Mâm ngũ quả trong ngày Tết cổ truyền là rất quan trọng để nói lên sự sung túc và mong muốn đầy đủ trong năm mới. Dưới đây là cách bày mâm ngũ quả cúng gia tiên ngày Tết theo phong tục của người Miền Trung.
Mâm ngũ quả ngày tết của người miền Trung được bày trí thế nào?
Bạn đang xem: Mâm ngũ quả ngày tết ở miền Trung và ý nghĩa của từng loại quả
Mâm ngũ quả là mâm quả gồm 5 loại khác nhau, mỗi loại tượng trưng cho một ước nguyện của gia chủ, thông qua tên gọi và màu sắc. Ngoài ra, “ngũ” còn thể hiện ước muốn của người Việt đạt được ngũ phúc lâm môn: Phúc, quý, thọ, khang, ninh.
Tùy theo từng vùng miền với đặc trưng về khí hậu, sản vật và quan niệm riêng mà người ta chọn các loại quả khác nhau để bày mâm ngũ quả.
Ý nghĩa của một vài loại quả thường được bày trên mâm ngũ quả miền Trung
Mỗi loại quả đều có mùi vị, màu sắc riêng và cũng mang những ý nghĩa nhất định.
Lê (hay mật phụ), ngọt thanh ngụ ý việc gì cũng trơn tru, suôn sẻ.
Lựu, nhiều hạt, tượng trưng cho con đàn cháu đống.
Đào thể hiện sự thăng tiến.
Mai, do điển phiếu mai, con gái phải có chồng, hạnh phúc, không cô đơn.
Xem thêm : Phó Bí thư Đoàn xã có được hưởng phụ cấp không?
Phật thủ giống như bàn tay của Phật, chở che cho con người.
Táo (loại trái to màu đỏ tươi) có nghĩa là phú quý.
Hồng, quýt rực lên màu sắc mạnh mẽ, tượng trưng cho sự thành đạt.
Thanh long – ý rồng mây gặp hội.
Mâm ngũ quả là một phần không thể thiếu trong ngày tết cổ truyền của người Việt Nam. Trước là thờ cúng tổ tiên, sau là ước mong năm mới được an khang, thịnh vượng hơn năm trước. Mỗi loại quả khi bày trên bàn thờ đều có ý nghĩa riêng, để gửi gắm ước nguyện, cầu mong của mình trong năm mới.
Dù là loại quả gì, mâm ngũ quả vẫn mang một ý nghĩa chung: Dâng cúng tổ tiên thể hiện lòng hiếu thảo và ước mong những điều tốt lành trong gia sự của người miền trung còn nhiều khó khăn.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp