Mục đích của lưu thông hàng hóa giản đơn không phả

Mục đích của lưu thông hàng hóa giản đơn không phải là giá trị thặng dư. ĐÚNG. Vì lưu thông hàng hoá giản đơn được biểu hiện bằng công thức H – T -H, do đó mục đích của lưu thông hàng hóa giản đơn không phải là giá trị thặng dư mà là giá trị sử dụng. Trong lưu thông, nếu hàng hóa được trao đổi không ngang giá (mua rẻ, bán đắt) thì cũng không tạo ra giá trị và giá trị thặng dư. ĐÚNG. Vì trong lưu thông, khi hàng hoá được trao đổi không ngang giá thì nó chỉ làm thay đổi giá trị của các bên trao đổi, còn tổng số giá trị thì không thay đổi. Hàng hóa sức lao động có đặc điểm là khi sử dụng nó tạo ra giá trị mới ngang bằng với giá trị hàng hóa. SAI. Vì giá trị mới do sức lao động tạo ra = v + m, còn giá trị hàng hoá = c + v + m nên giá trị mới nhỏ hơn giá trị hàng hoá chứ không phải ngang bằng với giá trị hàng hoá. Tư bản bất biến và tư bản khả biến có vai trò khác nhau trong quá trình tạo ra giá trị thặng dư. ĐÚNG. Vì tư bản bất biến là điều kiện của quá trình sản xuất, tư bản khả biến là nguồn gốc trực tiếp của giá trị thặng dư. Trong quá trình sản xuất TBCN, người lao động sẽ tạo ra giá trị hàng hóa bao gồm cả giá trị cũ và giá trị mới. SAI. Người lao động chỉ tạo ra giá trị mới: v + m, còn giá trị cũ là c là giá trị được chuyển dịch ra sản phẩm chứ không phải là giá trị tạo ra sản phẩm. Biểu hiện của tiền công là giá cả hay giá trị của lao động. ĐÚNG. Vì bản chất của tiền công là giá cả hay giá trị của sức lao động nhưng biểu hiện của tiền công là giá cả hay giá trị của lao động. Tỷ suất lợi nhuận tỷ lệ nghịch với tỷ suất giá trị thặng dư và tỷ lệ thuận với cấu tạo hữu cơ của tư bản. SAI. Tỷ suất lợi nhuận tỷ lệ thuận với tỷ suất giá trị thặng dư và tỷ lệ nghịch với cấu tạo hữu cơ của tư bản. Cổ phiếu và trái phiếu đều có được hoàn vốn và thu nhập của chúng đều phụ thuộc vào tình hình sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần. SAI. Vì cổ phiếu không được hoàn vốn và thu nhập phụ thuộc vào tình hình kinh doanh của công ty cổ phần, còn trái phiếu thì được hoàn vốn nhưng không phụ thuộc vào tình hình kinh doanh của công ty cổ phần Trong CNTB độc quyền, xuất khẩu tư bản là xuất khẩu hàng hóa của các tổ chức độc quyền ra thị trường thế giới. SAI. Trong CNTB độc quyền, xuất khẩu tư bản là xuất khẩu giá trị tư bản chứ không phải là xuất khẩu hàng hóa. Trong lưu thông, hàng hóa được trao đổi ngang giá hay không ngang giá đều không làm thay đổi tổng số giá trị của hàng hóa.

ĐÚNG. Vì trong lưu thông, nếu hàng hóa được trao đổi giá trị không ngang giá thì tổng giá trị của hàng hoá không đổi, còn nếu hàng hóa được trao đổi giá trị ngang giá thì tổng giá trị của hàng hoá không thay đổi. Trong CNTB, giá trị của hàng hóa luôn lớn hơn giá trị mới do lao động sống tạo ra. ĐÚNG. Vì giá trị của hàng hóa trong CNTB = c + v + m, giá trị mới do lao động sống tạo ra = v + m. Ta có: c + v + m > v + m nên giá trị của hàng hóa luôn lớn hơn giá trị mới do lao động sống tạo ra. Trong quá trình sản xuất giá trị thặng dư, thời gian lao động tất yếu luôn phải bằng thời gian lao động thặng dư. SAI. Vì thời gian lao động tất yếu có thể nhỏ hơn hoặc lớn hơn thời gian lao động thặng dư trong quá trình sản xuất giá trị thặng dư. Sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối và sản xuất giá trị thặng dư tương đối đều phải làm giảm giá trị sức lao động. SAI. Vì chỉ có phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối mới làm giảm giá trị thặng dư tất yếu, do đó mới làm giảm giá trị sức lao động. Hàng hóa sức lao động tồn tại trong mọi nền sản xuất xã hội. SAI. Sức lao động chỉ trở thành hàng hoá khi người lao động được tự do về thân thể và họ không có tư liệu sản xuất Trong quá trình vận động tuần hoàn, khi tư bản tồn tại dưới hình thức tư bản hàng hóa thì nó thực hiện chức năng mua các yếu tố sản xuất để chuẩn bị cho quá trình sản xuất giá trị thặng dư. SAI. Vì trong quá trình vận động tuần hoàn, khi tư bản tồn tại dưới hình thức tư bản hàng hóa thì chức năng của nó không phải là mua các yếu tố sản xuất để chuẩn bị cho quá trình sản xuất giá trị thặng dư mà là thực hiện giá trị của khối lượng hàng hóa đã sản xuất ra trong đó đã bao hàm một lượng giá trị thặng dư. Tư bản cho vay và tư bản ngân hàng đều vận động theo quy luật tỷ suất lợi tức. SAI. Vì tư bản cho vay thì vận động theo quy luật tỷ suất lợi tức, còn tư bản ngân hàng thì vận động theo quy luật tỷ suất lợi nhuận bình quân. Trong chủ nghĩa Tư Bản độc quyền, giá cả độc quyền bằng chi phí sản xuất Tư Bản Chủ Nghĩa cộng với lợi nhuận bình quân. SAI. Vì giá cả độc quyền bằng chi phí sản xuất Tư Bản Chủ Nghĩa cộng với lợi nhuận độc quyền. Sản xuất giá trị thặng dư tương đối và giá trị thặng dư siêu ngạch đều dựa trên tăng NSLĐ. ĐÚNG. Sản xuất giá trị thặng dư tương đối và sản xuất giá trị thặng dư siêu ngạch đều dựa trên tăng Năng suất lao động. Trong đó, giá trị thặng dư tương đối thì tăng năng suất lao động xã hội, còn giá trị thặng dư siêu ngạch thì tăng năng suất lao động cá biệt. Tích tụ tư bản là sự tăng lên về quy mô của tư bản cá biệt bằng cách sát nhập lại các tư bản cá biệt lại với nhau.

Thời gian chu chuyển của tư bản càng ngắn thì tổng giá trị thặng dư thu được càng nhiều. ĐÚNG. Vì thời gian trung chuyển ảnh hưởng tốc độc trung chuyển, tốc độ trung chuyển càng nhanh thì tổng giá trị thặng dư thu được càng nhiều. Tốc độ chu chuyển của tư bản tỷ lệ nghịch với thời gian chu chuyển. ĐÚNG. Ta có công thức: n = CH / ch. Như vậy, tốc độ chu chuyển của tư bản tỉ lệ nghịch với thời gian chu chuyển của tư bản. Muốn tăng tốc độ chu chuyển của tư bản phải giảm thời gian sản xuất và thời gian lưu thông của nó. Tất cả các bộ phận của tư bản bất biến đều là tư bản cố định. SAI. Vì tư bản bất biến bao gồm c = c1 + c2. Trong đó c1 là tư bản cố định, còn c2 là tư bản lưu động. Do đó, chỉ có c1 là tư bản cố định. Tư bản cố định là tư bản được cố định cả về hiện vật và giá trị trong quá trình sử dụng. SAI. Vì tư bản được cố định chỉ cố định về mặt hiện vật còn giá trị của nó vẫn tham gia vào lưu thông. Tư bản tiền tệ và tư bản hàng hóa không thể phân chia thành tư bản cố định và tư bản lưu động. ĐÚNG. Vì sự phân chia Tư bản cố định và tư bản lưu động chỉ phân chia thành tư bản sản xuất. Trong quá trình vận động tuần hoàn, khi tư bản tồn tại dưới hình thức tư bản tiền tệ thì nó thực hiện chức năng sản xuất ra giá trị thặng dư. SAI. Trong quá trình vận động tuần hoàn, khi tư bản tồn tại dưới hình thức tư bản tiền tệ thì nó thực hiện chức năng mua các yếu tố cho quá trình sản xuất. Tích tụ tư bản và tập trung tư bản đều làm tăng tổng tư bản xã hội. SAI. Chỉ có tích tụ tư bản mới làm tăng tổng tư bản xã hội. Tập trung tư bản chỉ làm tăng Tư bản cá biệt, còn tổng tư bản xã hội không đổi. Chi phí sản xuất TBCN là những chi phí về lao động để sản xuất ra hàng hóa. SAI. Chi phí sản xuất Tư bản chủ nghĩa không phải do phí về lao động mà nó là chi phí về tư bản mà nhà tư bản bỏ ra để sản xuất hàng hóa. Trong CNTB độc quyền, sự hình thành giá cả độc quyền làm cho quy luật giá trị không còn hoạt động nữa. SAI. Vì quy luật giá trị vẫn hoạt động và biểu hiện của nó là quy luật giá cả độc quyền. Khi tư bản tồn tại dưới hình thái tư bản tiền tệ, người ta có thể phân chia nó thành tư bản cố định và tư bản lưu động. SAI. Vì chỉ có tư bản sản xuất mới phân chia thành Tư bản cố định và Tư bản lưu động.

Tư bản sản xuất chỉ gồm tư bản tồn tại dưới hình thức Tư liệu sản xuất. SAI. Vì Tư bản sản xuất bao gồm cả tư bản cố định và tư bản lưu động, mà tư bản lưu động gồm c2 + v. Vì vậy, Tư bản sản xuất không chỉ bao gồm Tư liệu sản xuất mà còn bao gồm giá trị sức lao động. Tất cả các bộ phận của tư bản bất biến đều có phương thức chuyển dịch giá trị vào sản phẩm giống nhau. SAI. Vì tư bản bất biến = c1 + c2, trong đó c1 là giá trị cố định chuyển dần giá trị vào sản phẩm, còn c2 chuyển hết giá trị vào sản phẩm. Chi phí sản xuất TBCN không phải là chi phí lao động mà xã hội bỏ ra để sản xuất hàng hóa. ĐÚNG. Vì chi phí sản xuất Tư bản chủ nghĩa là chi phí của tư bản. Với giả định tư bản cố định chuyển hết giá trị vào sản phẩm trong năm thì chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa của năm đó sẽ bằng với tư bản ứng trước. ĐÚNG. Vì tư bản ứng trước = c1 + c2 + v, còn k = khấu hao c1+ c2 + v, nếu Tư bản cố định c1 chuyển hóa thành c1 = khấu hao. Về mặt lượng, chi phí thực tế để sản xuất hàng hóa luôn lớn hơn chi phí sản xuất TBCN. ĐÚNG. Vì chi phí thực tế để sản xuất hàng hóa: w = c + v + m, chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa: k = c + v nên chi phí thực tế để sản xuất hàng hóa luôn lớn hơn chi phí sản xuất TBCN. Tỷ suất lợi nhuận tỷ lệ thuận với tỷ suất giá trị thặng dư và tỷ lệ nghịch với cấu tạo hữu cơ của tư bản. ĐÚNG. Vì ta có công thức: p’ x 100% Kết quả của cạnh tranh giữa các ngành là sự hình thành giá trị thị trường của hàng hóa. SAI. Kết quả của cạnh tranh giữa các ngành là sự hình thành lợi nhuận siêu ngạch. Trong CNTB tự do cạnh tranh, khi tỷ suất lợi nhuận bình quân hình thành thì giá trị hàng hóa sẽ chuyển hóa thành giá cả sản xuất, do đó quy luật giá trị không còn hoạt động nữa. SAI. Vì quy luật giá trị vẫn hoạt động mà biểu hiện của quy luật đó là biểu hiện quy luật giá cả sản xuất. Lợi nhuận của nhà tư bản thương nghiệp là giá trị thặng dư được tạo ra trong lưu thông nhờ mua rẻ, bán đắt. SAI. Vì lợi nhuận của tư bản thương nghiệp là giá trị thặng dư được tạo ra trong tư bản sản xuất và được tư bản công nghiệp nhường lại cho tư bản thương nghiệp. Tư bản cho vay là tư bản mà quyền sở hữu và quyền sử dụng tư bản thống nhất trong một chủ thể. SAI. Tư bản cho vay là tư bản mà quyền sở hữu tách rời quyền sử dụng tư bản.