Bể chứa và bộ lọc của máy tạo độ ẩm không khí bị bẩn là môi trường thuận lợi để vi khuẩn và nấm mốc sinh sôi và phát triển. Máy tạo độ ẩm kém vệ sinh là vấn đề nghiêm trọng với những bệnh nhân hen phế quản và dị ứng, tuy nhiên máy tạo độ ẩm cũng có thể là nguy cơ tiềm tàng gây khởi phát các triệu chứng giống cúm hoặc bệnh lý viêm phổi ở những người khỏe mạnh nếu bụi bẩn và các dị nguyên bay vào không khí.
Tham khảo thêm những tác hại do ẩm mốc gây ra với sức khỏe qua bài viết sau: Ẩm mốc ảnh hưởng tới sức khỏe như thế nào?
Bạn đang xem: Tác động của máy tạo độ ẩm tới sức khỏe
Xem thêm : [GIẢI ĐÁP] Review sữa Glucerna có tốt không? Sữa Glucerna cho người tiểu đường mua ở đâu?
Để giảm thiểu các nguy cơ có hại cho sức khỏe người tiêu dùng do máy tạo độ ẩm bị bẩn gây ra, người dùng cần tuân theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất và có thể tham khảo thêm các mẹo sau:
- Sử dụng nước khử khoáng hoặc nước cất: nước khoáng có thể lắng đọng bên trong máy tạo độ ẩm và kích thích sự phát triển của vi khuẩn. Khi giải phóng vào không khí, những chất khoáng này thường có dạng như các hạt bụi trắng trên các vật dụng trong nhà. Người dùng hoàn toàn có thể hít phải các hạt bụi này vào đường hô hấp. Nước khử khoáng và nước cất có lượng chất khoáng ít hơn nên giảm thiểu được nguy cơ có hại cho sức khỏe.
- Thay nước cho máy tạo độ ẩm thường xuyên: không cho phép các chất lắng đọng và phát triển bên trong máy tạo độ ẩm. Làm trống các bể chứa, rửa sạch và đổ đầy lại với nước sạch mỗi ngày, đặc biệt với loại máy tạo độ ẩm hơi lạnh hoặc sóng âm.
- Vệ sinh máy tạo độ ẩm mỗi 3 ngày: tháo rời máy trước khi làm vệ sinh. Rửa sạch những cặn lắng từ bồn chứa và các bộ phận khác của máu với dung dịch hydrogen peroxide 3% hoặc các dung dịch tẩy khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
- Luôn luôn súc rửa bể chứa sau khi chùi rửa.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp