Bị mất bằng lái xe ô tô có được lái xe không ?

Video mất bằng lái xe ô tô có được lái xe không

Quy định về giấy phép lái xe ở các quốc gia tuy có khác nhau tùy vào đặc thù của mỗi nước nhưng nhìn chung để nhận được giấy phép lái xe, người xin cấp giấy phép lái xe cần trải qua nhiều thủ tục pháp lý như nộp đơn xin cấp, phải trải qua một bài kiểm tra lái xe hoặc những kỳ thi sát hạch về lái xe nghiêm ngặt (tùy yêu cầu của từng loại phương tiện) và các thủ tục khác. Sau khi được cấp Giấy phép lái xe, người đó mới có quyền (về mặt pháp lý) để tham gia giao thông bằng phương tiện xe. Trong bài viết này, Luật ACC sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến giấy phép lái xe.

Giấy phép lái xe

1. Giấy phép lái xe là gì ?

Giấy phép lái xe (thường được gọi là bằng lái) là một loại chứng chỉ mà cơ quan có thẩm quyền cấp cho một cá nhân, cho phép cá nhân đó có quyền sử dụng, tham gia điều khiển phương tiện giao thông trên đường.

2. Giấy phép lái xe ô tô là gì ?

Bằng lái xe hay còn gọi là giấy phép lái xe là một loại giấy phép, chứng chỉ do cơ quan nhà nước hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp cho một chủ thể cụ thể đáp ứng các điều kiện nhằm mục đích cho phép người đó được phép vận hành, lưu thông, tham gia giao thông bằng xe cơ giới các loại như xe máy, xe hơi, xe tải, xe buýt, xe khách hoặc các loại hình xe khác trên các con đường công cộng.

Hiện các loại bằng lái xe ô tô đang được sử dụng trong luật giao thông đường bộ Việt Nam gồm có bằng lái xe hạng B, hạng C, hạng D, hạng E, hạng F, FB, FC, FD. Trong đó bằng lái xe hạng B, hạng C là bằng ô tô được sử dụng rộng rãi.

3. Mất giấy phép lái xe có được điều khiển xe không ?

Thứ nhất, về điều kiện của người lái xe khi tham gia giao thông:

Căn cứ theo quy định tại Điều 58 Luật Giao thông đường bộ 2008 như sau:

“1. Người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khỏe quy định tại Điều 60 của Luật này và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

Người tập lái xe ô tô khi tham gia giao thông phải thực hành trên xe tập lái và có giáo viên bảo trợ tay lái.

  1. Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:

a) Đăng ký xe; b) Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật này; c) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật này; d) Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới”. Như vậy theo quy định trên người lái xe khi điều khiển phương tiện giao thông phải mang theo:

– Đăng ký xe;

– Giấy phép lái xe;

– Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (xe ô tô, xe rơ moóc và sơ mi rơ moóc);

– Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới;

Theo thông tin bạn cung cấp thì; Trong lúc bạn bị mất bằng lái xe ô tô và đang đi làm cấp bằng lái mới thì bạn không thể cầm giấy hẹn cấp lại để tham gia giao thông vì giấy hẹn không có giá trị thay thế giấy phép lái xe bị mất.

Do đó, nếu không có giấy phép lái xe xuất trình vào thời điểm bị kiểm tra là đã vi phạm và bị xử phạt hành chính với hành vi không có giấy phép lái xe. Trường hợp đến đúng ngày hẹn giải quyết bạn xuất trình được giấy phép lái xe thì sẽ được ra quyết định xử phạt với lỗi không mang theo giấy phép lái xe.

Thứ hai, mức phạt lỗi không mang theo giấy phép lái xe ô tô:

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới thì:

“3. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

  1. a) Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không mang theo Giấy phép lái xe, trừ hành vi vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 7 Điều này;

Như vậy điều khiển xe ô tô nhưng không mang theo Giấy phép lái xe nên sẽ bị phạt từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng.

Trường hợp mất giấy phép lái xe ô tô thì không thể dùng giấy hẹn cấp lại bằng lái để thay thế. Nếu vi phạm thì người điều khiển sẽ bị phạt với lỗi không mang theo giấy phép lái xe và có mức phạt từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng.

Như vậy, trường hợp mất giấy phép lái xe thì người tham gia giao thông không được phép điều khiển phương tiện giao thông.

4. Thời hạn giấy phép lái xe ô tô là bao lâu ?

Hiện nay theo quy định bằng lái xe các hạng đều có thời hạn nhất định. Cụ thể:

  • Hạng B1 có thời hạn tới tuổi nghỉ hưu, cụ thể Hạng B1 có giá trị thời hạn đến 55 tuổi đối với nữ và 60 tuổi đối với nam.
  • Bằng lái xe ô tô hạng b1 được điều khiển xe ôtô chở người đến 9 chỗ ngồi; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg (không được phép kinh doanh).
  • Hạng B2 có thời hạn 10 năm. Hạng B2 được điều khiển các loại xe như hạng B1. Bên cạnh đó còn được tham gia vận tải kinh doanh.
  • Hạng C có thời hạn 5 năm. Bằng lái xe hạng C sẽ được lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên và các loại xe quy định ở hạng B2.
  • Hạng D có thời hạn 5 năm. Bằng lái xe hạng D lái xe ôtô chở khách từ 10-32 chỗ và các loại xe quy định ở hạng C.
  • Hạng E có thời hạn 5 năm. Hạng E cấp cho người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi và các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D.
  • Hạng F có thời hạn 5 năm. Hạng F được cấp cho người đã có giấy phép lái xe các hạng B2, C, D và E để điều khiển các loại xe ô tô tương ứng kéo rơ moóc có trọng tải thiết kế lớn hơn 750kg, sơ mi rơ moóc, ô tô khách nối toa.
  • Như vậy các loại bằng lái ô tô cũng như tất cả các loại bằng khác phải xin đổi trước khi hết thời hạn quy định.

Trên đây là nội dung bài viết của Luật ACC về “Bị mất bằng lái xe ô tô có được lái xe không ?”. Bài viết trên là những thông tin cần thiết mà quý độc giả có thể áp dụng vào đời sống thực tiễn. Trong thời gian tham khảo nếu có những vướng mắc hay thông tin nào cần chia sẻ hãy chủ động liên hệ và trao đổi cùng luật sư để được hỗ trợ đưa ra phương án giải quyết cho những vướng mắc pháp lý mà khách hàng đang mắc phải.