– Lỗi là trạng thái tâm lý hay thái độ của chủ thể đối với hành vi của mình và đối với hậu quả của hành vi đó gây ra cho xã hội được thể hiện dưới hai hình thức: cố ý hoặc vô ý.
- Ngày 21/4 là ngày gì? Ý nghĩa và các hoạt động phổ biến vào ngày 21/4
- Đặc điểm tự nhiên khu vực Đông Nam Á (Địa lý 11 Bài 12)
- Chính sách tiền tệ là gì? Ý nghĩa, công cụ & và ví dụ về chính sách tiền tệ
- IV, VII, VIII, XI, IX là thế kỷ bao nhiêu, cách chuyển đổi số La Mã
- Bằng lái xe Quốc tế có bao nhiêu loại và thời hạn bao lâu
Lỗi gồm 2 loại: cố ý và vô ý.
Bạn đang xem: Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật là gì?
Lỗi cố ý lại gồm 2 loại: cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp.
Xem thêm : Tin tức – Sự kiện
+ Cố ý trực tiếp là lỗi của một chủ thể khi thực hiện hành vi trái pháp luật nhận thức rõ hành vi của mình là trái pháp luật, thấy trước được hậu quả của hành vi đó và mong muốn cho hậu quả đó xảy ra.
+ Cố ý gián tiếp là lỗi của một chủ thể khi thực hiện một hành vi trái pháp luật nhận thức rõ hành vi của mình là trái pháp luật, thấy trước được hậu quả của hành vi đó, tuy không mong muốn song có ý thức để mặc cho hậu quả đó xảy ra.
Lỗi vô ý cũng gồm 2 loại: vô ý vì cẩu thả và vô ý vì quá tự tin
+ Vô ý vì cẩu thả là lỗi của một chủ thể đã gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng do cẩu thả nên không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả đó, mặc dù có thể thấy trước và phải thấy trước hậu quả này.
Xem thêm : Quy mô khủng của hạm đội 7 hải quân Mỹ
+ Vô ý vì quá tự tin là lỗi của một chủ thể tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội song tin chắc rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc cỏ thể ngăn ngừa được nên mới thực hiện và có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội.
– Động cơ vi phạm pháp luật là động lực tâm lý bên trong thúc đẩy chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật.
– Mục đích vi phạm pháp luật là cái đích trong tâm lý hay kết quả cuối cùng mà chủ thể mong muốn đạt được khi thực hiện hành vi trái pháp luật.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp