Nếu không biết cách luộc, các sợi bún có thể bị mềm quá, bị đứt, hoặc bị dính sợi, làm cho hương vị món ăn bị giảm sút đáng kể. Đó là lý do hôm nay Ghiền Nấu Ăn sẽ chia sẻ một mẹo nhỏ giúp bạn cách luộc bún gạo lứt dai giòn, không dính sợi, để bạn có một món ăn ngon miệng nhất.
1. Có mấy cách luộc bún gạo lứt?
Để làm nở bún gạo lứt trước khi chế biến, bạn có thể thực hiện 1 trong 2 cách sau:
Bạn đang xem: Bật mí cách luộc bún gạo lứt dai, giòn, không dính
Bạn đang xem: Bật mí cách luộc bún gạo lứt dai, giòn, không dính
Cách 1: Trụng bún gạo lứt
Xem thêm : Bác sĩ nói gì về lợi ích tuyệt vời của sầu riêng?
Xem thêm : Lý thuyết về hạt nhân nguyên tử
Để trụng bún gạo lứt, trước tiên, bạn cần đun sôi 300ml nước Khi nước sôi đạt đến 100 độ C, bạn thả bún gạo lứt vào, đun trong khoảng 5 phút. Nếu thích mềm hơn bạn có thể đun từ 6-8 phút. Nhưng không đun lâu hơn vì sợi bún sẽ bị mềm quá và mất đi độ dai.
Mách nhỏ: Bước này bạn có thể sử dụng vợt chuyên dùng để trụng bún, dụng cụ này sẽ giúp bạn lấy bún ra khỏi nồi dễ dàng mà không bị sót hay làm đứt, gãy sợi bún.
Trong khi chờ bún mềm thì bạn chuẩn bị một tô nước đá. Sau khi vớt bún từ trong nồi ra, bạn thả ngay các sợi bún vào tô nước lạnh đó, ngâm trong khoảng 5-10 phút. Mục đích của bước làm này là giúp các sợi bún săn lại, dai và giòn hơn, tăng thêm độ ngon cho món ăn.
Xem thêm : Hấp cua bao nhiêu phút để cua vừa chín tới, ngon ngọt mà không bị rụng càng?
Xem thêm : Tin tức
Lưu ý: Ở bước này bạn nên sử dụng nước lọc dùng để uống và cho thật nhiều đá. Vì nếu không đủ độ lạnh thì sợi bún sẽ không dai, giòn. Đông thời để cho các sợi bún trông đẹp, bóng hơn và quan trọng là không bị dính vào nhau, bạn có thể cho thêm vào một chút xíu dầu olive hoặc dầu ăn. Cuối cùng, sau 5-10 phút ngâm trong nước lạnh, bạn hãy gắp các sợi bún ra đĩa và để ráo nước.
Cách 2: Ngâm bún gạo lứt
Cách này sẽ đơn giản hơn cách thứ nhất, tuy nhiên, nếu bạn thích ăn sợi bún mềm, nó có thể sẽ chưa đạt độ mềm mà bạn muốn. Đầu tiên, bạn chuẩn bị một tô nước ấm ở nhiệt độ 50 độ C. Cho bún gạo lứt khô vào tô nước và ngâm trong khoảng thời gian 12 phút. Như ở cách trên, bạn cũng cho một chút xíu dầu olive hoặc dầu ăn để sợi bún không bị dính và có độ bóng, trông sẽ đẹp và bắt mắt hơn. Ở cách này bạn sẽ không cần phải làm thêm bước ngâm bún vào nước đá lạnh nữa. Nếu để so sánh thì cách làm này tuy nhanh hơn nhưng ở cách thứ nhất, sợi bún của bạn sẽ ngon hơn, dai giòn hơn cách thứ 2.
2. Những sai lầm khi luộc bún gạo lứt
Có một số người thường mắc sai lầm trong cách luộc bún gạo lứt, đó là: Ngâm bún gạo lứt trong nước, sau đó mới trụng bún. Cách làm này sẽ làm cho các sợi bún bị mềm quá, không còn độ dai và giòn của sợi bún. Và đặc biệt là các sợi bún sẽ bị bết dính vào nhau, khi xào hay nấu sẽ bị vón cục, đồng thời bị đứt, gãy, nát khiến cho món ăn vừa không đẹp mắt lại vừa không ngon. Luộc hoặc ngâm quá lâu cũng làm cho bún dễ bị nát, đứt, gãy. Bỏ qua bước ngâm nước đá lạnh: Nếu bỏ qua bước này, sợi bún của bạn sẽ không săn, không giòn. Ngâm nước đá không đủ độ lạnh cũng sẽ làm giảm hiệu quả. Nước càng lạnh, sợi bún càng dai, ngon. Thêm nữa, nếu ở bước này bạn không dùng nước lọc mà sử dụng nước lã để ngâm thì sẽ không đảm bảo vệ sinh. Bởi vì bước này là bước cuối cùng, bún vớt ra bạn có thể chế biến, nhưng đối với một số món ăn trực tiếp thì sẽ rất dễ gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu như bạn đã áp dụng đúng như cách trên và tránh những sai lầm khi luộc bún thì nguyên liệu bún gạo lứt dai, mềm, thơm ngon của bạn đã sẵn sàng rồi, bắt tay vào chế biến các món ăn hấp dẫn và thưởng thức thôi nào!
Nguồn: https://vinhunikids.edu.vnDanh mục: Ẩm thực
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp