Ở miền Trung rất trọng các nghi lễ, đặc biệt là lễ tất niên vào ngày cuối năm. Vào dịp này, các gia đình ở miền Trung thường tổ chức mâm cúng để tôn vinh ông bà tổ tiên cũng như cầu mong một năm mới may mắn. Vậy chuẩn bị mâm cúng tất niên miền Trung như thế nào đúng cách? Dưới đây Đồ Cúng Việt Đà Nẵng sẽ hướng dẫn bạn.
- Thuật ngữ pháp lý | Từ điển Luật học | Dictionary of Law
- Trẻ sốt phát ban có phải kiêng gió nước không?
- Sinh năm 1968 Mậu Thân năm 2023 bao nhiêu tuổi? Các thông tin người sinh năm Mậu Thân
- Gãy tay kiêng ăn gì? Lời khuyên cho mẹ đang chăm sóc trẻ bị gãy xương tay
- Công tố viên là gì? Việt Nam có công tố viên không?
Mâm cúng tất niên miền Trung gồm những gì?
Mâm cúng tất niên là một trong những mâm cúng quan trọng mà nhiều gia đình chuẩn bị vào dịp cuối năm. Nó không chỉ có ý nghĩa gửi tấm lòng tri ân thành kính đến ông bà tổ tiên mà còn mang ý nghĩa để cả gia đình sum vầy, cầu mong một năm mới bình an, may mắn.
Bạn đang xem: Mâm cúng tất niên miền Trung gồm những gì? Cách cúng chuẩn truyền thống
Trong mâm cúng tất niên miền Trung sẽ bao gồm phần mâm cỗ, mâm ngũ quả và cả giấy tiền vàng mã.
Mâm cỗ cúng tất niên miền Trung
Mâm cỗ cúng tất niên ở miền Trung có thể là mâm chay hoặc mâm mặn tùy vào từng gia đình. Dù chuẩn bị mâm cúng theo kiểu chay hay mặn thì các món ăn được cúng đều phải được chuẩn bị chu đáo, chế biến tươm tất, bày biện đẹp mắt và trang trọng.
Gợi ý những món mặn có trong mâm cỗ cúng tất niên miền Trung:
- Bánh chưng
- Bánh tét
- Gà trộn rau răm
- Thịt heo luộc
- Bánh mật
- Bánh phồng tôm
- Miến Huế
- Chả Huế
- Thịt đông
- Dưa món
- Canh măng khô
- Cá chiên
- …
Lưu ý: Vị trí đặt mâm cỗ mặn tất niên ở miền Trung phải đặt ở bàn thờ phụ hoặc là bàn thờ nhỏ thấp hơn bàn thờ chính.
Mâm ngũ quả miền Trung
Từ tính cách đơn giản, thẳng thắn, người miền Trung khi chuẩn bị mâm ngũ quả cũng không quá câu nệ. Quan điểm của họ đa phần chú trọng việc thành tâm dâng đến ông bà, tổ tiên.
Cách bày trí mâm ngũ quả tất niên ở miền Trung chỉ cần vừa mắt là được. Những quả có kích thước lớn hơn thì thường được đặt ở phía dưới, những quả nhỏ thì bày trí ở trên.
Một số loại quả trong mâm ngũ quả ở miền Trung:
- Quả thanh long: Ý nghĩa phát tài, phát lộc.
- Quả đu đủ: Ý nghĩa cho sự thịnh vượng, đủ đầy.
- Quả dưa hấu: Ý nghĩa của sự may mắn, ngọt nào.
- Quả lê: Ý nghĩa của sự may mắn, thuận lợi và suôn sẻ.
Giấy tiền vàng mã
Giấy tiền vàng mã được chuẩn bị riêng cho cúng gia tiên, cúng thần linh và cúng chúng sinh. Tùy vào điều kiện mà mỗi gia đình sẽ chuẩn bị ít hay nhiều giấy tiền vàng mã.
Nghi lễ cúng tất niên ở miền Trung
Xem thêm : Herokid Gold
Nghi lễ cúng tất niên miền Trung được thực hiện theo các bước:
- Lau dọn, trang hoàng bày biện bàn thờ.
- Đặt hoa tươi, hương, đèn lên bàn thờ.
- Dọn dẹp nhà cửa, trang trí hoa, quất,…
- Chuẩn bị mâm cỗ.
- …
Bài cúng tất niên miền Trung
Dưới đây là nội dung bài cúng tất niên miền Trung phổ biến nhất!
“Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.
Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ, chư vị Tôn thần.
Con kính lạy ngài Kim niên Đương cai Thái Tuế chí đức tôn thần.
Con kính lạy các ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương.
Con kính lạy ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa tôn thần.
Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ Thổ, Long mạch, Tài thần, Bản gia Táo quân, cùng tất cả các vị thần linh cai quản trong xứ này.
Con kính lạy chư gia Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Tiên linh nội ngoại họ …
Hôm nay là ngày … tháng Chạp năm …
Xem thêm : Hạt sầu riêng có tác dụng gì? Ăn hạt sầu riêng có mập không?
Tín chủ (chúng) con là: …
Ngụ tại…
Trước án kính cẩn thưa trình: Đông tàn sắp hết, năm kiệt tháng cùng, xuân tiết gần kề, minh niên sắp tới.
Chúng con cùng toàn thể gia quyến sắm sanh phẩm vật hương hoa, cơm canh thịnh soạn, sửa lễ tất niên, dâng cúng Thiên Địa tôn thần, phụng hiến Tổ tiên, truy niệm chư linh.
Theo như thường lệ tuế trừ cáo tế, cúi xin chư vị tôn thần, liệt vị gia tiên, bản xứ tiền hậu chư vị hương linh giáng lâm án toạ, phủ thùy chứng giám, thụ hưởng lễ vật, phù hộ toàn gia lớn bé trẻ già bình an thịnh vượng, bách sự như ý, vạn sự tốt lành, luôn luôn mạnh khoẻ, gia đình hoà thuận.
Thành tâm bái thỉnh, cúi xin chư vị tôn thần và gia tiên nội ngoại chứng giám phù hộ độ trì.
Nam Mô A-di-đà Phật (3 lần, 3 lạy).”
Trường hợp bạn không thể tự tay chuẩn bị mâm cúng tất niên cho gia đình mình. Đồ Cúng Việt Đà Nẵng là một đơn vị chuyên mâm cúng tất niên ở miền Trung. Với kinh nghiệm dày dặn cùng sự tận tâm, bạn sẽ thấy hài lòng khi lựa chọn dịch vụ của Đồ Cúng Việt Đà Nẵng.
Mâm cúng tất niên miền Trung mang đậm nét đặc trưng riêng. Ở mâm cúng này không đơn thuần là những món ăn ngon lành mà còn chứa đựng nhiều giá trị cũng như ý nghĩa về mặt tâm linh. Đồ Cúng Việt Đà Nẵng hy vọng rằng bạn sẽ có những khoảng thời gian ý nghĩa bên gia đình của mình bên mâm cúng tất niên cuối năm.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp