Không cấm kết hôn đồng giới nhưng không thừa nhận
Hiện nay, chưa có văn bản nào giải thích cụ thể hôn nhân đồng giới là gì. Tuy nhiên, có thể hiểu hôn nhân đồng giới hay hôn nhân đồng tính là hôn nhân giữa hai người có cùng giới tính.
- Nhóm máu nào là nhóm máu hiếm nhất tại Việt Nam?
- Hoa Nguyệt Quế Có Tác Dụng Gì Đến Sức Khoẻ Con Người
- 24 là gì trong tình yêu? Con số của sự ổn định, mạnh mẽ trong chuyện tình cảm
- Cá mè làm món gì ngon? Tổng hợp 10 gợi ý hoàn hảo để bạn "ghi điểm" trong mắt gia đình
- Nghị quyết 01/2019/NQ-HĐTP hướng dẫn quy định của pháp luật về lãi lãi suất phạt vi phạm
Trước đây, một trong những trường hợp cấm kết hôn nêu tại Điều 10 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 là việc kết hôn giữa những người có cùng giới tính.
Bạn đang xem: Việt Nam quy định về hôn nhân đồng giới như thế nào?
Đồng thời, theo điểm e khoản 1 Điều 8 Nghị định 87/2001/NĐ-CP (đã hết hiệu lực), việc kết hôn giữa những người cùng giới tính sẽ bị phạt tiền từ 100.000 – 500.000 đồng.
Tuy nhiên, đến Nghị định 82/2020/NĐ-CP hiện đang có hiệu lực, những người đồng giới kết hôn với nhau không còn bị phạt. Quy định này nhằm đồng bộ việc “không thừa nhận mà không còn cấm” tại Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014.
Theo đó, từ ngày 19/6/2014, Quốc hội thông qua Luật Hôn nhân và Gia đình, quy định về việc kết hôn giữa những người có cùng giới tính được nêu tại khoản 2 Điều 8 Luật này như sau:
Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.
Xem thêm : Sau like dùng to V hay V-ing? 5 cách “I like…” hay hơn
Không chỉ vậy, khoản 5 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình giải thích:
Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn
Như vậy, so với quy định trước đây, hiện nay, Nhà nước không còn cấm những người có cùng giới tính kết hôn mà chỉ “không thừa nhận” mối quan hệ hôn nhân này. Đồng nghĩa, những người đồng tính có thể tổ chức đám cưới, sống chung với nhau như vợ chồng nhưng không được thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Khi đó, hôn nhân giữa hai người có cùng giới tính sẽ không tồn tại và không được pháp luật thừa nhận nên không phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ, chồng; cấp dưỡng; thừa kế; tài sản chung vợ chồng…
– Về nhân thân: Giữa hai người đồng tính không có ràng buộc về mặt pháp lý, không được cấp đăng ký kết hôn, không được công nhận là vợ, chồng hợp pháp. Bởi vậy, con cái, cấp dưỡng, quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng… không tồn tại;
– Về quan hệ tài sản: Vì không có quan hệ vợ chồng nên không áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng được quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình. Nếu phát sinh tranh chấp, tài sản không được chia theo nguyên tắc chung về tài sản chung vợ, chồng.
Quy định về kết hôn đồng giới mới nhất (Ảnh minh họa)
Có được kết hôn với người đã chuyển giới không?
Theo Điều 37 Bộ luật Dân sự năm 2015:
Xem thêm : Phim truyền hình là gì?
Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của Bộ luật này và Luật khác có liên quan.
Căn cứ quy định này, sau khi chuyển đổi giới tính, cá nhân phải đăng ký thay đổi hộ tịch. Sau đó, người này sẽ có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi. Một trong số các quyền nhân thân là quyền đăng ký kết hôn.
Như vậy, sau khi chuyển giới, đăng ký thay đổi hộ tịch thì người chuyển giới được quyền đăng ký kết hôn với người khác giới tính đã chuyển và quan hệ hôn nhân này sẽ được pháp luật công nhận.
Nói tóm lại, đến thời điểm này, quy định về kết hôn đồng giới tại Việt Nam đã “mở” hơn trước đây. Tuy nhiên, mặc dù không còn cấm nhưng Việt Nam cũng không công nhận mối quan hệ này.
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ 1900 6192 để được hỗ trợ.
>> Bao giờ Việt Nam cho phép kết hôn đồng giới?
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp