Chế độ dinh dưỡng của người mẹ đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi. Vì thế, việc hiểu rõ bầu 3 tháng đầu không nên ăn gì sẽ giúp mẹ lựa chọn thực phẩm phù hợp, tránh được những loại thực phẩm gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Ngay trong bài viết sau, Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome xin được giới thiệu đến mẹ bầu danh sách 29 thực phẩm sản phụ nên kiêng cữ trong tam cá nguyệt đầu tiên, giúp mẹ xây dựng được một chế độ ăn uống an toàn và hỗ trợ tốt nhất cho sự phát triển của bé.
Bước vào tam cá nguyệt đầu tiên, mẹ sẽ chứng kiến sự hình thành và phát triển của hầu hết các cơ quan trên cơ thể trẻ, đặc biệt là hệ thần kinh trung ương. Do đó, việc cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cả hai mẹ con là nhiệm vụ quan trọng mà mẹ cần phải chú tâm mỗi ngày.
Bạn đang xem: Bầu 3 tháng đầu không nên ăn gì: 30 thực phẩm nên kiêng
Một chế độ ăn uống cân bằng, đa dạng sẽ luôn bao gồm các dưỡng chất thiết yếu như đạm, đường bột, chất xơ, chất béo, vitamin và khoáng chất, giúp hỗ trợ sự phát triển hoàn thiện cho não bộ và các cơ quan khác của thai nhi. Đồng thời, dinh dưỡng khoa học cũng giúp mẹ duy trì sức khỏe, hạn chế các triệu chứng không mong muốn trong giai đoạn này như buồn nôn, mệt mỏi, rối loạn huyết áp và thiếu máu.
Tuy nhiên, không phải tất cả các loại thực phẩm đều an toàn và phù hợp trong giai đoạn này. Việc tránh những thực phẩm có thể gây hại cho sức khỏe của mẹ và bé là vô cùng quan trọng. Do đó, hiểu rõ bầu 3 tháng đầu không nên ăn gì và chọn lựa thực phẩm phù hợp sẽ giúp mẹ đảm bảo được những điều kiện sức khỏe tốt nhất cho sự phát triển của bé.
Bầu 3 tháng đầu không nên ăn gì?
Trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ, bà bầu cần đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống của mình để giảm thiểu các nguy cơ đe dọa đến sức khỏe của thai nhi. Dưới đây là một số thực phẩm mà bà bầu nên hạn chế trong giai đoạn này:
1. Thực phẩm nguy cơ nhiễm vi khuẩn Listeria
Listeria là một loại vi khuẩn phổ biến được tìm thấy trong đất, nước và một số động vật, bao gồm cả gia súc và gia cầm. Do đó, Listeria có thể xuất hiện trong thịt đỏ, hải sản, trứng gia cầm, sữa chưa tiệt trùng và các chế phẩm liên quan như yogurt hoặc phô mai.
Theo Hiệp hội Sản khoa Hoa Kỳ, nếu mẹ bầu ăn phải thực phẩm nhiễm vi khuẩn Listeria, trẻ khi chào đời có nguy cơ cao bị mắc bệnh Listeriosis – một bệnh lý có thể khiến trẻ bị thiểu năng trí tuệ, tê liệt, co giật, mù lòa và xuất hiện các tổn thương vĩnh viễn ở não, thận hoặc tim. Listeriosis cũng có thể gây tử vong cho trẻ ngay từ trong bụng mẹ (lưu thai).
2. Thực phẩm nguy cơ nhiễm Toxoplasma
Toxoplasma là một loại ký sinh trùng có thể tìm thấy trong thịt sống, đất vườn và phân vật nuôi trong nhà. Khi bị nhiễm Toxoplasma, mẹ bầu và bé sẽ bị mắc bệnh Toxoplasmosis, làm tăng nguy cơ sảy thai hoặc lưu thai. Do đó, trong mọi tình huống, mẹ bầu 3 tháng đầu không nên ăn gì chứa thịt sống, thịt tái, hải sản sống và trứng lòng đào,… mà cần thực hành ăn chín uống sôi mọi lúc mọi nơi để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
3. Thực phẩm nguy cơ nhiễm Salmonella
Mẹ bầu có nhiều khả năng bị nhiễm khuẩn Salmonella do tiêu thụ các loại thực phẩm giàu đạm động vật chưa được nấu chưa chín kỹ như: thịt gia cầm, trứng, thịt đỏ, cá, sữa tươi chưa tiệt trùng hoặc các loại nước ép trái cây bị vi khuẩn ký sinh. Mẹ cũng có thể dễ dàng nhiễm khuẩn Salmonella khi chạm tay vào động vật bị nhiễm bệnh, chẳng hạn như các loài bò sát (thằn lằn, rùa, rắn), gà, ngỗng và vịt. Do đó, để phòng bệnh, mẹ cần thực hành thói quen ăn chín uống sôi và rửa tay ít nhất 3 lần mỗi ngày, đặc biệt là sau khi tiếp xúc với động vật.
