Bà bầu ăn khổ qua được không, có gây sảy thai không?

Bà bầu ăn khổ qua được không? Trên thực tế, bổ sung rau củ quả trong chế độ ăn thai sản cung cấp cho mẹ rất nhiều lợi ích sức khỏe to lớn. Tuy nhiên, không phải bất kỳ loại rau củ quả nào cũng an toàn để mẹ tiêu thụ trong thai kỳ. Cụ thể, để trả lời câu hỏi có bầu ăn khổ qua được không, mẹ nên tham khảo tư vấn từ các chuyên gia dinh dưỡng. Dưới đây là lời khuyên từ ThS.BS Nguyễn Anh Duy Tùng – Bác sĩ tại Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome, sẽ giúp mẹ giải đáp thắc mắc bà bầu có ăn được mướp đắng không.

Khổ qua (bitter melon), hay còn gọi là mướp đắng, là một loại quả thuộc họ Bầu bí. Trong ẩm thực Việt Nam, khổ qua là một nguyên liệu phổ biến và đa dạng trong nhiều món ăn truyền thống và hiện đại. Với vị đắng đặc trưng, khổ qua thường được sử dụng như một thành phần chính hoặc phụ để tạo ra món ăn độc đáo và hấp dẫn như: canh khổ qua, khổ qua xào trứng, khổ qua nhồi thịt sốt cà, khổ qua kho thịt, khổ qua nhồi đậu hũ kho chay, gỏi khổ qua chà bông, mứt khổ qua, lẩu khổ qua, v.v…

Thành phần dinh dưỡng của khổ qua (mướp đắng)

Trước khi trả lời câu hỏi bà bầu ăn khổ qua được không, mẹ cần nắm rõ thành phần các chất dinh dưỡng có trong loại quả này. Theo chuyên trang phân tích thành phần thực phẩm Nutrition Value, hàm lượng dinh dưỡng của khổ qua có những điểm nổi bật sau:

  • Chất đường bột và chất xơ: 100 g mướp đắng chứa 3.7 g chất đường bột và 2.8 g chất xơ. Đây là những là những dưỡng chất thiết yếu để mẹ duy trì trạng thái khỏe mạnh xuyên suốt thai kỳ.
  • Vitamin: Mướp đắng là nguồn cung cấp dồi dào các loại vitamin, bao gồm vitamin A (417 IU / 100 g ), vitamin B6 (98 mcg / 100 g), vitamin B9/ folate (72 mcg / 100 g). vitamin C (84 mcg / 100 g), vitamin K 1.685 mg / 100 g). Những dưỡng chất này đều có công dụng hỗ trợ sự phát triển toàn diện ở trẻ và tăng sức đề kháng của mẹ.
  • Khoáng chất: 100 g mướp đắng chứa 9 mg canxi, 0.359 mg sắt, 31 mg photpho, 0.168 mg kẽm, 20.2 mg magie,… Đây là những khoáng chất không thể thiếu cho sự phát triển thể chất và trí não của trẻ, đồng thời có tác dụng bảo vệ mẹ khỏi tình trạng thiếu hụt khoáng chất xuyên suốt thai kỳ.

Cụ thể, thành phần dưỡng chất trong 100 g khổ qua bao gồm:

Theo thống kê trên và những phân tích của chuyên trang Nutrition Value:

  • Khổ qua chứa nhiều chất xơ và ít calo: Do đó, khổ qua có công dụng giúp mẹ kiểm soát được cân nặng và tránh tình trạng táo bón, rối loạn tiêu hoá trong thai kỳ;
  • Khổ qua rất giàu vitamin C, A và folate: Vitamin C giúp bảo vệ các tế bào khỏi tổn thương và tăng cường hấp thụ sắt cho mẹ bầu. Trong khi đó, vitamin A giúp phát triển hình thái, chức năng của mắt của thai nhi. Folate lại bảo vệ trẻ khỏi các dị tật bẩm sinh liên quan tới não;
  • Khổ qua chứa đa dạng khoáng chất: Gồm các chất điện giải và khoáng chất thiếu yếu như kali, canxi, đồng, sắt, kẽm, magiê với hàm lượng tương đối cao, chiếm 4 – 7% nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị.

Bà bầu ăn khổ qua được không?

Trong thai kỳ, bà bầu ĐƯỢC ăn khổ qua với điều kiện mẹ phải ăn chúng đúng thời điểm (sau 3 tháng đầu), ăn đúng liều lượng (tối đa 2 quả / tuần) và ăn đúng cách (loại bỏ phần hạt). Nếu tiêu thụ khổ qua sai cách, mẹ và bé có thể đối mặt với nhiều biến chứng thai kỳ nguy hiểm, bao gồm cả sảy thai vì những độc tố từ khổ qua đem lại (nhất là trong phần hạt).

Bà bầu ăn khổ qua có thể gặp nguy hiểm gì?

Những nguy cơ tiềm tàng khi bà bầu ăn khổ qua không đúng cách bao gồm ngộ độc, sảy thai, sinh non, khó tiêu, tiêu chảy,.. Cụ thể:

1. Ăn nhiều khổ qua có thể gây ngộ độc

Mướp đắng sở hữu hàm lượng lớn các hợp chất kiềm (có độ pH cao) như: quinine, saponic glycosides và morodicine. Những hợp chất này chứa nhiều trong phần mủ (nhựa) của trái khổ qua, có khả năng kích thích niêm mạc dạ dày, gây nên các triệu chứng ngộ độc thực phẩm, bao gồm: đau dạ dày, buồn nôn, mờ mắt, nôn mửa, đỏ mặt, tiêu chảy,… thậm chí dẫn đến sảy thai và lưu thai.

Vậy trong 3 tháng đầu, mẹ bầu ăn khổ qua được không? Câu trả lời là KHÔNG vì lúc này, thai nhi còn quá nhỏ (nặng không đến 15g) nên chưa đủ sức chống chọi với bất kỳ tác nhân gây rủi ro nào đến từ thực phẩm.

2. Gây ra các vấn đề liên quan đến dạ dày

Theo nghiên cứu, hoạt chất tạo vị đắng chủ đạo cho trái khổ qua (cucurbitacins) có khả năng gây ra các hiện tượng rối loạn tiêu hóa như: đau bụng, khó chịu, buồn nôn, hạ huyết áp, từ đó dẫn tới tiêu chảy và xuất huyết tiêu hóa. Bên cạnh đó, khổ qua còn chứa hàm lượng lớn axit oxalic – một hợp chất gây cản trở hấp thụ các khoáng chất như sắt và canxi. Do đó, nếu tiêu thụ khổ qua quá nhiều, mẹ có khả năng cao bị suy nhược cơ thể vì mắc bệnh thiếu máu do thiếu sắt, loãng xương,… và khiến thai chậm phát triển.

3. Gây ra chứng mẫn cảm ở một số mẹ bầu

Mẹ bầu ăn khổ qua được không khi có một cơ địa nhạy cảm, dễ kích ứng? Câu trả lời là KHÔNG vì khổ qua chứa histamin – một hợp chất gây dị ứng phổ biến với các triệu chứng như: nổi mẩn, ngứa ngáy, đau bụng, khó thở, buồn nôn và ói mửa. Thậm chí, độc tố của histamin còn có thể dẫn tới hen suyễn, co thắt khí quản, viêm sưng kết mạc mắt, hạ huyết áp, co thắt tim và giãn mạch.

4. Sảy thai, sinh non, quái thai

Tiêu thụ khổ qua sai cách, chẳng hạn như ăn luôn phần hạt hoặc tiêu thụ khổ qua non (chưa chín) có thể làm tăng nguy cơ mẹ bị sảy thai, sinh non và sinh con bị quái thai. Cụ thể:

  • Hạt khổ qua: Hợp chất vicine trong hạt khổ qua có khả năng gây đau đầu và co thắt tử cung. Khi cơ trơn tử cung co thắt bất thường, đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ có khả năng cao bị sảy thai hoặc sinh non.
  • Nước ép khổ qua chưa chín: Nghiên cứu chỉ rõ, việc tiêu thụ nước ép từ khổ qua non (còn xanh) trong thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ phát triển bất thường, gây quái thai, dị dạng nếu trẻ chào đời.

Vì vậy, mẹ bầu cần tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ về thời điểm và liều lượng tiêu thụ khổ qua, trước khi quyết định bổ sung loại củ quả này vào thực đơn thai sản.

Trên đây là những nguy cơ tiềm ẩn khi bà bầu ăn khổ qua không đúng cách, đồng thời cũng là lời giải đáp cho thắc mắc bà bầu ăn khổ qua được không. Bên cạnh khổ qua, mẹ cũng cần cẩn trọng với danh sách những loại rau bà bầu không nên ăn hoặc nên hạn chế, chẳng hạn như: đu đủ xanh, rau chùm ngây, rau răm, dưa muối,… Có như thế, sức khỏe thai kỳ của mẹ mới được đảm bảo an toàn và phát triển ổn định.

Bà bầu mấy tháng thì ăn khổ qua được?

Bà bầu từ tháng thứ 4 được ăn khổ qua. Bởi lẽ, trong 3 tháng đầu, thai nhi đang trong thời kì hình thành và phát triển, ăn khổ qua sẽ tăng nguy cơ sảy thai và các biến chứng nguy hiểm. Trong khi đó, ở hai tam cá nguyệt tiếp theo, mẹ có thể ăn khổ qua theo khẩu phần khuyến nghị để bổ sung đầy đủ dưỡng chất, cụ thể:

  • Tam cá nguyệt đầu tiên: Đây là giai đoạn mẹ thường xuyên ốm nghén và thai nhi bắt đầu phát triển. Do đó, mẹ nên kiêng hoàn toàn khổ qua để tránh các vấn đề về hệ tiêu hoá, sảy thai, đồng thời, bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ chậm phát triển;
  • Tam cá nguyệt thứ hai: Trong giai đoạn này, các hiện tượng ốm nghén hầu như không còn, mẹ có thể bổ sung khổ qua từ 1 – 2 quả / tuần để hấp thụ thêm chất xơ, vitamin A, C và folate;
  • Tam cá nguyệt thứ ba: Trong giai đoạn này, ăn khổ qua có thể dẫn tới sinh non. Do đó, mẹ nên giảm lượng khổ qua tiêu thụ so với tam cá nguyệt thứ hai (1 quả / tuần), và nếu được, hãy hạn chế tiêu thụ khổ qua tới mức tối thiểu.

Tóm lại, nếu mẹ vẫn còn băn khoăn chưa biết liệu bà bầu ăn khổ qua được không ngay trong tam cá nguyệt thứ hai thì câu trả lời là ĐƯỢC.

Phụ nữ mang thai ăn khổ qua sao cho đúng?

Để ăn khổ qua đúng cách, phụ nữ mang thai nên tuân theo 4 nguyên tắc dinh dưỡng sau:

  1. Ăn vừa phải: Chỉ nên ăn khổ qua 1 – 2 quả / tuần, mỗi bữa không nên tiêu thụ quá 150g khổ qua;
  2. Ăn bỏ hạt và rễ: Nghiên cứu cho thấy, các chiết xuất từ rễ và hạt của khổ qua là không an toàn cho phụ nữ mang thai. Vì thế, mẹ nên loại bỏ phần hạt của khổ để tránh ăn phải hợp chất gây co thắt tử cung;
  3. Ăn khổ qua có kích thước to: Mẹ tuyệt đối không ăn trái khổ qua chưa trưởng thành (có kích thước quá nhỏ), còn quá non hoặc xanh bởi chúng thường chứa nhiều mủ (nhựa) có hại cho sức khỏe thai kỳ;
  4. Ăn khổ qua đã được nấu chín: Không ăn khổ qua sống hoặc tái chín để tránh những hợp chất có độc tính và vi khuẩn có hại.

Ngoài ra, mẹ bầu thuộc một trong số các đối tượng sau đây nên tránh xa tuyệt đối việc tiêu thụ khổ qua:

  • Mẹ bầu mắc chứng hạ đường huyết: Theo nghiên cứu, hai hợp chất charantin và vicine trong khổ qua có tác dụng làm hạ đường huyết. Do đó, nếu mẹ thắc mắc bà bầu ăn mướp đắng được không trong khi có tiền sử mắc bệnh hạ đường huyết thì câu trả lời là KHÔNG.
  • Mẹ bầu chưa từng ăn khổ qua trước khi mang thai: Nếu chưa từng ăn khổ qua, mẹ sẽ không biết liệu bản thân có dị ứng loại quả này không. Vì vậy, mẹ nên kiêng hẳn khổ qua khi mang thai để ngăn ngừa mọi rủi ro có thể xảy đến.

Lợi ích từ mướp đắng với mẹ bầu và thai nhi khi ăn đúng cách

Tuy chứa các hợp chất độc tính, có hại cho mẹ, song không thể phủ nhận rằng, khổ qua sở hữu hàm lượng dinh dưỡng cao và đa dạng. Nếu được kết hợp khoa học trong bữa ăn, loại quả này sẽ giúp mẹ cải thiện hệ tiêu hoá, kích thích sự phát triển ở trẻ, cụ thể:

1. Là nguồn cung cấp nguồn Folate

Hàm lượng folate trong 100 g khổ qua là 11.79 mcg, tương ứng với 2% nhu cầu khuyến nghị dành cho mẹ bầu. Như vậy, tiêu thụ khổ qua đúng cách trong bữa ăn sẽ giúp mẹ có một nguồn folate dồi dào, đảm bảo sự phát triển não bộ và hệ thần kinh của trẻ. Theo nghiên cứu, folate có vai trò quan trọng đối với quá trình phát triển hệ thần kinh của thai nhi bởi dưỡng chất này giúp làm giảm đến 79% nguy cơ mắc các dị tật ống thần kinh nghiêm trọng ở não và cột sống.

2. Khổ qua chứa nhiều chất xơ, giảm triệu chứng táo bón

Lượng chất xơ trong khổ qua chiếm khoảng 10% nhu cầu khuyến nghị hàng ngày dành cho mẹ bầu. Hấp thụ càng nhiều chất xơ, mẹ sẽ càng có khả năng tránh khỏi rối loạn tiêu hoá và táo bón. Cụ thể, chất xơ hoà tan sẽ làm tăng lợi khuẩn trong đường ruột, tăng cường miễn dịch. Trong khi đó, chất xơ hoà tan sẽ hạn chế hấp thu chất béo và hỗ trợ đào thải các tạp chất khỏi cơ thể, giúp mẹ duy trì trạng thái tích cực trong thai kỳ. Vậy, bà bầu ăn khổ qua được không khi bị táo bón? Câu trả lời là ĐƯỢC.

3. Ăn mướp đắng hỗ trợ kiểm soát tiểu đường thai kỳ

Mướp đắng chứa charatin và ​​polypeptide-p – hai hoạt chất có cơ chế hoạt động tương tự insulin trong cơ thể người, giúp điều tiết lượng đường trong máu. Đồng thời, chất xơ trong khổ qua khi đi vào dạ dày cũng sẽ tạo thành một lớp màng giúp hạn chế hấp thụ đường bên trong cơ thể. Chính vì vậy, mướp đắng có khả năng hỗ trợ kiểm soát tiểu đường thai kỳ hiệu quả.

4. Khả năng chống nhiễm khuẩn và oxy hóa cao

Bà bầu ăn khổ qua được không khi cơ thể thường xuyên bị sốt do nhiễm siêu vi? Câu trả lời là ĐƯỢC vì khổ qua chứa hàm lượng vitamin C cao. Trung bình trong 100 g khổ qua có thể cung cấp tới 89% nhu cầu khuyến nghị vitamin C hàng ngày đối với mẹ bầu.

Vitamin C là một hợp chất có tác dụng chống oxy hóa mạnh, giúp tăng cường sức đề kháng, bảo vệ tế bào khỏi sự tấn công của các mầm bệnh. Ngoài vitamin C, khổ qua còn chứa các chất chống oxy hóa khác như carotenoid, flavonoid và các hợp chất phenolic. Nhờ đó, tiêu thụ khổ qua giúp ngăn chặn sự suy giảm chức năng tế bào do căng thẳng oxy hóa, từ đó hỗ trợ phòng ngừa biến chứng tiền sản giật và sinh non.

5. Mướp đắng giàu vitamin và khoáng chất

Bà bầu ăn mướp đắng được không khi cảm thấy cơ thể dễ bị thiếu chất, suy nhược? Câu trả lời là ĐƯỢC vì mướp đắng cung cấp cho cơ thể rất nhiều vitamin và khoáng chất. Cụ thể, mướp đắng chứa rất nhiều vitamin C (89.4 g / 100 g), vitamin A (426 IU/ 100 g), folate (68 mcg / 100 g), kali (376 mg / 100 g), kẽm (0.4 mg / 100 g) và sắt 0.72 mg / 100 g). Trong đó:

  • Vitamin A: Giúp kích thích tế bào tăng sinh, phát triển, biệt hóa,… đặc biệt tốt cho tế bào máu và tế bào thần kinh.
  • Vitamin C & kẽm: Giúp tăng cường hệ miễn dịch toàn diện.
  • Kali: Giúp mẹ cân bằng điện giải và ngăn ngừa biến chứng phù nề tay chân.
  • Sắt: Giúp ngăn ngừa bệnh lý thiếu máu do thiếu sắt khiến thai nhi chậm phát triển.

6. Điều hòa hệ tiêu hóa

Bà bầu ăn khổ qua được không khi đang bị rối loạn tiêu hóa? Câu trả lời là ĐƯỢC vì khổ qua chứa nhiều chất xơ và anthraquinone – đây là 2 hợp chất có đặc tính nhuận tràng mạnh mẽ. Nhờ đó, ăn khổ qua giúp mẹ tiêu hóa dễ dàng hơn, ngăn ngừa được tình trạng đầy hơi, khó tiêu và đặc biệt là táo bón. Không những thế, hợp chất anthraquinone còn kích thích nhu động ruột, giúp cơ thể đẩy chất thải ra ngoài nhanh hơn, ngăn ngừa được tình trạng trào ngược dạ dày, ợ chua gây mất cân bằng cuộc sống.

Mẹo chọn mướp đắng ngon và an toàn cho mẹ bầu

Bên cạnh câu hỏi bà bầu ăn khổ qua được không, cách lựa chọn khổ quan sao cho đúng cũng quan trọng không kém. Để chọn được trái mướp đắng ngon và an toàn, mẹ nên:

  • Lựa chọn địa điểm bán uy tín: Mẹ bầu nên tránh mua mướp đắng hay rau quả không rõ nguồn gốc hoặc thiếu chứng nhận đảm bảo an toàn vệ sinh trong nuôi trồng, bảo quản;
  • Chọn mướp đắng tươi: Chỉ có rau củ tươi mới giữ được hàm lượng cao chất dinh dưỡng và giảm thiểu nguy cơ ngộ độc. Để chọn được mướp đắng tươi, mẹ nên lựa những trái có màu xanh ngọc bích, khi cầm có cảm giác chắc tay (không quá mềm hay quá cứng);
  • Đánh giá theo màu: Mướp đắng có màu càng xanh càng sậm thì vị càng đắng. Do đó, mẹ bầu nên lựa chọn các trái có màu xanh nhạt để dễ ăn hơn và đảm bảo an toàn cho sức khỏe;
  • Lựa chọn mướp đắng hữu cơ hoặc ít hoá chất: Nếu điều kiện cho phép, mẹ nên lựa chọn các loại mướp đắng đạt được chứng nhận nuôi trồng theo phương pháp hữu cơ (organic) để đảm bảo an toàn thực phẩm.

Các món ngon với khổ qua cho mẹ bầu

Dưới đây là một số món ăn ngon với khổ qua để mẹ bầu bổ sung vào mâm cơm hàng ngày. Đặc biệt, những món ăn này đều rất dễ chế biến, giúp mẹ đa dạng thực đơn, cụ thể:

  • Canh khổ qua nhồi thịt: Sự kết hợp giữa khổ qua, thịt lợn, nấm hương và mộc nhĩ giúp mẹ hấp thụ đầy đủ dưỡng chất từ thịt và rau;
  • Khổ qua xào trứng: Khổ qua đắng ăn cùng trứng thơm ngậy khiến bữa cơm của mẹ thêm phần hấp dẫn, lại đầy đủ dinh dưỡng;
  • Khổ qua hấp trứng: Một sự kết hợp ít dầu mỡ hơn giữa khổ qua và trứng, song vẫn giữ được hương vị đậm đà và giàu dinh dưỡng;
  • Cà ri khổ qua: Hương vị đậm đà từ cà ri sẽ làm giảm vị đắng từ khổ qua, giúp mẹ dễ ăn hơn. Món ăn đặc biệt phù hợp khi ăn với cơm trắng nóng dẻo;
  • Khổ qua xào nạc heo: Vị ngọt từ nạc heo sẽ cân bằng vị nhẫn từ khổ qua, giúp món ăn vừa dễ tiêu thụ vừa chứa nhiều dưỡng chất.

Những loại rau tốt cho bà bầu thay cho khổ qua

Phụ nữ mang thai có thể trạng yếu, nhạy cảm có thể lựa chọn các loại rau tốt cho mẹ bầu sau đây để thay thế khổ qua trong thực đơn, bao gồm:

1. Bông cải xanh

Bông cải xanh là nguồn cung cấp dồi dào vitamin A, C, B6, canxi, chất xơ và chất chống oxy hóa. Những dưỡng chất này sẽ giúp mẹ duy trì thể trạng khỏe mạnh, bé phát triển à xương khớp. Một số lợi ích của bông cải xanh có thể kể đến:

  • Ngăn ngừa tình trạng thiếu máu: Hàm lượng vitamin C trong bông cải xanh có tác dụng hỗ trợ hấp thụ sắt, từ đó, góp phần bảo vệ mẹ khỏi tình trạng thiếu máu.
  • Giảm đường huyết: Bông cải xanh có chứa sulforaphane, một hợp chất chống oxy hóa và chống viêm có khả năng hỗ trợ chống lại tình trạng kháng insulin và giảm mức đường huyết trong cơ thể.
  • Giúp trẻ phát triển cơ xương chắc khỏe: Canxi, magiê, phốt pho và kẽm là những khoáng chất cần thiết cho xương. Những khoáng chất này giúp bé sở hữu khung xương chắc khoẻ và phát triển tối ưu.

2. Rau cải bó xôi

Rau cải bó xôi rất giàu vitamin A, C, E và K, magiê, folate, kali, sắt và đồng. Loại rau này cũng là một nguồn cung cấp axit béo omega 3, chất xơ và flavonoid tốt. Vì vậy, bên cạnh công dụng ngăn ngừa thiếu máu, giảm đường huyết tương tự bông cải xanh, cải bó xôi còn có thể:

  • Kích thích sự phát triển não bộ của thai nhi: folate và axit béo omega 3 là hai dưỡng chất quan trọng trong quá trình phát triển não bộ và hệ thần kinh của thai nhi.
  • Hỗ trợ quá trình đông máu: Vitamin K có công dụng tuyệt vời trong việc giảm hình thành các cục máu đông, giúp mẹ trong cơ thể mẹ lưu thông tốt hơn.

3. Măng tây

Măng tây được biết đến với hàm lượng cao folate, vitamin K, canxi và chất xơ. Do đó, giống bông cải xanh và cải bó xôi, loại rau này có thể giúp mẹ duy trì trạng thái khỏe mạnh xuyên suốt thai kỳ và thai nhi phát triển toàn diện về thể chất cũng như trí não. Loại rau này có rất ít khả năng gây hại cho bà bầu. Vì vậy, mẹ hoàn toàn có thể yên tâm để bổ sung măng tây vào chế độ ăn thai sản của mình.

Trên đây là những thông tin quan trọng về khổ qua và các lợi ích sức khỏe liên quan. Hy vọng thông qua bài viết, mẹ đã biết rõ bà bầu ăn được mướp đắng không, cũng như cách lựa chọn, tiêu thụ khổ qua sao cho an toàn và khoa học.

Tóm lại, khổ qua là một loại quả giàu dưỡng chất, song cũng rất có hại nếu mẹ tiêu thụ không đúng liều lượng. Với câu hỏi bà bầu ăn khổ qua được không, câu trả lời là ĐƯỢC nhưng mẹ cần ăn đúng thời điểm, ăn đúng cách và ăn trong liều lượng cho phép. Trong trường hợp mẹ vẫn còn đắn đo chưa biết có bầu ăn khổ qua được không hay còn nhiều các thắc mắc khác liên quan tới chế độ dinh dưỡng thai kỳ, hãy liên hệ ngay đến Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome để được giải đáp kịp thời.