Ngày ông Công ông Táo năm 2024 vào thứ 6 ngày 2/2/2024 (dương lịch). Vào ngày này, mỗi gia đình thường chuẩn bị lễ vật và mâm cúng để tiễn Táo quân. Vậy mâm cúng ông Công ông Táo gồm những gì và đặt ở đâu thì hợp lý? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Mâm cúng ông Công ông Táo gồm những gì?
Mâm cúng ông Công ông Táo không cần cầu kỳ nhưng lại cần sự trang trọng, chu đáo, thể hiện được tấm lòng thành của gia chủ trước bàn thờ vị thần cai quản đất đai và vị thần cai quản bếp núc. Tuy nhiên, tùy thuộc vào điều kiện và gia cảnh mỗi gia đình có thể chuẩn bị lễ cúng ông Công ông Táo để phù hợp với nhu cầu.
Bạn đang xem: Mâm cúng ông Công ông Táo 2024 gồm những gì, nên đặt ở đâu cho đúng?
Mâm cúng ông Công ông Táo đơn giản
Tùy theo từng gia cảnh, ngoài các lễ vật chính kể trên, người ta làm lễ mặn hay lễ chay để tiễn ông Táo Quân. Mâm cúng ông Táo cơ bản, truyền thống bao gồm:
- 1 đĩa gạo, 1 đĩa muối
- 3 chén rượu
- 1 con gà trống luộc được tỉa ớt hoặc hoa hồng (có thể thay thế bằng thịt heo luộc hoặc vịt quay)
- 1 bát canh mọc hoặc canh măng
- 1 đĩa rau xào
- 1 đĩa giò, chả rán hoặc thịt đông
- 1 đĩa xôi gấc
- 1 đĩa chè kho
- Cá lóc nướng (thường có ở miền Nam)
- Trái cây tươi, trà, rượu, cau trầu, hoa cúc, hoa đào,…
Lễ vật cúng ông Công ông Táo
– Mũ ông Công ba cỗ hay ba chiếc: Hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà. Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có cánh chuồn. Nhiều người chỉ cúng một cỗ mũ ông Công (có hai cánh chuồn) để tượng trưng.
– Cá chép: Tượng trưng cho phương tiện di chuyển của ông Công, ông Táo. Bạn có thể sử dụng cá chép giấy hoặc cá chép thật đều được. Thường ở miền Bắc người ta còn cúng cá chép sống thả trong chậu nước ngụ ý “cá chép hóa rồng” nhưng tại Nam Bộ thường dùng cá chép giấy nhiều hơn.
– Tiền vàng; 1 chiếc áo; 1 đôi hia bằng giấy.
Màu sắc của mũ, áo và hia cúng ông Táo cũng thay đổi theo từng năm phụ thuộc vào ngũ hành như sau:
Xem thêm : Các kí hiệu trên đồng hồ xe Vario
– Năm hành kim sẽ cúng mũ, áo và hia màu vàng.
– Năm hành mộc sẽ cúng mũ, áo và hia màu trắng.
– Năm hành thủy sẽ cúng mũ, áo và hia màu xanh.
– Năm hành hỏa sẽ cúng mũ, áo và hia màu đỏ.
– Năm hành thổ sẽ cúng mũ, áo và hia màu đen.
Ngày nay, mâm cỗ cúng ông Táo được đơn giản khá nhiều, không bắt buộc phải đầy đủ tất cả các món như mâm cỗ truyền thống, chủ yếu phụ thuộc vào văn hóa vùng miền, hoàn cảnh, điều kiện kinh tế, khẩu vị của mỗi gia đình. Nếu gia đình nào không có điều kiện chỉ cần làm mâm cúng đơn giản với 3 món là đã được. Đặc biệt, mâm cúng ông Táo ở ba miền đều có đặc trưng riêng.
Nên đặt mâm cơm cúng ông Công ông Táo ở đâu?
Có nhiều người quan niệm rằng, Táo Quân là thần Bếp núc. Vì thế, mâm lễ cúng ông Công ông Táo nên tiến hành ở khu vực bếp. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu, đây là cách hiểu đúng nhưng chưa đủ.
Xem thêm : CÓ NÊN SỬ DỤNG…
Táo Quân là cách nói tắt bởi lễ cúng Táo Quân được xem là lễ cúng chung 3 vị bao gồm Thần Đất, Thần Nhà và Thần Bếp. Dân gian thường gọi chung là thần linh, thổ địa, được thờ trên bàn thờ.
Theo tích của Việt Nam, Thổ Công chính là Phạm Lang trông coi việc bếp núc, còn được gọi là Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân. Trọng Cao làm Thổ Địa, trông coi việc nhà cửa, còn được gọi là Thổ Địa Long Mạch Tôn Thần.
Thổ Kỳ chính là Thị Nhi, trông coi việc chợ búa, còn được gọi là Ngũ Phương Ngũ Thổ Phúc Đức Chánh Thần. Ba vị Thần Táo là người định đoạt phước đức cho gia đình.
Trước đây, nhiều gia đình đặt bàn thờ nhỏ trong bếp, trên bàn thờ có bài vị thờ bằng chữ Hán. Vào ngày 23 tháng Chạp sẽ cúng một mâm cỗ ở bàn thờ này và một mâm cỗ trên bàn thờ.
Tuy nhiên, khi việc thờ cúng ngày nay được đơn giản hóa, chỉ dùng một bàn thờ chung cho cả nhà, lễ cúng 3 vị thần sẽ được tiến hành trang trọng nhất chính là khu vực ban thờ.
Theo nhiều chuyên gia phong thủy chia sẻ, trong lễ cúng ông Công ông Táo, nếu nhà bạn có ban thờ Táo quân (thường đặt gần bếp) thì thắp hương ở ban thờ này.
Nếu không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp vì từ xưa đến nay, ban thờ luôn được coi là nơi linh thiêng để thể hiện lòng thành kính của con cháu với những người đã khuất.
Do vậy, bếp không nên thực hiện lễ cúng vì không được xem là nơi trang trọng. Hơn nữa, khu vực bếp là nơi nấu nướng hàng ngày, nơi chế biến thực phẩm. Nếu cúng ở khu vực này sẽ được coi là thiếu trang trọng. Chưa kể nhiều gia đình, khu vực bếp khá chật chội và lộn xộn, việc cúng bái sẽ khó khăn.
(*) Thông tin bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp