và bền vững. Như vậy, pháp luật Việt Nam chưa công nhận hôn nhân đồng giới là hôn nhân hợp pháp, lý do là vì hôn nhân đồng giới sẽ làm mất đi khái niệm truyền thống về người vợ, người chồng được xác định dựa trên giới tính.

Khái niệm hôn nhân cũng được Luật hôn nhân và gia đình 2014 đưa ra như sau: Hôn nhân quan hệ giữa vợ chồng sau khi kết hôn. Hôn nhân có thể được xem là một bộ phận của gia đình, hay nói cách khác, khái niệm gia đình bao hàm bên trong nó khái niệm hôn nhân. Hôn nhân là mối quan hệ giữa vợ (người nữ) và chồng (người nam), đây là mối quan hệ tiền đề quan trọng nhất hình thành nên gia đình. Xã hội loài người đã trải qua nhiều hình thái gia đình khác nhau, từ nguyên thuỷ nhất đến phức tạp nhất, gia đình là sản phẩm của xã hội, đã phát triển và phát sinh cùng với sự phát triển của xã hội và lịch sử. Do vậy, gia đình là tế bào, hình ảnh thu nhỏ thể hiện chân thật nhất bản chất của xã xã hội. Trong đó, gia đình xã hội chủ nghĩa hiện nay là hình thái cao nhất trong lịch sử, chế độ xã hội chủ nghĩa quyết định sự xuất hiện và phát triển của gia đình xã hội chủ nghĩa.

Khái niệm gia đình được Luật Hôn nhân và gia đình 2014 giải thích như sau: “Gia đình tập hợp những người gắn với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vgiữa họ với nhau theo quy định của Luật này”.

Gia đình là khái niệm rộng hơn khái niệm hôn nhân, lấy hôn nhân làm tiền đề. Như vậy, ngoài quan hệ hôn nhân, gia đình còn được xây dựng dựa trên các quan hệ về nuôi dưỡng, huyết thống. Gia đình có thể bao gồm: ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con cái, anh chị em… trong quá trình chung sống, giữa họ phát sinh các quyền và nghĩa vụ đối với nhau.

Hôn nhân và gia đình là những hiện tượng xã hội được các triết học gia, các nhà xã hội học, sử học, luật học… nghiên cứu. Theo quan điểm chung nhất, hôn nhân được coi là cơ sở của gia đình còn gia đình là tế bào của xã hội, mà trong đó kết hợp chặt chẽ, hài hòa lợi ích của mỗi công dân, nhà nước và xã hội.

Như vậy, bên cạnh hôn nhân, gia đình còn bao gồm những người có quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng cùng chung sống với nhau, phát sinh các quyền và nghĩa vụ với nhau.

Khái niệm hôn nhân và gia đình có mối quan hệ mật thiết với nhau, trong đó hôn nhân là cơ sở hình thành nên gia đình, còn gia đình là tế bào của xã hội, là cơ sở cho quan hệ hôn nhân phát triển.

Tóm lại, hôn nhân và gia đình tuy là hai khái niệm độc lập, nhưng có sự liên kết chặt chẽ với nhau, tạo nên một quan hệ xã hội thống nhất gọi chung là hôn nhân và gia đình. Theo Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Toà án là cơ quan thực hiện quyền tư pháp – một trong ba quyền năng quan trọng của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Đồng thời cũng là cơ quan duy nhất thực hiện chức năng xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Đặc điểm hôn nhân và gia đình:

Thứ nhất, HN&GĐ có mối quan hệ gắn bó với nhau. Theo đó, hôn nhân được coi là tiền để tạo nên một gia đình dựa trên sự kiện kết hôn và xây dựng một gia đình ấm no, hạnh phúc, bình đẳng, tiến bộ là một trong những mục đích mà hôn nhân hướng tới.

Thứ hai, HN&GĐ là một mối quan hệ đặc thù, dung hòa những cá nhân có mối quan hệ tương hỗ với nhau. Nét đặc trưng cơ bản của hôn nhân là dựa trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, không được có những hành vi cưỡng ép, lừa dối kết hôn… để xây dựng quan hệ vợ chồng. Còn gia đình là một hình thức tổ chức, gắn bó mỗi cá nhân, không phân biệt về giới tính, được hình thành và phát triển từ hôn nhân, tạo nên quan hệ ruột thịt, huyết thống, nuôi dưỡng. Trong gia đình, cá nhân phải thực hiện quyền và trách nhiệm phù hợp với vị trí, vai trò mà họ đảm nhận. Các cá nhân trong gia đình ảnh hưởng trực tiếp lẫn nhau về nếp sống sinh hoạt, phong tục tập quán, truyền thống… để tạo nên bản sắc văn hóa riêng của từng gia đình.

Thứ ba, mặc dù kết hôn chỉ là một trong những quan hệ xác lập nên gia đình, song đây được coi là con đường phổ biến để tạo nên một gia đình. Ngày nay, gia đình hạt nhân (gia đình bao gồm hai thế hệ: cha mẹ và con) ngày càng chiếm số lượng đông đảo, những gia đình này đều từ sự kiện kết hôn mà tạo nên từng lớp thế hệ sau này. Bên cạnh đó, trong gia đình, các thành viên có thể thuộc nhiều thế hệ, gắn bó với nhau không chỉ vì quan hệ hôn nhân mà còn là quan hệ ruột thịt, huyết thống, nhận nuôi…

Th, HN&GĐ tạo nên xã hội vững mạnh, với những chức năng về kinh tế, chức năng sinh sản, duy trì nòi giống, chức năng giáo dục và các chức năng khác. Mỗi gia đình vững mạnh là gia đình thực hiện được những chức năng đó, hài hòa được những yếu tố về vật chất và tinh thần sẽ tạo nên một xã hội, một đất nước phồn vinh.

3. Luật Hôn nhân và gia đình là gì:

Hôn nhân là một hiện tượng xã hội, là sự liên kết giữa đàn ông và phụ nữ và được pháp luật thừa nhận để xây dựng gia đình. Hôn nhân được hình thành trên cơ sở kết hôn, được biểu hiện dưới quan hệ vợ chồng.

Hôn nhân theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam là sự liên kết giữa một người đàn ông và một người phụ nữ trên nguyên tắc bình đẳng và tự nguyện, nhằm cùng chung sống và xây dựng gia đình.

Còn gia đình là sự liên kết của nhiều người với những quan hệ với nhau đó chính là quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng. Những người trong gia đình cùng quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ nhau về tinh thần, về vật chất; mỗi người có các quyền, nghĩa vụ về nhân thân, tài sản.

Với vai trò là một ngành luật, thì Luật Hôn nhân và gia đình bao gồm những quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình. Từ đó, có thể hiểu Luật Hôn nhân và gia đình chứa đựng các quy phạm pháp luật điều chỉnh các mối quan hệ về hôn nhân, quan hệ về gia đình như quan hệ giữa vợ và chồng, quan hệ giữa cha mẹ và con cái, quan hệ giữa anh, chị, em với nhau,…

4. Đối tượng điều chỉnh của Luật Hôn nhân và gia đình:

Đối tượng điều chỉnh của ngành luật là các quan hệ trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình. Bao gồm

– Quan hệ nhân thân là những quan hệ phát sinh giữa các thành viên trong gia đình như quan hệ giữa vợ chồng về sự yêu thương, chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau, giữa cha mẹ và các con, giữa các thành viên trong gia đình,…

– Quan hệ tài sản là những quan hệ phát sinh giữa các thành viên trong gia đình về lợi ích tài sản, như quan hệ cấp dưỡng, nuôi dưỡng,…

5. Nội dung cơ bản của Luật Hôn nhân và gia đình:

5.1. Kết hôn và hủy kết hôn trái pháp luật:

Kết hôn là việc nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn

Luật Hôn nhân quy định về điều kiện đăng ký kết hôn gồm điều kiện về tuổi kết hôn; phải có sự tự nguyện của hai bên nam nữ khi kết hôn; và việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn. Việc kết hôn phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Trong Luật Hôn nhân và gia đình quy định về những trường hợp hủy trái kết hôn trái pháp luật , người có quyền yêu cầu tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật, hậu quả pháp lý của việc kết hôn trái pháp luật.

5.2. Quyền, nghĩa vụ của vợ chồng:

Nghĩa vụ, quyền của vợ chồng được pháp luật về hôn nhân và gia đình quy định xuất phát từ những quyền cơ bản của công dân. Bên những quyền cơ bạn, vợ chồng còn có các quyền và nghĩa vụ với nhau, với gia đình và xã hội. Nội dung của nghĩa vụ và quyền nhân thân giữa vợ và chồng là những lợi ích tinh thần, tình cảm, bao gồm cả tìm yêu, sự hòa thuận, tôn trọng lẫn nha, quan hệ với cha mẹ, các con và với những thành viên trong gia đình;… Bên cạnh các quyền, nghĩa vụ về nhân thân còn có các quyền, nghĩa vụ về tài sản của vợ và chồng. Bao gồm các quyền về sở hữu tài sản, quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng, quyền thừa kế tài sản;… Những quy định của Luật hôn nhân và gia đình về nội dung này luôn kết hợp cùng với các quy tắc đạo đức, lẽ sống trong xã hội.

Luật Hôn nhân và gia đình quy định về chế độ tài sản của vợ chồng, như về tài sản chung của vợ chồng, tài sản riêng của vợ chồng; chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân; thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng…Trường hợp vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận thì thỏa thuận này phải được lập trước khi kết hôn, bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực. Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận có hiệu lực kể từ ngày đăng ký kết hôn. Nội dung của chế độ tài sản theo thỏa thuận do vợ chồng quyết định, nhưng thỏa thuận cần có những nội dung cơ bản sau: tài sản được xác định là tài sản chung,

5.3. Quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ và con chưa thành niên:

Luật Hôn nhân và gia đình quy định về việc xác định cha, mẹ cho con trong giá thú; cha, mẹ cho con ngoài giá thú; xác định con; quyền nhận cha, mẹ; quyền nhận con; xác định cha, mẹ, con trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản; trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

Luật cũng quy định về quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ và con chưa thành niên như các nghĩa vụ và quyền thương yêu, trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con;… nghĩa vụ và quyền giáo dục con;… Cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dưỡng con từ khi sinh ra đến khi con đủ 18 tuổi. Bên cạnh đó, pháp Luật Hôn nhân và gia đình cũng quy định về các trường hợp và hậu quả pháp lý của việc cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên. Còn đối với con cái có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha, mẹ. Quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng luôn mang tính nhân thân, không thay đổi. Bên cạnh nghĩa vụ nuôi dưỡng còn có nghĩa vụ cấp dưỡng giữa cha, mẹ với con. Nghĩa vụ cấp dưỡng cung không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác.

5.4. Chấm dứt hôn nhân:

Luật Hôn nhân và gia đình đã đề cập đến các trường hợp chấm dứt hôn nhân bao gồm: chấm dứt hôn nhân do một bên vợ, chồng chết hoặc có quyết định của Tòa án tuyên bố vợ, chồng đã chết và trường hợp ly hôn.

Về chấm dứt hôn nhân do một bên vợ, chồng chết hoặc có quyết định của Tòa án tuyên bố vợ, chồng đã chết , luật quy định về thời điểm chấm dứt hôn nhân, giải quyết tài sản của vợ chồng; quan hệ nhân thân, tài sản khi vợ, chồng bị tuyên bố đã chết mà trở về.

Về chấm dứt hôn nhân do ly hôn. Thì ly hôn là chấm dứt quan hệ hôn nhân do theo bản án, quyết định của Tòa án. Luật quy định về quyền yêu cầu giải quyết lý hôn, về trường hợp thuận tình ly hôn; ly hôn theo yêu cầu của một bên. Giải quyết ly hôn khi vợ, chồng có yêu cầu theo hướng nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được;

Bên cạnh đó luật cũng quy định về quyền, nghĩa vụ chăm sóc con sau khi ly hôn; chia tài sản khi ly hôn; …

5.5. Cấp dưỡng:

Theo Khoản 1 Điều 107 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định: Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; giữa vợ và chồng theo quy định của Luật này.

Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác.

Luật Hôn nhân và gia đình quy định quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm cấp dưỡng trong từng mỗi quan hệ cũng như mức cấp dưỡng, phương thức cấp dưỡng; chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng;…

5.6. Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài:

Luật Hôn nhân và gia đình xác nhận được pháp luật áp dụng cũng như các điều kiện, cơ quan có thẩm quyền; các thủ tục áp dụng đối với quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài như kết hôn có yếu tố nươc ngoài, ly hôn có yếu tố nước ngoài; xác định cha, mẹ con có yếu tố nước ngoài,…

Quy định cụ thể, về hợp pháp hoá lãnh sự giấy tờ, tài liệu về hôn nhân và gia đình, theo đó, giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài lập, cấp hoặc xác nhận để sử dụng giải quyết các vụ việc hôn nhân và gia đình thì phải được hợp pháp hoá lãnh sự, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà CHXHCNVN là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại; Quy định cụ thể việc công nhận bản án, quyết định về hôn nhân và gia đình của Tòa án nước ngoài có yêu cầu thi hành tại Việt Nam được thực hiện theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự; …

6. Vai trò của Luật Hôn nhân và gia đình:

Luật Hôn nhân và gia đình điều chỉnh các mối quan hệ xã hội trong lĩnh vực hôn nhân gia đình

Luật Hôn nhân và gia đình góp phần quan trọng vào việc đề cao vai trò của gia đình trong đời sống xã hội; giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa, đạo đức tốt đẹp của gia đình Việt Nam; phát triển nguồn nhân lực, ổn định và phát triển kinh tế – xã hội của cả nước

Luật Hôn nhân và gia đình cũng góp phần xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững; bảo vệ tốt hơn các quyền con người, quyền công dân, đặc biệt là quyền của phụ nữ, trẻ em trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình;

Luật Hôn nhân và gia đình làm tăng cường và phát huy ý thức trách nhiệm, thái độ tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; kế thừa, phát huy các truyền thống đạo đức, văn hóa tốt đẹp của gia đình và dân tộc;

Luật Hôn nhân và gia đình xây dựng và bảo vệ tốt nhất quyền, nghĩa vụ của mỗi thành viên trong gia đình

Luật Hôn nhân và gia đình giúp bảo đảm sự ổn định của các quan hệ hôn nhân và gia đình, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của các thành viên gia đình, đồng thời bảo vệ tốt hơn quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác trong xã hội;

Luật hôn nhân và gia đình đã ghi nhận và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài

Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.