4. Thực phẩm nguy cơ nhiễm độc thủy ngân
Hải sản có thể là một nguồn protein tuyệt vời với hàm lượng axit béo omega-3 cao, giúp thúc đẩy sự phát triển não và thị lực của bé. Tuy nhiên, một số loại cá biển và động vật giáp xác thường chứa hàm lượng thủy ngân cao đột biến, dễ gây ngộ độc thần kinh hoặc khiến trẻ chậm phát triển.
Thông thường, cá biển có kích thước càng lớn với tuổi thọ càng cao thì nguy cơ chứa thủy ngân càng nhiều. Do đó, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) khuyến cáo mẹ bầu 3 tháng đầu không nên ăn gì có sự xuất hiện của các loại cá biển có kích thước to, chẳng hạn như: cá ngừ mắt to, cá thu vua, cá cờ, cá cam nhám, cá kiếm, cá mập, cá ngói. Đồng thời, mẹ cũng nên tránh ăn hải sản và động vật giáp xác chưa nấu chín.
5. Thực phẩm nguy cơ chứa các chất ô nhiễm
Mẹ bầu 3 tháng đầu thai kỳ nên kiêng ăn gì có nguy cơ cao chứa các chất ô nhiễm như Dioxin, Polychlorinated biphenyls (PCBs), chì,… bởi chúng có thể gây quái thai, sảy thai, dị tật thai nhi và làm mẹ tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư. Cụ thể:
- Dioxin: Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), dioxin có nhiều nhất ở trong một số loại đất, trầm tích và thực phẩm, đặc biệt là trong sữa, thịt, cá và động vật giáp xác.
- PCBs: Theo nghiên cứu, cá hồi có nồng độ PCBs cao nhất, tiếp theo là cá ngừ đóng hộp, bơ động vật, cá da trơn, gà rán, thịt bò nướng và thịt bò xay,…
- Chì: Thường có trong nước máy và đồ uống có cồn do bao bì hoặc đường ống vận chuyển chất lỏng bị rò rỉ, gây nên tình trạng nước nhiễm chì.
Bầu 3 tháng đầu kiêng ăn gì để thai kỳ khỏe mạnh?
Bà bầu 3 tháng đầu là giai đoạn nhạy cảm nhất trong thai kỳ, vì đây là lúc các cơ quan quan trọng của thai nhi được hình thành và phát triển. Do đó, bà bầu cần chú ý đến chế độ ăn uống để cung cấp đủ dinh dưỡng cho mẹ và bé. Bà bầu 3 tháng đầu không nên ăn gì? Dưới đây là một số thực phẩm mà bà bầu nên tránh hoặc hạn chế trong giai đoạn này:
1. Bầu 3 tháng đầu không nên ăn thịt sống
Mẹ bầu 3 tháng đầu nên kiêng ăn gì chứa thịt sống (chẳng hạn như tré, nem chua, gỏi sống, tiết canh, phở bò tái,…) vì trong chúng có chứa các loại ký sinh trùng Toxoplasma gondii (trùng cong), Salmonella, Listeria và khuẩn E. coli. Khi nhiễm các loại ký sinh trùng này, thai phụ có thể gặp biến chứng nghiêm trọng như viêm não, viêm da, nhiễm trùng máu, nhiễm trùng tử cung, sảy thai hoặc khiến thai nhi bị dị tật bẩm sinh và tổn thương não bộ. Do đó, mẹ chỉ nên ăn chín uống sôi, nấu thật kỹ thực phẩm để tiêu diệt các loại mầm bệnh.
2. Cá, hải sản sống
Mẹ mang thai 3 tháng đầu không nên ăn gì chứa hải sản sống vì nguy cơ cao bị nhiễm khuẩn Vibrio, Salmonella, Listeria, Norovirus (vi-rút gây nôn mửa). Một vài ví dụ về các món ăn có chứa hải sản sống mà mẹ bầu cần tránh bao gồm sushi, sashimi, gỏi hải sản sống, hàu sống, sò điệp sống, v.v… Khi nhiễm bệnh, chúng có thể khiến mẹ bị ngộ độc thực phẩm, viêm ruột, tiêu chảy và nhiễm trùng. Không những thế, nghiên cứu còn cho thấy ăn hải sản sống góp phần làm tăng nguy cơ cao mẹ bầu bị sinh non (chuyển dạ trước 37 tuần thai) và sảy thai.
3. Trứng sống
Trong trứng sống (đặc biệt là lòng đỏ) có chứa vi khuẩn Salmonella. Hầu hết mẹ bầu khi bị nhiễm khuẩn Salmonella đều bị tiêu chảy, sốt và co thắt dạ dày Các triệu chứng thường bắt đầu trong khoảng thời gian từ 6 giờ đến 6 ngày sau khi nhiễm bệnh và thường kéo dài từ 4 đến 7 ngày. Trong thời gian nhiễm bệnh, mẹ có thể cảm thấy liên tục buồn nôn, ớn lạnh và có máu trong phân. May mắn thay, nấu chín lòng đỏ trứng có thể giúp mẹ tiêu diệt hoàn toàn loại vi khuẩn này và ngăn ngừa các triệu chứng rối loạn tiêu hóa nguy hiểm.
4. Bầu 3 tháng đầu kiêng ăn dứa
Trong dứa có chứa bromelain – một loại enzyme có khả năng phá vỡ các protein trong cơ thể, gây nên hiện tượng co thắt tử cung, làm mềm cổ tử cung, tăng nguy cơ sẩy thai hoặc sinh non. Bên cạnh đó, enzyme bromelain cũng ảnh hưởng đến tiến trình sản xuất prostaglandin, gây ức chế quá trình cầm máu, dẫn đến chứng chảy máu bất thường ở mẹ bầu.
Tuy nhiên, enzyme bromelain chỉ được tìm thấy bên trong lõi của quả dứa và tồn tại rất ít nơi phần thịt bên ngoài. Khi ăn, mẹ bầu nên loại bỏ hoàn toàn lõi dứa, và hạn chế ăn với số lượng lớn hoặc thường xuyên để bảo vệ sức khỏe thai kỳ. Để an toàn, mẹ không nên ăn dứa trong 3 tháng đầu thai kỳ.
Xem thêm : Lưu ý khi phun thuốc bảo vệ thực vật
Ngoài ra, dứa có chỉ số đường huyết ở mức trung bình là 66, mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ chỉ nên ăn dứa ở mức độ vừa phải, tránh biến chứng thai kỳ nghiêm trọng.
5. Cua, ghẹ
Cua và ghẹ rất tốt cho sức khỏe của mẹ bầu vì chúng là nguồn cung cấp chất đạm dồi dào với ít chất béo. Tuy nhiên, nếu ăn cua, ghẹ quá nhiều với tần suất liên tục, mẹ có nguy cơ đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe khác như rối loạn tiêu hóa, dị ứng và ngộ độc thủy ngân (hiếm gặp).
Khi bị dị ứng cua ghẹ, hệ thống miễn dịch của mẹ xác định nhầm một loại protein trong thịt cua là có hại. Từ đó, cơ thể sẽ tạo ra các kháng thể immunoglobulin E (IgE) để chống lại “chất gây dị ứng” này, khiến mẹ bầu đỏ bừng mặt, ngứa, phát ban (nổi mề đay) khắp người.
Vì thế, tốt nhất là khi mua cua, mẹ cần phải đảm bảo nguồn gốc xuất xứ của cua được bán ở những nơi sạch sẽ. Đồng thời, khi ăn cua, phần thịt cua không được có mùi tanh, nhầy nhụa hoặc trông “nhão nhẹt”. Đặc biệt, phần vỏ không được nứt trước khi nấu và thịt chín phải có màu trắng đục, không bị nhũn.
6. Hạt vừng
Hạt vừng chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu như sắt, protein, chất xơ, canxi, magie, kali rất tốt cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, hầu hết các bác sĩ đều khuyên phụ nữ mang thai không nên tiêu thụ hạt vừng quá nhiều trong ba tháng đầu, vì nếu ăn quá nhiều, hạt vừng có thể khiến mẹ bầu bị gia tăng cảm giác buồn nôn.
Mặt khác, hạt vừng là một loại hạt chứa nhiều chất xơ. Tiêu thụ hạt vừng quá mức có thể khiến chất xơ bao phủ đầy trên thành ruột non, gây đầy hơi và đau bụng. Do đó, mẹ có thể luân phiên tiêu thụ các loại hạt và trái cây khô khác bao gồm nho khô, hạnh nhân, lạc, quả óc chó, v.v… để không cần phải ăn hạt vừng quá nhiều.
7. Nha đam
Mẹ bầu không nên ăn quá nhiều nha đam vì nha đam có chứa anthraquinone – một chất có tác dụng tẩy rửa mạnh, kích thích hệ tiêu hóa và gây tiêu chảy. Tình trạng tiêu chảy kéo dài có thể dẫn đến mất nước, suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
8. Gan động vật
Gan động vật chứa hàm lượng vitamin A cao vượt trội so với các loại thực phẩm thông thường. Điển hình, trong 100g gan bò tươi có thể cung cấp đến 7679 mcg vitamin A – tức gấp 8 lần nhu cầu vitamin A khuyến nghị hàng ngày dành cho người trưởng thành.
Theo nghiên cứu, việc mẹ bầu tiêu thụ quá nhiều vitamin A, đặc biệt là vào đầu quý đầu tiên của thai kỳ, có thể làm tăng nguy cơ gây quái thai, sảy thai hoặc khiến thai nhi bị mắc các dị tật bẩm sinh liên quan đến hệ thống thần kinh và tim mạch. Do đó, mẹ bầu 3 tháng đầu không nên ăn gì chứa nhiều hơn 100g gan động vật trong vòng ít nhất 8 ngày liên tiếp để bảo vệ sức khỏe thai nhi.
9. Đu đủ xanh
Trong đu đủ xanh chứa nhiều papain – một loại enzyme có khả năng gây co thắt tử cung, làm tăng nguy cơ sẩy thai và sinh non của mẹ. Đồng thời, đu đủ xanh cũng chứa nhiều hợp chất latex (có trong mủ đu đủ xanh), khiến mẹ bầu dễ dị ứng và rối loạn tiêu hóa. Do đó, mẹ tuyệt đối không nên ăn đu đủ xanh trong thai kỳ để bảo vệ sức khỏe cho thai nhi. Thay vào đó, mẹ có thể ăn đu đủ chín bởi khi chín kỹ, đu đủ vẫn cực kỳ an toàn với sức khỏe của mẹ bầu.
10. Chùm ngây
Nghiên cứu cho thấy, phụ nữ mang thai dùng chùm ngây có thể làm gia tăng hàm lượng sắt trong cơ thể, ngăn ngừa sớm các triệu chứng thiếu máu. Tuy nhiên, chỉ có lá chùm ngây là bộ phận được coi là an toàn để tiêu thụ. Ngược lại, rễ, vỏ cây và hoa chùm ngây có chứa có chứa chất alpha-sitosterol, dễ gây co thắt tử cung, dẫn đến sảy thai. Vì thế, mẹ cần tiêu thụ chùm ngây một cách cẩn thận, chỉ tiêu thụ phần lá và không nên tiêu thụ quá nhiều để tránh bị ngộ độc alpha-sitosterol.
11. Sữa và phô mai chưa tiệt trùng
Trong sữa chưa tiệt trùng và các chế phẩm từ sữa chưa tiệt trùng như sữa chua, phô mai,… thường chứa nhiều vi khuẩn vi khuẩn Listeria. Theo Cục Quản lý Thực phẩm & Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), nếu mẹ bầu không may nhiễm phải loại vi khuẩn này, cơ thể sẽ bị sốt, ớn lạnh, đau đầu. Khi bệnh diễn tiến nặng, các triệu chứng có thể bao gồm nhức cơ, nhức đầu, cứng cổ, lú lẫn, mất thăng bằng và khiến mẹ lên cơn co giật cực kỳ nguy hiểm. Vì thế, mẹ bầu không nên ăn gì trong 3 tháng đầu có chứa sữa và các chế phẩm từ sữa chưa tiệt trùng. Tốt nhất, mẹ nên mua các loại sữa tươi đã tiệt trùng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng cùng quy trình sản xuất khép kín để hạn chế tình trạng sữa nhiễm khuẩn.
12. Thức ăn chứa nhiều cafein
Caffeine dễ dàng đi qua nhau thai, làm tăng nguy cơ sẩy thai, sinh non. Không những thế, nghiên cứu cho thấy, việc mẹ tiêu thụ nhiều hơn 180ml cà phê mỗi ngày khiến trẻ sinh ra có kích thước và cân nặng thấp hơn bình thường. Do đó, để tránh các biến chứng bất lợi cho thai nhi, mẹ bầu không nên ăn gì trong 3 tháng đầu có chứa hàm lượng cafein nhiều hơn 200mg / ngày. Khuyến nghị này tương đương với việc mẹ bầu chỉ nên uống tối đa 60ml cà phê mỗi ngày nhằm đảm bảo thai nhi phát triển khỏe mạnh.
13. Cá chứa nhiều thủy ngân
Các loại cá chứa hàm lượng thủy ngân cao thường là các loài cá biển có kích thước to, chẳng hạn như cá đuối, cá kiếm, cá chẽm, cá ngừ, cá thu, v.v… Nghiên cứu cho thấy, sự gia tăng gấp đôi hàm lượng thủy ngân trong máu của mẹ có thể khiến thai nhi bị giảm 0.58% đường kính đầu (từ trán ra sau gáy) ở tuần thứ 12 và 0.38% cân nặng ở tuần thứ 34.
Bên cạnh đó, em bé tiếp xúc với thủy ngân trong bụng mẹ trong thời gian dài có thể bị tổn thương não, gây nên các vấn đề về thính giác và thị giác. Vì thế, thay vì ăn các loại cá chứa nhiều thủy ngân, mẹ nên ăn các loại cá có kích thước nhỏ, ít có nguy cơ nhiễm độc thủy ngân hơn, chẳng hạn như cá cơm, cá thu, cá bơn, cá tuyết, cá đối, hàu, cá chim, cá minh thái, cá hồi, cá mòi cá rô phi, cá hồi vân và cá mối.
14. Trà
Trà có chứa hàm lượng cafein cao. Trung bình trong 240ml trà ô long, trà đen, trà xanh và trà trắng chứa trung bình từ 29 – 58mg caffeine. Theo nghiên cứu, mẹ bầu có nguy cơ bị sảy thai cao gấp 2.4 lần nếu thường xuyên tiêu thụ caffein trong ngưỡng từ 100 – 300 mg mỗi ngày. Vì thế, trong thai kỳ, mẹ không nên tiêu thụ nhiều hơn 400ml trà mỗi ngày để duy trì sự phát triển khỏe mạnh cho thai nhi.
15. Đào
Đào rất ngọt nên chúng thường chứa hàm lượng đường fructose cao hơn so với một số loại trái cây khác, khiến mẹ dễ tăng cân nếu tiêu thụ đào quá nhiều. Bên cạnh đó, đào còn là một loại trái cây thuộc nhóm FODMAP (Fermentable Oligo-, Di-, Mono-sacarit và Polyols), nghĩa là nhóm thực phẩm chứa nhiều tinh bột kém hấp thu, có khả năng gây đầy bụng, khó tiêu nếu tiêu thụ vượt ngưỡng. Do đó, mẹ không nên ăn đào quá nhiều mà chỉ nên ăn 1 – 2 quả mỗi tuần.
16. 3 tháng đầu thai kỳ nên kiêng ăn rau sống
Mẹ bầu 3 tháng đầu không nên ăn gì chứa nhiều rau sống bởi trong rau sống thường chứa nhiều phân bón, nấm, ký sinh trùng, vi khuẩn,… mà nhiều nhất là khuẩn Listeria và khuẩn Toxoplasma gondii. Cụ thể, khuẩn Listeria sẽ khiến mẹ bị nhiễm trùng máu và sảy thai, trong khi khuẩn Toxoplasma sẽ gây tổn thương não, mắt và hệ thống thần kinh của bé. Do đó, mẹ chỉ nên ăn rau sống khi chúng đạt được các chứng nhận nghiêm ngặt về việc nuôi trồng đúng chuẩn Organic (không sử dụng hóa chất trừ sâu) cũng như về độ sạch của rau (chẳng hạn như chuẩn Vietgap).
17. Táo dại
Xem thêm : Tác dụng của trà hoa hòe với sức khỏe
Táo dại khi ăn thường có vị chua hơn táo được nuôi trồng thủ công. Nguyên nhân là vì bên trong táo dại có chứa nhiều axit. Bản chất axit của táo dại có thể gây nên những cơn trào ngược dạ dày, ợ chua, viêm loét dạ dày nếu mẹ ăn quá nhiều. Không những thế, trong hạt táo dại thường chứa nhiều hợp chất amygdalin. Khi tiêu hóa, hợp chất này sẽ chuyển thành chất kịch độc xyanua, khiến mẹ bầu dễ bị khó thở, buồn nôn, chóng mặt hay thậm chí tử vong nếu chẳng may mẹ nhai (nuốt) hạt táo quá nhiều.
18. Thịt đóng hộp
Mẹ bầu không nên tiêu thụ thịt đóng hộp vì các sản phẩm này thường chứa chất bảo quản, hóa chất, muối và chất béo cao, gây nguy hại cho sức khỏe của mẹ và thai nhi. Hơn nữa, thịt chế biến sẵn nếu không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm còn có thể chứa vi khuẩn Listeria, gây nhiễm trùng hệ tiêu hóa, dẫn đến nhiễm trùng máu, đe dọa sự phát triển ổn định của thai nhi.
19. Động vật có vỏ
Các loài động vật có vỏ như nghêu, sò, ốc, hến đem đến một nguồn đạm và khoáng chất dồi dào cho thể. Tuy nhiên, những loài này thường sống ở khu vực đáy sông, đáy biển nên chúng thường có một khoảng thời dài “đắm mình” hấp thụ nước ở tầng sâu – nơi lắng đọng của nhiều hóa chất độc hại và chứa đựng chất thải từ nhiều loài sinh vật khác.
Do đó, mẹ mang thai 3 tháng đầu không nên ăn gì chứa nhiều nghêu, sò, ốc, hến hoặc ăn một cách quá thường xuyên. Nếu không, mẹ sẽ có nguy cơ cao dễ bị nhiễm khuẩn Clostridium botulinum – một loại vi khuẩn có nhiều trong ruột của các loại hải sản. Đặc biệt, loại vi khuẩn này không thể bị tiêu diệt trong quá trình đun nấu thức ăn, khiến mẹ có nguy cơ cao bị ngộ độc thực phẩm nếu tiêu thụ nghêu, sò, ốc, hến quá nhiều.
20. Thức ăn nhiều gia vị
Mẹ bầu 3 tháng đầu không nên ăn gì chứa nhiều gia vị, chẳng hạn như muối, đường, nước mắm, bột ngũ vị hương, đồ nướng, lẩu chua cay, v.v… Nguyên nhân là vì:
- Muối và nước mắm: Có hàm lượng natri khá cao, khiến mẹ bị tăng huyết áp và mắc chứng tiền sản giật.
- Đường: Làm tăng đường huyết, khiến mẹ dễ thừa cân, làm tăng nguy cơ đái tháo đường thai kỳ.
- Ớt, tiêu, tỏi và thảo mộc: Khi mẹ dùng nhiều có thể gây kích ứng dạ dày, “nóng” trong người, ảnh hưởng đến gan và hệ tiêu hóa.
Tốt nhất, để đảm bảo sức khỏe trong thai kỳ, mẹ bầu không nên tiêu thụ quá 5g muối và 25g đường mỗi ngày theo đúng khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng Quốc gia.
21. Khoai tây mọc mầm
Mẹ bầu không nên tiêu thụ khoai tây mọc mầm vì chúng chứa solanine – một chất độc gây ảnh hưởng đến tiêu hóa của mẹ và hệ thần kinh của thai nhi. Solanine có trong mầm và phần mầm xanh của khoai tây, khi tiêu thụ có thể gây buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy và chóng mặt. Bên cạnh đó, nghiên cứu cho thấy, mẹ trong thai kỳ ăn khoai tây mọc mầm có thể làm tăng nguy cơ trẻ bị dị tật ống thần kinh, dị tật sứt môi (hở hàm ếch) hoặc thậm chí gây quái thai.
22. 3 tháng đầu kiêng ăn đồ ăn vặt
Đồ ăn vặt thường là thực phẩm ngọt, giàu chất béo, muối, đường tinh chế và năng lượng. Do đó, mẹ bầu ăn vặt quá nhiều sẽ làm tăng nguy cơ mẹ bị thừa cân, béo phì, đái tháo đường và cao huyết áp trong thai kỳ. Để đảm bảo sức khỏe, mẹ bầu nên kiểm soát lượng ăn vặt, chọn thực phẩm giàu dinh dưỡng, cân bằng, chẳng hạn như ăn vặt với salad, các loại hạt và đậu sấy khô, đồng thời kết hợp với việc theo dõi cân nặng thường xuyên để đánh giá tình trạng dinh dưỡng hiệu quả.
24. Mẹ bầu không nên ăn giá sống, rau mầm trong 3 tháng đầu
Nếu có một hệ tiêu hóa yếu, mẹ bầu không nên tiêu thụ giá sống và rau mầm vì chúng có nguy cơ cao bị nhiễm vi khuẩn và ký sinh trùng, chẳng hạn như nhiễm khuẩn E. coli, Salmonella, Listeria,… Từ đó, mẹ ăn nhiều giá và rau mầm sẽ dễ bị nhiễm trùng đường ruột, nhiễm trùng máu, làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non hoặc khiến trẽ bị dị tật bẩm sinh. Để đảm bảo an toàn, mẹ bầu 3 tháng đầu không nên ăn gì chứa nhiều giá sống và rau mầm. Tốt nhất, mẹ nên ăn giá và rau mầm khi chúng đã được nấu chín kỹ bằng cách hấp, luộc nhằm làm giảm nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm.
25. Mang thai 3 tháng đầu không nên rau củ muối chua
Mẹ bầu 3 tháng đầu không nên ăn gì chứa nhiều rau củ muối chua bởi chúng thường chứa hàm lượng natri khá cao. Nghiên cứu cho thấy, một chế độ ăn quá mặn, chứa nhiều muối natri có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự hình thần thận của thai nhi, đồng thời khiến mẹ tăng nguy cơ mắc bệnh tim trong thai kỳ. Bên cạnh đó, rau muối chua thường có tính axit do quá trình lên men, khiến mẹ dễ bị “xót ruột”, trào ngược dạ dày và ợ chua nếu ăn chúng quá nhiều.
26. Có thai không nên ăn rau bồ ngót trong 3 tháng đầu
Rau ngót có chứa hàm lượng cao papaverin – một hợp chất có công dụng làm giãn mạch máu, hạ huyết áp vốn chỉ được tìm thấy trong cây thuốc phiện. Trung bình, trong 100g rau ngót chứa đến 580 mg papaverin. Do đó, việc ăn quá nhiều rau bồ ngót dễ khiến mẹ bị tụt huyết áp, mất ngủ, đồng thời kích thích cơ trơn tử cung co thắt loạn nhịp, dẫn đến sảy thai.
27. 3 tháng đầu thai kỳ không nên ăn rau ngải cứu
Theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, rau ngải cứu chứa nhiều hợp chất alkaloid, khiến mẹ dễ bị chảy máu do hành kinh mất kiểm soát trong thai kỳ, đồng thời có thể gây nên các cơn co thắt tử cung nghiêm trọng đe dọa đến tính mạng thai nhi. Do đó, mẹ bầu 3 tháng đầu không nên ăn gì chứa nhiều rau ngải cứu, nhất là trong những món ăn cuốn bánh tráng với rau sống, món gỏi hoặc món hấp có sự hiện diện của rau ngải cứu.
28. Hoa quả có lượng đường cao
Đường trong hoa quả chủ yếu là đường fructose. Nghiên cứu cho thấy, tiêu thụ quá nhiều hoa quả có lượng đường cao trong thai kỳ có thể khiến thai nhi lớn lên bị rối loạn chuyển hóa đường, chuyển hóa mỡ và mắc bệnh cao huyết áp. Trong khi đó, mẹ có nguy cơ cao bị rối loạn lipid máu sau thai kỳ. Vì thế, để đảm bảo sức khỏe tổng thể cho cả mẹ và con, Viện Dinh dưỡng Quốc gia khuyến cáo mẹ bầu 3 tháng đầu không nên ăn gì chứa nhiều hơn 240g trái cây mỗi ngày.
29. Nước ngọt có ga
Nước ngọt có ga chứa rất nhiều đường tinh chế, chất tạo ngọt nhân tạo và những hóa chất điều vị. Việc tiêu thụ nước ngọt có ga trong thai kỳ hoàn toàn không được y học ủng hộ bởi:
- Một nghiên cứu năm 2012 phát hiện ra rằng mẹ bầu uống nhiều hơn 60g nước ngọt mỗi ngày có thể làm tăng nguy cơ sinh non vào cuối thai kỳ.
- Một nghiên cứu năm 2017 cho thấy, nếu mẹ tiêu thụ quá nhiều nước ngọt trong thai kỳ, trẻ sẽ có nguy cơ bị hen suyễn vào năm 8 tuổi cao hơn bạn bè đồng trang lứa.
- Một nghiên cứu năm 2018 cho thấy, mẹ bầu tiêu thụ quá nhiều nước ngọt có ga trong thai kỳ có thể gây tác động tiêu cực một cách toàn diện đến khả năng vận động, năng lực thị giác, nhận thức không gian và khả năng diễn đạt ngôn ngữ của trẻ khi trưởng thành.
Vì thế, mẹ cần tuyệt đối tránh xa nước ngọt có ga trong thai kỳ để tối ưu sự phát triển cho con trẻ.
30. Bia rượu
Theo nghiên cứu, việc tiếp xúc lâu dài với cồn ethanol chứa trong rượu bia trong ba tháng đầu của thai kỳ làm giảm đáng kể lưu lượng máu có vai trò cung cấp oxy nuôi dưỡng trẻ ở nhau thai, khiến trẻ chậm lớn. Không những thế, nghiên cứu còn chỉ rõ, dù mẹ chỉ uống rượu bia một lần mỗi tuần trong suốt thai kỳ, thì việc uống rượu bia trong 3 tháng đầu tiên có khả năng gây ngộ độc thần kinh thai nhi cao hơn hẳn 3 tháng giữa và 3 tháng cuối. Do đó, mẹ bầu tuyệt đối nên tránh xa bia rượu để trẻ được phát triển khỏe mạnh.
Có thai 3 tháng đầu nên ăn gì để đảm bảo chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ?
Trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng để đảm bảo sự phát triển của thai nhi. Các nhóm chất mà mẹ cần quan tâm gồm sắt, folate, canxi, vitamin D, vitamin A và i-ốt. Cụ thể:
- Sắt: Giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu do thiếu sắt. Bà bầu nên ăn các loại thực phẩm giàu sắt như thịt đỏ, cá, trứng, hải sản, gia cầm, các loại rau lá xanh, ngũ cốc, đậu và hạt (đậu nành, đậu lăng, hạt chia, hạt bí,…);
- Folate: Giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh ở thai nhi. Thực phẩm giàu folate bao gồm rau xanh lá (cải bó xôi, cải xoăn, xà lách,…), trứng, quả bơ, quả cam, các loại đậu, hạt và ngũ cốc;
- Canxi: Đóng vai trò quan trọng trong xương và răng của thai nhi. Bà bầu có thể bổ sung canxi từ sữa và các chế phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai, các loại đậu (đặc biệt đậu nành hoặc đậu hũ), các loại hạt (hạt hạnh nhân, hạt điều,…), các loại thủy hải sản (cá hồi, hàu,…) và các loại rau xanh.
- Vitamin D: Giúp hấp thu canxi và phát triển xương. Nguồn vitamin D bao gồm cá hồi, cá ngừ, cá mòi, trứng, nấm, sữa và sữa chua. Ngoài ra, việc mẹ bầu tăng cường tiếp xúc với ánh nắng mặt trời cũng giúp tổng hợp vitamin D.
- Vitamin A: Hỗ trợ sự phát triển của mắt, da và hệ miễn dịch. Vitamin A thường có nhiều trong trứng, sữa, các loại rau củ quả sáng màu (cà rốt, khoai lang, đu đủ, dưa lưới, cà chua, ớt chuông,…) và các loại rau màu xanh lá; Mẹ nên ưu tiên nhóm Vitamin A Carotenoids có trong rau củ quả để tránh dị tật thai nhi.
- I-ốt: I-ốt giúp hỗ trợ sự phát triển não bộ, hệ thống thần kinh và ngăn ngừa chứng đần độn ở trẻ. Bà bầu có thể bổ sung i-ốt từ muối ăn chứa i-ốt, cá biển, tôm, sữa, trứng và rong biển.
Sau khi tìm hiểu về việc mẹ bầu 3 tháng đầu không nên ăn gì, hy vọng rằng bài viết đã giúp các mẹ bầu biết được những thực phẩm cần tránh trong giai đoạn này. Điều quan trọng là mẹ biết lắng nghe cơ thể, khám thai định kỳ và thường xuyên chú ý đến giá trị dinh dưỡng của thực phẩm. Trong mọi tình huống, mẹ đừng ngần ngại trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để xây dựng được chế độ ăn uống an toàn. Chúc các mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh và hạnh phúc!
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp