Thủ Tục Làm Hộ Khẩu Bị Mất (Cập Nhật 2021)
- Top 12 loài hoa trồng ban công có mùi thơm cực thư giãn
- Biển số xe 41, 50-59 ở tỉnh nào? Biển số xe TPHCM là bao nhiêu?
- Cách tính lượng sữa cho trẻ sơ sinh theo cân nặng đúng nhất
- Tiểu mục 4944 là gì? Tiểu mục nộp thuế môn bài năm 2024
- Mùng 1 Tết 2022 là ngày mấy dương lịch – Tết nguyên đán năm Nhâm Dần
Sổ hộ khẩu là một giấy tờ pháp lý quan trọng đối với mọi công dân, tuy nhiên rất nhiều trường hợp vì bất cẩn mà làm mất, rách, hư hỏng sổ hộ khẩu. Vậy mất sổ hộ khẩu thì phải làm sao? Thủ tục đi làm lại sổ hộ khẩu thực hiện như thế nào? Mất sổ hộ khẩu làm lại ở đâu? Hãy cùng Công ty luật ACC giải đáp những thắc mắc trên trong bài viết dưới đây.
Bạn đang xem: Thủ Tục Làm Hộ Khẩu Bị Mất (Cập Nhật 2023)
1. Mất sổ hộ khẩu phải làm sao?
Sổ hộ khẩu hay gọi tắt là hộ khẩu là tài liệu làm căn cứ để xác định việc đăng ký hộ khẩu thường trú của từng gia đình hoặc đơn vị lập sổ. Khi mất sổ hộ khẩu, bạn sẽ gặp những rắc rối khi thực hiện những thủ tục sau:
- Chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở: Để thực hiện quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, sổ hộ khẩu là một giấy tờ chứng nhận, văn bản pháp lí trong trường hợp nhận thừa kế. Nó còn đảm bảo thi hành án cho các trường hợp liên quan đến quyền sử dụng đất,…
- Các thủ tục hành chính: Sổ hộ khẩu là một giấy tờ pháp lí quan trọng trong quá trình thực hiện các thủ tục hành chính như đăng kí thường trú, tạm trú, chuyển tách hộ khẩu, cấp đổi sổ hộ khẩu, xóa hay xác nhận đăng kí thường trú… Ngoài ra, các thủ tục hành chính liên quan giấy phép kinh doanh, đăng kí kết hôn, hộ chiếu, chứng minh nhân dân, khai sinh, khai tử hay hồ sơ xin việc… đều cần đến hộ khẩu để làm căn cứ chứng thực.
Chính vì vậy, khi mất sổ hộ khẩu, bạn cần đi làm lại sổ hộ khẩu tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sớm nhất có thể.
2. Thủ tục đi làm lại sổ hộ khẩu?
2.1. Trước ngày 01/7/2021
Theo khoản 2 Điều 10 Thông tư 35/2014/TT-BCA, sổ hộ khẩu bị hư hỏng thì được đổi, bị mất thì được cấp lại. Sổ hộ khẩu được đổi, cấp lại có số, nội dung như sổ hộ khẩu đã cấp trước đây.
Theo đó, ta có thể thấy, nếu trước ngày 01/7/2021, nếu bạn bị mất sổ hộ khẩu thì có thể được cấp lại. Thủ tục làm hộ khẩu bị mất được quy định như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định
Hồ sơ bao gồm:
- Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu (mẫu HK02 ban hành theo Thông tư số 36/2014/TT-BCA);
- Chứng minh nhân dân của các nhân khẩu trong sổ hộ khẩu đã bị mất;
- Xác nhận của Công an khu vực nơi mất giấy tờ;
- Giấy ủy quyền/ hoặc hợp đồng ủy quyền (nếu có).
Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền
Xem thêm : Debit note trong xuất nhập khẩu là gì?
Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì người nộp được trao giấy biên nhận.
Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện nhưng thiếu thành phần hồ sơ hoặc biểu mẫu, giấy tờ kê khai chưa đúng, chưa đầy đủ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn cho người đến nộp hồ sơ bổ sung hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện thì không tiếp nhận và phải trả lời bằng văn bản cho công dân, nêu rõ lý do không tiếp nhận.
Bước 3: Trả kết quả
Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền đăng ký thường trú phải đổi, cấp lại sổ hộ khẩu.
2.2. Sau ngày 01/7/2021
Tuy nhiên, từ ngày 01/7/2021, Luật Cư trú 2020 sẽ chính thức có hiệu lực. Theo đó, những quy định mới nhất liên quan đến sổ hộ khẩu bao gồm:
Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú đã được cấp vẫn được sử dụng và có giá trị như giấy tờ, tài liệu xác nhận về cư trú theo quy định của Luật này cho đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2022; và
Khi công dân thực hiện các thủ tục đăng ký cư trú dẫn đến thay đổi thông tin trong Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú thì cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thu hồi Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú đã cấp, thực hiện điều chỉnh, cập nhật thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú theo quy định của Luật này và không cấp mới, cấp lại Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú.
Theo đó, ta có thể thấy từ ngày 01/7/2021, nếu sổ hộ khẩu được cấp từ trước đây thì vẫn có giá trị sử dụng, bên cạnh đó sẽ không cấp mới sổ hộ khẩu trong trường hợp đi làm hộ khẩu bị mất. Khi đó, bạn cần đi đăng ký thường trú tại cơ quan có thẩm quyền theo các bước sau:
Xem thêm : Những truyền thống quý báu của Đảng Cộng sản Việt Nam
Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ
Người đăng ký thường trú nộp hồ sơ đăng ký thường trú đến cơ quan đăng ký cư trú nơi mình cư trú.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ
Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký thường trú, cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra và cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đăng ký; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn người đăng ký bổ sung hồ sơ.
Bước 3: Trả kết quả
Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về nơi thường trú mới của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký thường trú; trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Sau khi hoàn thành thủ tục trên, thông tin đăng ký thường trú sẽ được cập nhật tại Cơ sở dữ liệu về cư trú, thay vì cầm trên tay một cuốn sổ hộ khẩu.
Trên đây là những kiến thức về thủ tục đi làm lại sổ hộ khẩu cập nhật mới nhất, hi vọng từ những kiến thức trên sẽ giải đáp được những thắc mắc của bạn. Nếu gặp bất kỳ vướng mắc nào hoặc mong muốn quá trình thực hiện những thủ tục đi làm lại sổ hộ khẩu trở nên đơn giản hơn, bạn có thể liên hệ với Công ty luật ACC bằng một trong những cách sau để được tư vấn tận tình:
- Hotline: 19003330
- Zalo: 084 696 7979
- Gmail: [email protected]
- Website: accgroup.vn
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp