Giải đáp mất giấy cầm đồ phải làm gì & những thắc mắc liên quan

Mất giấy cầm đồ phải làm gì? Bên cầm đồ có thể lấy lại tài sản cầm cố của mình hay không? Làm sao để bảo vệ quyền lợi của mình khi cầm cố tài sản?

Mất giấy cầm đồ phải làm gì để chuộc lại tài sản là câu hỏi đang được quan tâm nhất hiện nay. Vậy vấn đề này được pháp luật điều chỉnh như thế nào? Hãy cùng theo dõi thông tin dưới đây để biết cách bảo vệ quyền lợi của mình.

1. Mất giấy cầm đồ phải làm gì để chuộc lại tài sản?

Cầm đồ là việc một người đưa tài sản của mình cho bên nhận cầm cố tài sản để nhận một khoản tiền theo lãi suất thỏa thuận. Đây là giao dịch dân sự hợp pháp, quyền lợi cũng như nghĩa vụ của bên cầm đồ và bên nhận cầm đồ đều phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật.

Sau khi hết hạn cầm đồ, bên cầm đồ có nghĩa vụ trả đủ tiền đã vay của tiệm cầm đồ để nhận lại tài sản của mình đã cầm cố trước đó. Thông thường, hợp đồng cầm đồ sẽ chính thức có hiệu lực khi 2 bên ký hợp đồng.

Tuy nhiên thời gian hợp đồng có hiệu lực cũng có thể ở một thời điểm khác theo thỏa thuận của 2 bên hoặc trong trường hợp luật có quy định khác. Kể từ thời điểm tiệm cầm đồ nắm giữ tài sản cầm cố thì việc này sẽ có hiệu lực đối kháng với người thứ ba.

Vậy nếu người cầm đồ làm mất giấy cầm đồ phải làm gì? Để đảm bảo quyền lợi của mình trong trường hợp này các bạn cần thực hiện các bước theo hướng dẫn sau:

  • Bước 1: Báo cho công an địa phương về việc mình bị mất giấy tờ cầm đồ và yêu cầu họ lập biên bản về việc này.

  • Bước 2: Đến tiệm cầm đồ mình đã cầm đồ và yêu cầu họ cung cấp cho mình bản sao hoặc giấy xác nhận về việc bạn đã thế chấp tài sản là món đồ này.

  • Bước 3: Nhận tư vấn của tiệm cầm đồ và làm các thủ tục cần thiết khác để lấy lại tài sản của mình.

Mất giấy cầm đồ cần báo ngay cho cơ quan công an gần nhất

Mất giấy cầm đồ cần báo ngay cho cơ quan công an gần nhất

2. Chủ tiệm làm mất giấy tờ của khách thì phải làm gì?

Căn cứ vào Khoản 1, Điều 313 và Điều 302 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì chủ tiệm cầm đồ làm mất giấy tờ của khách phải bồi thường thiệt hại cho bên cầm cố. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại được quy định chi tiết tại Điều 585 của Luật này.

Theo đó, phần bồi thường có thể được thực hiện theo thỏa thuận của 2 bên về số tiền cần bồi thường.

Nếu chủ tiệm cầm đồ làm mất giấy tờ xe của khách hàng thì khách hàng có thể yêu cầu họ thanh toán chi phí xin cấp lại giấy tờ xe hoặc thỏa thuận khác. Nếu bên cầm đồ đã hoàn thành nghĩa vụ của mình mà bên tiệm cầm đồ không trả giấy tờ khiến khách hàng gặp thiệt hại thực tế (có chứng cứ đầy đủ) thì bên cầm đồ có quyền yêu cầu chủ tiệm bồi thường thiệt hại theo đúng quy định.

Trong trường hợp chủ tiệm cầm đồ không trả phí bồi thường mà khách hàng có đầy đủ chứng cứ thì có thể khởi kiện lên Tòa án để đòi quyền lợi của mình.

Tiệm cầm đồ làm mấy giấy tờ của khách sẽ phải bồi thường theo quy định

Tiệm cầm đồ làm mấy giấy tờ của khách sẽ phải bồi thường theo quy định

3. Tìm hiểu về quyền và nghĩa vụ của bên cầm cố

Liên quan đến vấn đề mất giấy cầm đồ phải làm gì, bên cầm đồ nên tìm hiểu kỹ và nắm rõ quyền lợi cũng như nghĩa vụ của mình để biết cách khắc phục đúng quy định của pháp luật.

Theo đó, căn cứ vào Điều 314.3 BLDS 2015, bên cầm đồ có những quyền lợi sau đây:

  • Nhận lợi ích từ tiệm cầm đồ. Đó là khoản vay có trả lãi trong thời hạn thỏa thuận.

  • Yêu cầu bên nhận cầm đồ trả lại tài sản đã cầm cố và các giấy tờ liên quan sau khi hợp đồng cầm đồ chấm dứt.

  • Yêu cầu bên nhận cầm đồ chấm dứt việc sử dụng tài sản cầm cố của mình nếu nhận thấy tài sản đó đang bị giảm giá trị hoặc có nguy cơ bị mất.

  • Yêu cầu bồi thường những thiệt hại xảy ra đối với tài sản cầm cố trong thời hạn hợp đồng còn hiệu lực.

  • Được quyền bán, thay thế hoặc tặng cho tài sản cầm cố nếu có sự đồng ý của bên nhận cầm đồ.

Bên cạnh quyền lợi thì người cầm đồ cũng sẽ phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ sau đây:

  • Giao tài sản cầm cố của mình cho bên nhận cầm cố.

  • Thanh toán đầy đủ tiền gốc và tiền lãi khoản vay đúng thời hạn.

  • Thanh toán các khoản chi phí bảo quản tài sản (nếu có).

​>>> Bạn cần vay tiền gấp trong 2 giờ? Đăng ký vay ngay tại đây:

4. Nắm rõ về quyền và nghĩa vụ của bên nhận cầm cố

Tương tự như bên cầm đồ, bên nhận cầm đồ cũng có những quyền lợi nhất định và thực hiện đúng nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật.

4.1. Về mặt quyền lợi

Bên nhận cầm đồ có những quyền lợi sau:

  • Quyền nắm giữ tài sản của người cầm đồ cho đến khi hợp đồng cầm cố chấm dứt.

  • Người nhận cầm đồ có quyền tiếp nhận lợi tức từ tài sản cầm đồ nếu bên cầm đồ không trả nợ đúng hạn.

  • Tiệm cầm đồ có quyền bán tài sản cầm đồ nếu người cầm đồ không trả nợ đúng thỏa thuận. Tuy nhiên, tiệm phải thông báo trước cho người cầm đồ biết và đợi một thời gian theo thỏa thuận mới được bán tài sản.

Tiệm cầm đồ có quyền bán tài sản để thu hồi khoản vay

Tiệm cầm đồ có quyền bán tài sản để thu hồi khoản vay

4.2. Về mặt nghĩa vụ

Những nghĩa vụ bên nhận cầm đồ cần thực hiện gồm:

  • Bảo quản tài sản của bên cầm đồ tránh tình trạng làm hư hỏng, mất mát tài sản. Nếu xảy ra hư hỏng, mất mát tài sản do lỗi của bên nhận cầm đồ thì phải bồi thường đúng giá trị tài sản cho bên cầm đồ.

  • Trả lại tài sản cho bên cầm đồ trong tình trạng nguyên vẹn như ban đầu sau khi hợp đồng cầm đồ hết hiệu lực.

  • Thông báo đầy đủ thông tin liên quan đến hợp đồng cầm đồ cho bên cầm đồ.

  • Đảm bảo bí mật thông tin cá nhân và thông tin giao dịch cho bên cầm đồ trong và sau thời gian cầm đồ.

5. Tiệm cầm đồ có được tự ý sử dụng xe của khách hàng?

Theo nội dung quy định tại Điều 326 và 332 Bộ Luật Dân sự năm 2005, khi bên cầm đồ mang tài sản của mình đi cầm cố đồng nghĩa với việc chuyển giao quyền chiếm hữu tài sản của mình cho bên nhận cầm đồ. Khi đó, bên nhận cầm đồ có quyền chiếm hữu tài sản đối với tài sản cầm cố, trừ khi có thỏa thuận khác.

Chính vì vậy, nếu giữa khách hàng và tiệm cầm đồ không có thỏa thuận về việc sử dụng xe mà chủ tiệm vẫn sử dụng xe của khách hàng là hành vi trái pháp luật. Tùy theo tính chất, mức độ hành vi và thiệt hại (nếu có) mà khách hàng có thể khởi kiện lên Tòa án để yêu cầu bồi thường.

20231013 Mat giay cam do phai lam gi5

Tiệm cầm đồ sử dụng xe của khách hàng là hành vi trái pháp luật

6. Giải đáp thắc mắc liên quan đến hợp đồng cầm đồ

Trong hợp đồng cầm đồ, không xảy ra vấn đề mất giấy cầm đồ phải làm gì hay chủ tiệm làm mất giấy tờ của khách hàng phải bồi thường ra sao. Mà trong suốt quá trình thực hiện giao dịch và trong thời gian hợp đồng có hiệu lực còn có nhiều vấn đề liên quan khác.

Dưới đây là một số thắc mắc thường gặp mọi người nên tìm hiểu trước để tránh xảy ra những rắc rối về quyền cũng như nghĩa vụ của mình.

6.1. Hợp đồng cầm cố khi nào có hiệu lực?

Thông thường, hợp đồng cầm cố tài sản sẽ có hiệu lực ngay sau khi được các bên ký kết. Tuy nhiên, nếu 2 bên có thỏa thuận khác thì hợp đồng sẽ có hiệu lực theo thời gian thỏa thuận giữa các bên.

6.2. Hợp đồng cầm đồ có chuyển nhượng được không?

Đáp án cho thắc mắc này là “CÓ”. Hợp đồng cầm cố tài sản có thể chuyển nhượng tùy theo điều khoản trong hợp đồng và quy định của pháp luật.

6.3. Có phải công chứng hợp đồng cầm cố tài sản không?

Hiện tại, pháp luật Việt Nam không quy định hợp đồng cầm cố tài sản thì bắt buộc phải công chứng. Tuy nhiên để tăng cường tính pháp lý, đảm bảo sự minh bạch và tránh phát sinh những mâu thuẫn về sau thì các bên vẫn nên công chứng hợp đồng.

6.4. Bên cầm đồ cố tình không trả nợ sẽ có hậu quả như thế nào?

Nếu đến thời hạn trả nợ khoản vay từ việc cầm cố tài sản mà bên cầm đồ không trả nợ theo đúng thỏa thuận sẽ phải đối mặt với những hậu quả sau đây:

  • Bị tính phí phạt và áp dụng mức lãi suất cao do nợ quá hạn.

  • Bị tịch thu tài sản và bên nhận cầm đồ có quyền thanh lý tài sản để thu hồi nợ.

  • Bị tiệm cầm đồ khởi kiện yêu cầu bồi thường hợp đồng. Trong trường hợp nghiêm trọng, bên cầm đồ còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

6.5. Xe không giấy tờ có cầm cố vay tiền được không?

Đáp án là “CÓ”. Xe không có giấy tờ bạn vẫn có thể tham gia các khoản vay tín dụng bằng hình thức cầm đồ xe không giấy tờ ở một số tiệm cầm đồ. Tuy nhiên giao dịch này thường tiềm ẩn rất nhiều rủi ro do đây là giao dịch trái quy định của pháp luật. Nếu xảy ra vấn đề tranh chấp tài sản hay xe bị mất thì khách hàng sẽ không thể khởi kiện để đòi quyền lợi của mình. Bên cạnh đó, lãi suất cầm xe không giấy tờ cũng rất cao.

Ngoài ra, việc dùng xe không có giấy tờ để thực hiện giao dịch cầm đồ, mua bán, chuyển nhượng người cầm đồ còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

6.6. Làm sao để vay tiền khi không có tài sản bảo đảm?

Nếu không có tài sản bảo đảm để thế chấp vay tiền thì bạn có thể tham khảo sản phẩm vay online của công ty Cổ phần Tập đoàn TIMA. Công ty đang cung cấp sản phẩm vay bằng giấy tờ xe máy hoặc giấy tờ xe ô tô với hạn mức từ 3 triệu đồng đến 2 tỷ đồng lãi suất chỉ 1,6%/ tháng.

Khách hàng có nhu cầu tham gia khoản vay chỉ cần đáp ứng một số điều kiện như: Khách hàng trong độ tuổi từ 20 – 60 tuổi có giấy tờ xe và có giấy chứng minh nhân dân/ CCCD hợp lệ,….

Bạn có thể làm hồ sơ vay trực tuyến trên web hoặc ứng dụng TIMA mà không cần trực tiếp đến phòng dịch vụ. Khoản vay tại TIMA không thẩm định nơi ở cũng như nơi làm việc của khách hàng. Nếu hồ sơ vay hợp lệ, bạn sẽ nhận được tiền giải ngân siêu tốc trong vòng 2 giờ đồng hồ sau khi ký hợp đồng.

Sản phẩm tài chính hấp dẫn tại TIMA

Sản phẩm tài chính hấp dẫn tại TIMA

Mất giấy cầm đồ phải làm gì và những thắc mắc liên quan đã được giải đáp. Nếu cần hỗ trợ vay tín chấp không có tài sản bảo đảm các bạn hãy kết nối trực tiếp đến chúng tôi để nhận tư vấn miễn phí.

>>> Xem thêm: Góc tư vấn: Nợ quá hạn bao nhiêu lâu thì bị khởi kiện, đòi nợ?