Cháo lươn là món ăn thơm ngon, bổ dưỡng có thể thêm vào thực đơn hàng ngày của trẻ. Thế nhưng không phải mẹ nào cũng biết cách chế biến món lươn cho bé biếng ăn. Vì vậy các mẹ hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách chế biến món ăn này qua bài viết dưới đây nhé.
☛ Tìm hiểu trước: 9 nguyên nhân trẻ biếng ăn
Bạn đang xem: 5 Cách chế biến món lươn cho bé biếng ăn mẹ đã biết chưa?
Giá trị dinh dưỡng của thịt lươn đối với bé
Theo Bảng thành phần thực phẩm Việt Nam của Viện Dinh dưỡng, trong 100g phần thịt lươn ăn được có chứa:
- Năng lượng: 180 kcal.
- Protein: 18,4g.
- Lipid: 11,7g.
- Các khoáng chất: sắt, magie, phospho, kẽm, kali, selen, natri, canxi,…
- Vitamin: vitamin A, vitamin B1, B2, B12, vitamin PP, vitamin E,…
- Bên cạnh đó trong lươn còn chứa omega 3, omega 6 rất tốt cho trí não của bé.
Với những thành phần dinh dưỡng trên, món lươn đem lại nhiều lợi ích cho sự phát triển toàn diện của trẻ:
- Bổ sung năng lượng: Trong lươn có hàm lượng calo cao nên khi cho trẻ ăn các món lươn sẽ giúp trẻ có năng lượng hoạt động cả ngày dài.
- Hỗ trợ xương và cơ bắp khỏe mạnh: Canxi và phospho trong lươn sẽ giúp các mô xương ở trẻ phát triển, cải thiện được tình trạng thiếu hụt canxi. Bên cạnh đó, axit amin arginine sẽ tăng cường sự phát triển của cơ bắp, từ đó giúp trẻ cân bằng được trọng lượng của cơ thể.
- Hỗ trợ tăng cường thị giác: Vitamin A trong lươn có hàm lượng rất cao sẽ làm tăng thị lực, giúp sáng mắt, tăng khả năng quan sát và ngăn ngừa các bệnh về mắt.
- Phát triển trí não: Omega 3 và omega 6 có trong lươn sẽ não bộ phát triển, tăng khả năng tư duy cho trẻ.
- Tăng cường sức đề kháng: Các vitamin và khoáng chất trong lương giúp cải thiện hệ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng, nâng cao hệ miễn dịch.
Vì thế, cha mẹ nên bổ sung món lươn vào thực đơn hàng ngày để trẻ được phát triển toàn diện, nâng cao sức khỏe.
Chế biến món lươn đúng cách
Để có món cháo thơm ngon đầy đủ dinh dưỡng, các mẹ nên biết cách chọn và chế biến lươn, cụ thể như:
Chọn lươn
- Nên chọn những con lươn to, nặng khoảng 400g trở lên.
- Tìm chọn mua lươn đồng ở những cửa hàng uy tín.
- Những con lươn được chia làm 2 màu, bụng màu vàng, lưng màu đen là lươn ngon và chắc thịt. Bởi theo kinh nghiệm được truyền lại, đây thường là lươn sống ở ao, hồ, kênh,…
- Những con lươn chỉ có một màu đen sẽ là lươn nuôi nên thịt sẽ không được chắc và thơm.
Chế biến lươn
- Các mẹ sử dụng muối tinh, nước cốt chanh hoặc nước vo gạo để làm sạch phần nhớt ở lươn. Không nên sử dụng giấm để làm sạch nhớt vì sẽ làm mất mùi đặc trưng của lươn.
- Khi loại bỏ nội tạng, các mẹ nên rửa lại bằng nước muối để lươn không bị tanh.
- Sau khi làm sạch, mẹ cắt lươn thành khúc vừa ăn rồi đem đi ướp với chút bột nghệ hoặc gừng để không bị tanh.
- Sau khi ướp khoảng 15 phút thì mẹ có thể đem đi hấp hoặc luộc chín, gỡ lấy thịt để cho vào cháo cho trẻ.
Cách làm món cháo lươn cho bé biếng ăn
Các mẹ có thể tham khảo các công thức nấu cháo lươn thơm ngon cho bé biếng ăn.
Món cháo lươn bí đỏ
Nguyên liệu: Thịt lươn đã nấu chín và gỡ xương, gạo, bí đỏ.
Cách làm như sau:
- Bí đỏ đem gọt vỏ, thái miếng nhỏ hoặc nạo sợi.
- Mẹ vo sạch gạo rồi cho vào nồi với lượng nước nhiều hơn bình thường để nấu cháo.
- Khi cháo đã chín mềm, mẹ cho thêm bí đỏ vào nấu cùng cho đến khi nhừ.
- Mẹ cho lươn đã nấu chín vào, khuấy đều rồi nêm nếm theo khẩu vị rồi tắt bếp.
- Mẹ múc cháo ra bát cho nguội và cho trẻ ăn khi còn ấm.
☛ Xem thêm: Cách nấu món cháo cá hồi bí đỏ
Món cháo lươn rau đậu xanh
Nguyên liệu: Thịt lươn đã luộc chín và gỡ xương, gạo, hạt đậu xanh.
Cách làm như sau:
- Gạo và hạt đậu xanh đem đi vo sạch, cho vào nồi với lượng nước nhiều hơn để nấu cháo.
- Đun cho đến khi đậu xanh và gạo chín nhừ thì mẹ cho thịt lươn vào khuấy đều.
- Thêm gia vị cho vừa ăn, đun thêm cho đến khi thịt lươn mềm ra là được.
- Múc cháo ra bát rồi cho trẻ ăn khi còn ấm.
Món cháo lươn rau ngót
Nguyên liệu: Thịt lươn đã hấp chín và gỡ xương, gạo, rau ngót.
Cách làm như sau:
- Gạo đem đi vo sạch, cho vào nồi với lượng nước nhiều hơn để nấu cháo.
- Rau ngót tuốt lá, bỏ cành, rửa thật sạch. Sau đó cho rau vào máy xay để xay nhuyễn.
- Khi cháo đã chín nhừ, cho thêm rau ngót và thịt lươn vào khuấy đều và nêm nếm cho vừa miệng.
- Múc ra bát cho bé ăn ngay khi còn ấm.
Món cháo lươn khoai môn
Nguyên liệu: Thịt lươn đã hấp chín và gỡ xương, gạo, khoai môn.
Cách làm như sau:
- Khoai môn gọt vỏ, rửa sạch rồi thái nhỏ vừa ăn.
- Gạo vo sạch, cho vào nồi với lượng nước để nấu cháo. Các mẹ cho luôn khoai môn vào ninh cùng cho nhừ.
- Khi cháo và khoai đã chín nhừ, mẹ cho thêm thịt lươn vào khuấy đều, nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn.
- Múc ra bát và cho bé thưởng thức ngay.
Món cháo lươn nấm rơm
Xem thêm : Những cách giúp bạn vượt qua một cuộc chia tay
Nguyên liệu: Thịt lươn đã luộc chín và gỡ xương, gạo, nấm rơm, hành khô.
Cách làm như sau:
- Gạo vo sạch rồi cho vào nồi đem đi nấu cháo.
- Nấm rơm cắt bỏ gốc, ngâm với nước muối loãng để làm sạch.
- Thái nấm rơm thật mỏng hoặc băm nhỏ.
- Xào thơm hành khô, cho nấm vào xào qua. Cho thêm thịt lươn vào xào cùng.
- Khi cháo đã chín, mẹ cho hỗn hợp nấm thịt lươn vào khuấy đều.
- Sau đó nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn rồi múc ra bát cho bé.
Ngoài những món cháo lươn thơm ngon được kể tên ở trên, mẹ có thể kết hợp thêm với các loại rau khác như: cà rốt, mồng tơi, khoai tây, rau cải xanh, bí xanh, chùm ngây, rau rền đỏ, đậu hà lan,… để thay đổi thực đơn, giúp trẻ kích thích vị giác, ăn ngon miệng hơn.
☛ Tham khảo thêm: 10 thực đơn cho bé 2 tuổi biếng ăn
Những lưu ý khi nấu cháo lươn cho trẻ
Ngoài việc chế biến đúng cách để món lươn không bị tanh, thì các mẹ cũng cần phải chú ý đến một số điều dưới đây:
- Bé từ 6 tháng tuổi trở đi (thời kì ăn dặm) là có thể ăn được món lươn. Tuy nhiên các mẹ nên chế biến lươn thật nhỏ để trẻ dễ ăn hơn.
- Trong lươn có chứa nhiều đạm nên mẹ cần cho trẻ ăn theo chế độ phù hợp: 7-12 tháng tuổi ăn 2 bữa/ tuần (mỗi bữa 20g); 1 -3 tuổi ăn 1 bữa/ ngày (mỗi bữa 30g); bé từ 4 tuổi trở lên ăn 1 bữa/ ngày (mỗi bữa 50g).
- Khi cho trẻ ăn lươn, mẹ cần lọc kĩ xương để tránh trẻ bị hóc.
- Thịt lươn có tính hàn, các mẹ không nên nấu cháo lươn kết hợp với: rau chân vịt, tép, tôm, cua, thịt bò,… và các loại hoa quả như: chuối tiêu, dưa hấu, quả hồng, táo, nho,…
- Mẹ có thể cho thêm các loại dầu ăn dặm dinh dưỡng như: dầu oliu, dầu gấc, dầu mè, dầu cá hồi để bổ sung thêm nhiều dinh dưỡng cho trẻ.
Bên cạnh việc nấu những món ăn thơm ngon, đầy đủ dinh dưỡng thì với trẻ biếng ăn mẹ có thể tham khảo bổ sung Siro ăn ngon Norikid Plus giúp trẻ ăn ngon miệng, hấp thu tốt hơn.
Siro Norikid Plus là sản phẩm có chứa Aquamin F – chiết xuất từ tảo biển Nhật bản cung cấp các vi khoáng chất quý giá (30% Canxi và 2,2% Magie) cùng với các vitamin, khoáng chất giúp nuôi dưỡng và củng cố hệ miễn dịch.
Đặc biệt, Norikid Plus có công thức tối ưu cung cấp hệ vi chất dinh dưỡng gồm có Vitamin A, Vitamin K2, Vitamin D3, Canxi, Magie, Kẽm,… kết hợp với Lysine – một acid amin giúp kích thích vị giác, giúp bé ăn ngon miệng hơn, tăng cường hấp thu dinh dưỡng, từ đó nuôi dưỡng cơ thể phát triển khỏe mạnh!
Sản phẩm đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành tại Việt Nam, được FDA Hoa Kỳ chứng nhận an toàn tuyệt đối với trẻ nhỏ.
Bạn BẤM VÀO ĐÂY để đặt mua Norikid Plus chính hãng từ công ty
Lời kết
Trên đây là cách chế biến món lươn cho bé biếng ăn mà mẹ có thể áp dụng và bổ sung vào thực đơn hàng ngày. Nếu còn điều gì cần tư vấn thêm, mẹ hãy gọi điện cho hotline 0932.362.85 để được chuyên gia giải đáp.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp