Có rất nhiều trường hợp muốn xin lý lịch tư pháp nhưng do điều kiện, hoàn cảnh mà họ không thể thực hiện thủ tục này. Hiện nay, pháp luật cho phép một số giấy tờ cá nhân có thể ủy quyền cho người khác làm hộ. Vậy lý lịch tư pháp có làm hộ được không? Để có câu trả lời, bạn vui lòng tham khảo bài viết sau của Công ty Luật Thái An
I. Cơ sở pháp lý quy định việc “Lý lịch tư pháp có làm hộ được không ?”
Cơ sở pháp lý quy định việc lý lịch tư pháp có làm hộ được không là Luật Lý lịch tư pháp 2009.
Bạn đang xem: Lý lịch tư pháp có làm hộ được không ?
Trên cơ sở nghiên cứu và phân tích các quy định của pháp luật, chúng tôi xin trả lời câu hỏi “lý lịch tư pháp có làm hộ được không?”. Hiện nay, pháp luật cho phép làm hộ lý lý lịch tư pháp chỉ cần tuân thủ đầy đủ các điều kiện, hồ sơ, thủ tục là đã làm hộ lý lịch tư pháp cho người đó. Đối tượng được phép làm hộ lý lịch tư pháp được quy định rất rộng là người khác và người thân của người được cấp lý lịch tư pháp. Chúng tôi xin đưa ra tư vấn cụ thể như sau:
===>>> Xem thêm: Nội dung phiếu lý lịch tư pháp
II. Lý lịch tư pháp có làm hộ được không ?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 45 Luật Lý lịch tư pháp:
“Cá nhân có thể ủy quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp. Việc ủy quyền phải được lập thành văn bản theo quy định của pháp luật; trường hợp người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì không cần văn bản ủy quyền.”
Như theo quy định trên thì pháp luật cho phép cá nhân được nhờ người khác làm hộ lý lịch tư pháp thông qua văn bản ủy quyền. Tuy nhiên, người làm hộ cần văn bản ủy quyền nếu không phải là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người được cấp lý lịch tư pháp. Còn nếu là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người được cấp lý lịch tư pháp thì không bắt buộc có văn bản ủy quyền nhưng phải có giấy tờ tài liệu chứng minh quan hệ như sổ hộ khẩu, giấy đăng ký kết hôn, giấy khai sinh…
Xem thêm : 1 cây kẹo mút Chupa Chups bao nhiêu calo? Có giúp giảm cân không?
===>>> Xem thêm: Những trường hợp không được cấp lý lịch tư pháp
Lưu ý: Hiện nay, pháp luật chỉ cho phép làm hộ Phiếu lý lịch tư pháp số 1 còn cá nhân yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 thì không được ủy quyền cho người khác làm thủ tục cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
III. Thủ tục xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp bằng hình thức ủy quyền (làm hộ lý lịch tư pháp)
Nhìn chung, các thủ tục xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp khi ủy quyền không có nhiều điểm khác biệt với trường hợp thông thường. Cụ thể như sau:
===>>> Xem thêm: Thủ tục làm lý lịch tư pháp theo quy định của pháp luật
- Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
- Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp theo mẫu quy định;
- Bản sao một trong các loại giấy tờ: Giấy chứng minh nhân dân/hộ chiếu của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp;
- Bản sao một trong các loại giấy tờ sổ hộ khẩu/sổ tạm trú/ giấy chứng nhận thường trú hoặc tạm trú của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
- Bản sao một trong các loại giấy tờ: Chứng minh nhân dân/ hộ chiếu của người được ủy quyền;
- Văn bản ủy quyền được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam đối với trường hợp người được ủy quyền không phải là cha/mẹ/vợ/ chồng/con của người ủy quyền hoặc giấy tờ chứng minh là cha/mẹ/vợ/ chồng/con của người ủy quyền.
===>>> Xem thêm: Dịch vụ lý lịch tư pháp cho người nước ngoài
- Bước 2: Nộp hồ sơ
Khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ như trên thì bạn đến cơ quan cấp lý lịch tư pháp để nộp. Bạn cần lưu ý xem mình là trường hợp nào để nộp hồ sơ đến đúng cơ quan đó, tránh việc bị từ chối cấp lý lịch tư pháp.
Trung thâm lý lịch tư pháp quốc gia sẽ có thẩm quyền cấp phiếu lý lịch tư pháp đối với “công dân Việt Nam mà không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú; người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam”. Sở Tư pháp có thẩm quyền cấp phiếu lý lịch tư pháp đối với “công dân Việt Nam thường trú hoặc tạm trú ở trong nước và công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài; người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam”.
===>>> Xem thêm:
- Làm lý lịch tư pháp ở tỉnh khác có được không?
- Lý lịch tư pháp làm ở xã được không ?
Xem thêm : Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế HNO3 từ?
Khi nộp hồ sơ, bạ cần đóng phí đầy đủ và nhận được phiếu hẹn kết quả. Thông thường lệ phí là 200.000 đồng/phiếu. Phí làm lý lịch tư pháp cho sinh viên, người có công với cách mạng, thân nhân liệt sỹ (gồm cha đẻ, mẹ đẻ, vợ (hoặc chồng), con (con đẻ, con nuôi), người có công nuôi dưỡng liệt sỹ): 100.000 đồng/người;
Ngoài ra, trường hợp người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp đề nghị cấp trên 02 Phiếu lý lịch tư pháp trong một lần yêu cầu, thì kể từ Phiếu thứ 3 trở đi tổ chức thu phí được thu thêm 5.000 đồng/Phiếu để bù đắp chi phí cần thiết cho việc in mẫu Phiếu lý lịch tư pháp.
===>>> Xem thêm: Lệ phí làm lý lịch tư pháp
Những trường hợp sau đây được miễn lệ phí cấp phiếu lý lịch tư pháp:
- Người cao tuổi theo quy định của Luật người cao tuổi;
- Người khuyết tật theo quy định của Luật người khuyết tật;
- Người thuộc hộ nghèo theo quy định của pháp luật;
- Người cư trú tại xã đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật.
- Bước 3: Nhận kết quả
Theo như phiếu hẹn, đến ngày hẹn bạn đến cơ quan cấp lý lịch tư pháp để nhận kết quả và kiểm tra lại toàn bộ thông tin tránh sai sót.
Ngoài cách làm lý lịch tư pháp trực tiếp nêu trên thì bạn có thể làm lí lịch tư pháp online.
===>>> Xem thêm: Cách làm lý lịch tư pháp online
Trên đây là tư vấn của Luật Thái An về việc “lý lịch tư pháp có làm hộ được không”? Nếu bạn cần được tư vấn chi tiết và được giải đáp các thắc mắc trong từng trường hợp cụ thể, hãy gọi Tổng đài tư vấn pháp luật của Công ty Luật Thái An – luật sư sẽ giải thích cặn kẽ những gì chưa thể hiện được hết trong bài viết này.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp