Mẹ bị nổi mề đay có nên cho con bú không? Vấn đề này đang được nhiều mẹ bỉm quan tâm. Bởi đa số phụ nữ lo ngại việc cơ thể đang bị bệnh cho con bú sữa trực tiếp sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của con. Vậy, có tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ hay ngưng một thời gian khi mẹ bị nổi mề đay? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn đọc giải đáp vấn đề này.
Nổi mề đay sau sinh là gì? Nguyên nhân hình thành
Tình trạng nổi mề đay sau sinh khiến mẹ bỉm gặp khó khăn trong sinh hoạt và chăm sóc con cái. Cơn ngứa ngáy khó chịu ảnh hưởng đến tâm lý khiến mẹ sau sinh nhạy cảm càng trở nên dễ cáu gắt hơn. Mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng, tuy nhiên mề đay có thể gây ra những hệ lụy cho cả mẹ và bé nếu không được chăm sóc và điều trị đúng phương pháp.
Bạn đang xem: Mẹ bị nổi mề đay có nên cho con bú không?
Các chuyên gia xếp bệnh lý da liễu này vào nhóm những bệnh hình thành do rối loạn miễn dịch, biểu hiện các triệu chứng ngoài da. Bệnh có thể xuất hiện và biến mất một thời gian mà không cần điều trị. Tuy nhiên, một số trường hợp bệnh kéo dài thành dạng mãn tính nếu mẹ có tiền sử trước đó bị mề đay.
Phụ nữ sau khi trải qua sinh nở sẽ có nhiều thay đổi lớn trên cơ thể. Cơ địa cũng trở nên nhạy cảm hơn, nếu tiếp xúc với những dị nguyên hoặc gặp điều kiện thuận lợi thì mề đay có thể tái phát bất cứ lúc nào. Đặc biệt, thống kê cho thấy, mề đay sau sinh thường xuất hiện trong khoảng 1 – 3 tháng đầu sau khi em bé chào đời.
Tương tự như mề đay bình thường, mẹ bỉm sau sinh bị nổi mề đay cũng có các triệu chứng như phát ban, nổi mẩn đỏ trên da, sưng nhẹ trên bề mặt da. Bệnh khiến sản phụ ngứa ngáy khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày và nhất là việc chăm sóc con nhỏ.
Nguyên nhân gây bệnh được cho là do sự rối loạn trong hệ thống miễn dịch. Cơ thể tiết ra nhiều histamin dẫn đến tình trạng kích ứng, gây ra nhiều triệu chứng ngoài da. Ngoài ra, một số yếu tố nguy cơ khác dẫn đến bệnh mề đay sau sinh có thể kể đến như:
- Mẹ bỉm không ăn uống đủ chất, tình trạng thiếu dinh dưỡng khiến sức đề kháng giảm.
- Ăn phải những thực phẩm có khả năng gây dị ứng cao sau khi sinh gây ngứa ngáy và nổi mẩn đỏ.
- Tác dụng phụ khi sử dụng một số thuốc kháng viêm, kháng sinh sau khi sinh con.
- Một số tác dụng phụ của thuốc bổ, huyết thanh trong thời gian hậu sản.
- Cơ địa mẹ bỉm nhạy cảm với dị nguyên, thời tiết, rối loạn hoặc suy giảm chức năng gan,…
Tìm hiểu nguyên nhân gây nên mề đay sau sinh và áp dụng đúng phương pháp điều trị sẽ giúp mẹ cải thiện nhanh chóng và an toàn chứng bệnh da liễu khó chịu này. Mẹ tuyệt đối không tự ý dùng thuốc tân dược nếu chưa được bác sĩ chỉ định. Bởi, trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ, dung nạp thuốc không phù hợp vào cơ thể có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nhỏ.
Mẹ bị nổi mề đay có nên cho con bú không?
Mề đay được biết đến là căn bệnh có liên quan mật thiết với hệ thống miễn dịch của cơ thể, ngoài ra còn có yếu tố di truyền. Do đó, trên thực tế nó không thể lây nhiễm thông qua sữa mẹ. Tuy nhiên, như đã nói, do có cả yếu tố di truyền nên khả năng con sinh ra cũng mang mầm bệnh mề đay từ người mẹ.
Do đó, nếu mẹ bỉm có tiền sử mắc bệnh mề đay trước đó, khả năng con cũng mang gen bệnh là rất cao. Lúc này, trẻ có thể sẽ gặp phải những triệu chứng mề đay ở trẻ em khi gặp phải những dị nguyên đã gây mề đay cho người mẹ trước đó.
Trường hợp mẹ bị nổi mề đay có nên cho con bú không còn còn phụ thuộc vào yếu tố và tác nhân gây bệnh. Điển hình như:
- Mẹ có thể cho con bú bình thường nếu mề đay sau sinh hình thành do tác nhân thời tiết, dị ứng thời tiết ở thể nhẹ.
- Mẹ nên tạm thời ngưng cho con bú sữa mẹ nếu mề đay là hệ quả của thuốc hoặc những thực phẩm chức năng. Đợi một thời gian để các hoạt chất gây bệnh trong các thuốc hoặc sản phẩm này đào thải ra khỏi cơ thể mẹ có thể cho bé bú bình thường trở lại.
- Mẹ cũng nên ngưng cho con bú trực tiếp sữa mẹ một thời gian nếu dị ứng mề đay mẩn ngứa hình thành do tác nhân từ thực phẩm, thức ăn hoặc côn trùng đốt.
- Trường hợp mẹ bỉm đang sử dụng thuốc điều trị bệnh, thời gian này không nên cho con bú mẹ. Bởi, hoạt chất trong thuốc có thể bài tiết thông qua sữa mẹ, khi con bú phải những hoạt chất này chúng có thể gây hại cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ.
Như vậy, việc mẹ bị nổi mề đay có nên cho con bú không còn phụ thuộc vào những yếu trên. Để đảm bảo an toàn, mẹ nên thăm khám y tế, tìm nguyên nhân gây mề đay để có sự lựa chọn nên cho con uống sữa công thức một thời gian hay cho con tiếp tục bú mẹ.
Tuyệt đối mẹ bỉm không nên tự ý mua và sử dụng thuốc để điều trị tại nhà. Việc này không chỉ ảnh hưởng sức khỏe của mẹ mà còn nguy cơ tác động tiêu cực đến cơ thể trẻ nhỏ. Nếu bác sĩ chỉ định can thiệp sử dụng thuốc trong trường hợp bất khả kháng, mẹ sẽ được khuyến cáo tạm ngừng việc nuôi con bằng sữa mẹ. Tiếp tục cho con bú trở lại khi chắc chắn hoạt chất của thuốc đã được đào thải hoàn toàn ra khỏi cơ thể.
Giảm ngứa mề đay sau sinh an toàn cho mẹ đang cho con bú
Mề đay gây ra những cơn ngứa ngáy khó chịu ở khu vực nổi mẩn đỏ. Mẹ bỉm không nên sử dụng thuốc tùy tiện nếu chưa được bác sĩ chỉ định để đảm bảo sức khỏe cho con nhỏ. Thay vào đó, mẹ có thể áp dụng một số mẹo dân gian với thảo dược thiên nhiên gần gũi, tránh các tác dụng phụ không mong muốn. Một số cách chữa mề đay sau sinh tại nhà bạn có thể tham khảo áp dụng như sau:
Xem thêm : Vì sao cần chọn ngày cắt tóc, cắt tóc máu cho trẻ sơ sinh ngày nào tốt?
Giảm ngứa bằng lá kinh giới: Lá kinh giới là một trong những vị thuốc quý trong Đông y. Người ta thường sử dụng lá loại cây này để điều trị tình trạng viêm nhiễm, mẩn ngứa,…trong đó có bệnh mề đay. Bản thân kinh giới có vị cay tự nhiên, kết hợp với tính ấm mang lại tác dụng phế can. Sử dụng lá kinh giới chữa mề đay sau sinh là sự lựa chọn an toàn cho mẹ bỉm. Cách làm đơn giản như sau:
- Dùng một nắm lá kinh giới, rửa sạch rồi để ráo nước.
- Sau đó bạn mang lá sao vàng trên chảo nóng với một ít muối hạt.
- Tiếp đến đổ hỗn hợp ra một cái khăn mỏng, chườm lên khu vực da đang bị mề đay.
- Độ ấm nóng sẽ giúp bạn giảm nhanh cơn ngứa hiệu quả, an toàn.
- Chườm cho đến khi nguội có thể mang hỗn hợp sao nóng lại tiếp tục dùng.
- Mỗi ngày thực hiện 1-2 lần để nhanh chóng đẩy lùi bệnh mề đay mẩn ngứa.
Giảm ngứa bằng lá trà xanh: Trong lá trà chứa hàm lượng chất chống oxy hóa dồi dào. Bên cạnh đó còn có vitamin, flavonoid, khoáng chất giúp thải độc hiệu quả. Trà xanh mang lại công dụng cấp ẩm, thanh nhiệt, chống viêm nhiễm, đặc biệt giúp da bổ sung collagen để khôi phục độ đàn hồi. Do đó, nhiều người đã sử dụng trà xanh để điều trị bệnh da liễu như viêm da cơ địa hoặc mề đay mẩn ngứa. Thực hiện theo cách sau:
- Dùng một nắm lá trà xanh tươi, rửa sạch sau đó đun sôi với 3 lít nước.
- Để cho nước sôi vài phút rồi đổ nước ra chậu.
- Dùng nước trà xanh ấm để tắm và ngâm vùng da bị mề đay.
- Phần bã bạn có thể dùng để đắp ngoài da giúp làm giảm ngứa ngáy hiệu quả.
- Thực hiện hàng ngày để nhanh chóng cải thiện mề đay.
Giảm ngứa với củ gừng: Gừng có tính ấm, giúp giảm viêm, thải độc tốt. Do đó, hiện nay nhiều mẹ bỉm khi bị mề đay đã tìm đến mẹo dân gian với củ gừng để điều trị. Tham khảo ngay cách làm sau:
- Bạn dùng một củ gừng, rửa sạch rồi gọt bỏ phần vỏ, thái thành lát mỏng.
- Sau đó, bạn lấy lát gừng đắp lên vùng bị mề đay.
- Giữ trong khoảng 30 phút, rửa lại da bằng nước ấm và dùng khăn bông mềm lau khô lại.
- Ngoài ra, bạn có thể dùng gừng pha trà uống với mật ong.
Bên cạnh các mẹo chữa với thảo dược trên đây, mẹ bỉm có thể tận dụng lá tía tô, rau má, lá khế,…nấu nước ngâm rửa để xoa dịu cơn ngứa. Vì đa phần là thảo dược thiên nhiên nên khá lành tính, an toàn cho da mẹ và cả bé. Tuy nhiên, mẹ bỉm sữa phải kiên trì áp dụng trong thời gian dài, do dược tính thường phát huy tác dụng chậm chạp, không nhanh chóng như thuốc tân dược.
Chữa DỨT ĐIỂM mề đay sau sinh AN TOÀN CHO MẸ – KHỎE MẠNH CHO BÉ với bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang
Để chữa trị dứt điểm mề đay an toàn cho cả mẹ và bé, mẹ sau sinh có thể tham khảo bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Tộc. Đây là bài thuốc đã được nghiên cứu chuyên sâu, kiểm nghiệm dược tính kỹ càng, đảm bảo an toàn, hiệu quả cho người sử dụng, đặc biệt là phụ nữ sau sinh đang trong thời gian cho con bú.
Tiêu ban Giải độc thang được kế thừa trọn vẹn tinh hoa từ hàng trăm bài thuốc cổ phương bí truyền, trong đó nổi bật nhất là phương thuốc chữa ngứa da của đồng bào dân tộc Mường (Hoà Bình), y pháp danh bất hư truyền của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông được lấy làm nền tảng. Đồng thời, bài thuốc cũng được hoàn thiện bài bản dưới sự hỗ trợ đắc lực của các thành tựu khoa học hiện đại trong công tác nghiên cứu giúp cho hiệu quả điều trị được tối ưu mạnh mẽ nhất, phù hợp nhất thể trạng, thể bệnh của người Việt hiện nay.
Công thức “2 TRONG 1” ĐỘT PHÁ điều trị dứt điểm mọi thể mãn tính
Kế thừa nguyên tắc của YHCT, Tiêu ban Giải độc thang điều trị mề đay dựa trên cơ chế “diệt” mề đay tận gốc bằng cách loại bỏ tận gốc căn nguyên gây bệnh, bồi bổ cơ thể, hạn chế tái phát với sự kết hợp của 2 nhóm thuốc chuyên biệt:
GIẢI ĐỘC HOÀN: Đóng vai trò là thuốc đặc trị mề đay với tác dụng khu phong, trừ tà, giải độc, thanh nhiệt, mát gan, thông mật, tiêu viêm, tiêu ban ngứa, tiêu sẩn phù, điêu trị mề đay từ căn nguyên.
BÌNH CAN HOÀN: Nhóm thuốc bồi bổ và điều dưỡng cơ thể có công dụng bổ gan, nhuận gan, dưỡng huyết, lưu thông khí huyết, tăng miễn dịch, ổn định cơ địa, chống dị ứng và ngăn tái phát.
Các nhóm thuốc Tiêu ban Giải độc thang được gia giảm linh hoạt phù hợp với thể trạng, thể bệnh của từng bệnh nhân giúp bài thuốc phát huy hiệu quả điều trị với mọi thể mề đay cấp và mãn tính, phong hàn, phong nhiệt, thực tích, gan yếu, dị ứng…
Tiêu ban Giải độc thang cùng lúc kết hợp, phối chế hơn 30 vị thuốc được ví như thượng dược đặc trị mẩn ngứa, mề đay. Một số chủ vị phải kể tới như:
- Phòng phong: Có vị cay ngọt, tính ôn, tác động đến tạng can, phế, có tác dụng tán phong, trừ thấp.
- Xuyên khung: Vị cay, tính ấm, có tác dụng hành khí, bổ huyết, trị phong hàn
- Cúc tần: Vị cay, đắng, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng tán phong hàn, sát trùng, tiêu ứ, hoạt huyết.
- Diệp hạ châu: Là vị thuốc Nam quý có vị hơi đắng, tính mát có tác dụng lương huyết, giải độc, tiêu viêm, sát trùng.
- Ngải cứu: Có vị cay, đắng, tính ấm, có tác dụng ôn trung, đuổi hàn, trừ thấp…
Nguồn dược liệu sạch lành tính, an toàn là tiêu chí quan trọng được Trung tâm Thuốc dân tộc đặt lên hàng đầu. Mỗi vị thuốc trước khi đưa vào phối chế thuốc được chọn lọc và kiểm định dược tính nghiêm ngặt. Nhờ vậy, bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang an toàn, không tác dụng phụ, phù hợp với mọi đối tượng người dùng, kể cả trẻ em và phụ nữ sau sinh đang cho con bú.
Xem thêm : Top 15 nhóm nhạc nữ nổi tiếng nhất thế giới
Với những ưu điểm vượt trội, Tiêu ban Giải độc thang đã trở thành liệu pháp điều trị mề đay HOÀN CHỈNH NHẤT được VTV2 CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG lựa chọn đưa tin giới thiệu đến khán giả cả nước, đông đảo người bệnh tin dùng. Phóng sự VTV2 ghi nhận, 95% bệnh nhân sau khi sử dụng Tiêu ban Giải độc thang đã khỏi ngay sau 1 – 3 tháng điều trị. 100% bệnh nhân không gặp bất kỳ tác dụng phụ nào trong quá trình dùng thuốc. [Xem chi tiết phóng sự TẠI ĐÂY].
Hoặc trong video sau:
Trung tâm Thuốc dân tộc cũng nhận được rất nhiều phản hồi tích cực từ bệnh nhân cả nước về hiệu quả của bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang trong đó có cả những người nổi tiếng. Dưới đây là một số phản hồi tiêu biểu:
Diễn viên Phùng Khánh Linh nổi tiếng trong bộ phim Về nhà đi con khỏi hẳn mề đay mẩn ngứa sau sinh chỉ sau 2 tháng sử dụng thuốc Tiêu ban Giải độc thang.
Nhà văn Hạc Xanh khỏi hẳn mề đay sau sinh sau liệu trình 3 tháng thuốc của Trung tâm Thuốc dân tộc… cùng nhiều bệnh nhân khác.
Bạn Vũ Huy (22 tuổi, sinh viên) đã thoát khỏi nỗi ám ảnh bị mề đay, lấy lại cân bằng trong cuộc sống và tập trung vào việc học chỉ sau 2 tháng điều trị tại Trung tâm Thuốc dân tộc.
Để tìm hiểu thông tin chi tiết về bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang và phác đồ điều trị dứt điểm mề đay của Trung tâm Thuốc dân tộc – Đơn vị YHCT hàng đầu hiện nay, bạn đọc vui lòng liên hệ đến Trung tâm Thuốc để được các chuyên gia tư vấn trực tiếp.
ĐỪNG BỎ LỠ: Thực hư hiệu quả thuốc Tiêu ban giải độc thang đặc trị mề đay có tốt như lời đồn?
Phòng ngừa mề đay sau sinh tái phát
Để hạn chế tình trạng mề đay sau sinh tái phát nhiều lần ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm sinh lý của mẹ bỉm sữa, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Giữ vệ sinh cơ thể, nhất là những vị trí bị mề đay mẩn ngứa. Không nên sử dụng xà phòng chứa hoá chất để tắm, tắm nên dùng nước ấm không sử dụng nước quá lạnh hoặc quá nóng.
- Kết hợp điều trị và theo dõi y tế, nhất là trường hợp mề đay gây nhiều triệu chứng nặng nề, ảnh hưởng sức khỏe và sinh hoạt của mẹ. Khi cần thiết, bác sĩ có thể chỉ định thuốc điều trị. Tuy nhiên, mẹ nên tuân thủ theo hướng dẫn về cách sử dụng, không tùy tiện thay đổi phác đồ.
- Ăn uống đủ dinh dưỡng, tránh những thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng như thịt đỏ, hải sản,…khi đang bị nổi mề đay. Uống nhiều nước, bổ sung rau và trái cây để cung cấp cho cơ thể vitamin và khoáng chất.
- Giữ ấm cơ thể khi thời tiết thay đổi, bảo vệ da khi đi ra ngoài, tránh môi trường ô nhiễm, khói bụi, hóa chất độc hại hoặc có lông thú nuôi, phấn hoa,…
- Nghỉ ngơi hợp lý, cân bằng giấc ngủ, hạn chế thức khoa và căng thẳng.
Hy vọng qua bài viết đã giúp bạn giải đáp thắc mắc: “Mẹ bị nổi mề đay có nên cho con bú không?”. Để đảm bảo an toàn, mẹ bỉm sữa cần tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp điều trị nào. Việc sử dụng thuốc nên thông qua sự chỉ định của bác sĩ để bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé.
Có thể bạn quan tâm:
- Mề đay sau sinh có tự khỏi không? Bao lâu thì khỏi ?
- Top 15 Cách Chữa Trị Bệnh Nổi Mề Đay Tại Nhà Bằng Dân Gian Nên Biết
- Khám và chữa mề đay ở đâu uy tín?
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp