Bầu 3 tháng đầu uống nước mía được không? Thời điểm uống nước mía thích hợp là gì

Bầu 3 tháng đầu uống nước mía được không là vấn đề được rất nhiều chị em quan tâm khi đang mang thai. Để giúp chị em an tâm hơn khi sử dụng loại thức uống này, Primer sẽ trả lời giúp các chị em những vấn đề liên quan tới việc uống nước mía khi mang thai. Nếu bạn cũng đang quan tâm tới vấn đề này thì hãy dành chút thời gian để tham khảo nội dung bài viết ngày hôm nay nhé.

Bầu 3 tháng đầu uống nước mía được không?

Bầu 3 tháng đầu uống nước mía được không
Bầu 3 tháng đầu uống nước mía được không

Theo nhiều nghiên cứu khoa học, nước mía được chứng minh là có tác dụng tốt cho mẹ bầu khi mang thai được 3 tháng. Bởi lẽ trong nước mía có chứa nhiều dưỡng chất tốt cho cả mẹ và bé, điển hình là sắt, canxi, magie, vitamin A, B1, B2, C, chất chống oxy hóa,…

Uống nước mía giúp mẹ bầu cải thiện làn da, ngăn ngừa táo bón, tăng cường sức đề kháng,… Không chỉ vậy, nước mía có vị ngọt thanh nên sẽ giúp mẹ bầu giảm cảm giác bị nhạt miệng do tình trạng ốm nghén gây ra. Để bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, mẹ bầu nên bổ sung nước mía nhưng với lượng vừa phải để đảm bảo an toàn, tránh nguy cơ tiểu đường thai kỳ.

Tác dụng của nước mía với mẹ bầu 3 tháng đầu

Như đã đề cập trong phần bầu 3 tháng đầu uống nước mía được không, chúng ta đã biết được lời giải đáp cho câu hỏi này là CÓ. Vậy tác dụng của nước mía với mẹ bầu 3 tháng đầu cụ thể là gì. Các bạn hãy cùng tìm hiểu tiếp các tác dụng của việc uống nước mía nhé.

Hạn chế tình trạng ốm nghén

Uống nước mía giúp hạn chế tình trạng ốm nghén
Uống nước mía giúp hạn chế tình trạng ốm nghén

Trong 3 tháng đầu, nội tiết tố của các mẹ bầu có rất nhiều sự thay đổi, cụ thể là các hormone như progesterone, estrogen thì tăng lên còn lượng đường trong máu, hormone endorphin thì giảm xuống,…. Điều này đã khiến nhiều chị em mang bầu bị ốm nghén và rơi vào trạng thái mệt mỏi do cảm giác buồn nôn, nôn ói, nhạt miệng, không muốn ăn.

Nước mía có vị ngọt thanh không chỉ giúp kích thích vị giác cho mẹ bầu mà còn cung cấp năng lượng cùng nhiều dưỡng chất bổ trợ cho cơ thể khi không ăn uống được nhiều. Trung bình trong 28,35g mía, có tới 25,71g đường tự nhiên. Đường có khả năng chuyển hóa năng lượng giúp giảm bớt sự căng thẳng, mệt mỏi, giúp tinh thần chị em phấn chấn hơn.

Để tăng hiệu quả sử dụng, chị em có thể đập dập thêm một ít gừng rồi pha vào nước mía. Cách này sẽ giúp chị em giảm sự khó chịu ở họng và dạ dày một cách hiệu quả.

Giúp làm đẹp da

Uống nước mía giúp cải thiện làn da cho các mẹ bầu
Uống nước mía giúp cải thiện làn da cho các mẹ bầu

Trong 3 tháng đầu mang thai, cơ thể chị em thường có rất nhiều sự thay đổi. Sự tăng lên của nội tiết tố nữ estrogen đã kích thích các tuyến dầu trên da hoạt động và làm tắc nghẽn các lỗ chân lông. Điều này đã khiến da chị em bị nổi nhiều mụn gây mất thẩm mỹ. Không chỉ vậy, sự thiếu hụt axit folic còn khiến da xuất hiện nhiều vết sạm màu trên da.

Việc uống nước mía trong thời gian này sẽ giúp cải thiện làn da cho các chị em một cách đáng kể. Bởi lẽ trong thành phần của nước mía có chứa axit alpha hydroxy (AHA), một loại axit tự nhiên có khả năng chống oxy hóa cho da hiệu quả.

Chữa bệnh cảm lạnh

Nước mía được chứng minh là có tác dụng giảm đau, giúp chữa bệnh cảm lạnh và viêm họng một cách hiệu quả mà không gây ra những tác dụng phụ lên cơ thể như các loại thuốc khác.

Cải thiện hệ tiêu hóa và chống táo bón cho mẹ bầu
Cải thiện hệ tiêu hóa và chống táo bón cho mẹ bầu

Trong thời kỳ mang thai, đặc biệt là 3 tháng đầu tiên, chị em rất dễ bị táo bón. Việc cơ thể tiết ra quá nhiều hormone progesterone đã gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động của hệ tiêu hóa và nhu động ruột.

Nếu uống nước mía trong thời kỳ này, chị em sẽ cải thiện đáng kể được tình trạng táo bón mà không cần dùng các loại thuốc hỗ trợ. Thành phần kali trong nước mía sẽ hỗ trợ quá trình trao đổi chất, đồng thời điều tiết độ ẩm và độ pH trong ruột, giúp ngăn ngừa được tình trạng đầy bụng, khó tiêu và táo bón.

Ổn định chỉ số đường huyết

Chỉ số đường huyết của mía tương đối thấp nên việc uống nước mía giúp phụ nữ mắc bệnh lý tiểu đường thai kỳ cân bằng được lượng đường trong cơ thể. Tuy nhiên các chị em cũng không nên uống quá nhiều nước mía mà chỉ nên uống với lượng vừa phải.

Bầu 3 tháng đầu uống nước mía được không
Ổn định chỉ số đường huyết

Giúp tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch

Theo một nghiên cứu tại Đại học Stanford (Mỹ), hệ miễn dịch của phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu tiên có sự thay đổi đáng kể. Đây là thời điểm mà các chị em dễ bị nhiễm trùng, nhiễm bệnh hơn so với những người bình thường.

Trong nước mía có thành phần flavonoid và hợp chất phenolic nên uống nước mía sẽ giúp tăng sức đề kháng và duy trì một hệ miễn dịch khỏe mạnh cho chị em. Không những thế, nước mía còn giúp duy trì nồng độ bilirubin và bảo vệ gan một cách an toàn, hiệu quả.

Ngăn ngừa bệnh vàng da cho trẻ sơ sinh

Lượng bilirubin phù hợp là điều cần thiết để gan có thể hoạt động tốt hơn. Vậy nên việc uống nước mía hàng ngày sẽ giúp kiểm soát nồng độ bilirubin và giúp thai nhi giảm thiểu được nguy cơ mắc bệnh vàng da khi mới chào đời.

Ngăn ngừa bệnh vàng da cho trẻ sơ sinh
Ngăn ngừa bệnh vàng da cho trẻ sơ sinh

Bảo vệ đường tiết niệu, chống nhiễm trùng

Một trong những vấn đề mà nhiều mẹ bầu gặp phải khi mang thai chính là nhiễm trùng đường tiết niệu. Trong nước mía lại chứa nhiều khoáng chất và chất chống oxy hóa có khả năng chống lại sự nhiễm trùng này, giúp chị em giảm đi các triệu chứng đau rát và khó chịu.

Cách uống nước mía dành cho bà bầu theo từng giai đoạn mang thai

Tùy từng giai đoạn mang thai mà lượng nước mía nạp vào cơ thể mẹ bầu cũng sẽ có sự khác biệt, cụ thể là:

  • 3 tháng đầu thai kỳ: Để cải thiện tình trạng ốm nghén, chị em nên pha khoảng 150ml nước mía với 5ml nước cốt gừng và uống 2 – 3 lần mỗi tuần. Ngoài ra để bổ sung thêm các khoáng chất và vitamin cần thiết cho cơ thể, mỗi ngày chị em có thể uống khoảng 150ml nước mía.
  • 3 tháng giữa: Đây là giai đoạn mà chị em nên hạn chế việc uống nước mía lại, chỉ nên uống khoảng 2 – 3 lần một tuần để tránh tình trạng lượng đường tăng cao gây đái tháo đường.
Không nên uống nhiều nước mía ở 3 tháng giữa thai kỳ
Không nên uống nhiều nước mía ở 3 tháng giữa thai kỳ
  • 3 tháng cuối: Trong giai đoạn này, chị em có thể uống khoảng 200ml nước mía/ngày, sử dụng 2 lần mỗi tuần để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cao của thai nhi.

Thời điểm uống nước mía thích hợp dành cho mẹ bầu

Để tối ưu hóa quá trình hấp thu các chất dinh dưỡng cho cơ thể, chị em nên uống nước mía sau bữa ăn khoảng 1 – 2 giờ. Nếu uống trước bữa ăn, chị em sẽ dễ bị no sớm và không muốn ăn khi vào bữa. Điều này sẽ khiến cơ thể bị thiếu hụt những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.

Lưu ý khi uống nước mía

Nước mía sau khi ép xong nên uống ngay, tránh bảo quản lâu trong tủ lạnh vì điều này sẽ làm giảm đi chất lượng nước, khiến nước không còn giữ được những chất dinh dưỡng như ban đầu. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên cho nhiều đá vào nước vì việc uống nước mía quá lạnh dễ khiến mẹ bầu bị lạnh bụng và xảy ra tình trạng khó tiêu.

Tuy nước mía được đánh giá là có khả năng hạn chế tình trạng buồn nôn do ốm nghén nhưng chị em cũng không nên lạm dụng uống loại nước này bất kì khi nào buồn nôn. Thay vào đó, chị em nên chia ra uống làm nhiều lần, mỗi lần uống một chút để giảm dần cảm giác nhạt miệng.

Chia nước mía ra uống thành nhiều lần trong ngày
Chia nước mía ra uống thành nhiều lần trong ngày

Bên cạnh việc uống nước mía, chị em cũng cần duy trì lượng nước lọc nạp vào cơ thể mỗi ngày là vừa đủ. Nước mía tuy tốt nhưng không thể thay thế nước lọc được. Hãy nhớ sử dụng nguồn nước đã được lọc qua máy lọc nước RO để đảm bảo chất lượng nước sau lọc là an toàn vì có như vậy thì sức khỏe của cả mẹ và bé mới đảm bảo được.

Vậy là Primer đã giúp các bạn trả lời được câu hỏi bầu 3 tháng đầu uống nước mía được không qua những chia sẻ ở trên. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích và nếu chị em nào đang quan tâm đến sản phẩm máy lọc nước RO gia đình hay các dòng máy lọc nước RO công nghiệp, hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo số HOTLINE 1900 98 98 35 để được tư vấn trực tiếp nhé.