Ốm nghén là hiện tượng khá phổ biến trong quá trình mang thai của chị em. Tuy nhiên, có một số trường hợp có bầu không nghén. Điều này khiến cho không ít mẹ cảm thấy lo lắng, liệu tình trạng này có bình thường? Để giải đáp thắc mắc trên hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong bài viết này.
I – Nguyên nhân không nghén khi mang thai
Phụ nữ khi mang thai ở giai đoạn 3 tháng đầu có thể gặp các triệu chứng ốm nghén mệt mỏi như đau đầu, buồn nôn, hoa mắt chóng mặt… nhưng cũng có một số mẹ mang thai 6 tuần không nghén.
Bạn đang xem: Có bầu không nghén có sao không? Con kém thông minh không?
Không ốm nghén khi mang thai không phải là hiện tượng phổ biến mà mẹ bầu hay gặp phải. Tuy nhiên, do cơ địa mỗi người là khác nhau nên biểu hiện khi mang thai cũng sẽ không giống nhau.
Không ốm nghén là hiện tượng bình thường.Có nhiều nguyên nhân mẹ bầu không nghén khi mang bầu như:
– Mới mang thai: Tình trạng ốm nghén thường xuất hiện từ tuần thứ 4-6, một số có thể bắt đầu muộn hơn từ tuần thứ 8-12. Nhiều mẹ có bầu 5 tuần không nghén nhưng sau đó lại thấy xuất hiện các triệu chứng ốm nghén.
– Trong một số trường hợp mẹ bầu đã đi thăm khám, làm xét nghiệm và có thông báo chính xác từ bác sĩ nhưng mang thai 7 tuần không nghén là điều hoàn toàn bình thường.
Mẹ bầu không nghén 3 tháng đầu, thậm chí có bầu không ốm nghén có thể do cơ địa có sự thích ứng tốt với sự thay đổi hormone.
Sự gia tăng HCG trong thai kỳ là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng ốm nghén. Nồng độ HCG càng cao thì triệu chứng nghén sẽ nặng hơn, đặc biệt đối với các mẹ mang đa thai. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu có cơ địa thích nghi tốt với sự thay đổi này hoặc mang một số yếu tố về mặt di truyền có thể có thai mà không ốm nghén.
– Một số mẹ bầu khi mang thai bị áp lực bởi công việc, cuộc sống quá mức sẽ không nhận ra mình đang bị nghén. Ngoài ra, mẹ bầu thích nghi nhanh với những thay đổi hoặc tập trung vào vấn đề khác cũng có thể bầu 7 tuần không nghén.
– Đôi khi bầu không nghén bởi các triệu chứng thông thường mà mẹ bầu lại có các dấu hiệu khác như sức khỏe tốt, ăn uống ngon miệng hơn…
Các mẹ bầu không cần quá lo lắng khi gặp phải hiện tượng thai 7 tuần không nghén. Nên giữ tâm lý thoải mái để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe và đảm bảo sự phát triển tốt cho thai nhi.
II – Bà bầu không nghén có sao không?
Xem thêm : Năm 2022 Đăng ký kết hôn cần giấy tờ gì?
Mang thai không nghén có sao không? Là câu hỏi được rất nhiều mẹ bầu đặt ra khi gặp phải tình trạng này. Bà bầu không nghén có tốt không?
Theo các bác sĩ chuyên khoa, đây là điều bình thường bởi mẹ bầu không ốm nghén không phải là dấu hiệu bất thường của thai kỳ. Nếu bạn mang thai không bị ốm nghén đó còn là một điều may mắn bởi bạn không phải trải qua những triệu chứng khó chịu trong thai kỳ.
Mang thai không nghén không gây nguy hiểm.Các chị em khi mang thai ốm nghén sẽ khiến cơ thể mệt mỏi hơn, ăn uống kém. Điều này có thể dẫn đến suy nhược cơ thể và căng thẳng.
Trường hợp mang thai không nghén, vẫn ăn uống ngon miệng và cảm thấy khoẻ mạnh hoàn toàn là một dấu hiệu tốt.
Bạn không cần lo lắng đến vấn đề có bầu không ốm nghén có sao không? Đối với mỗi người, khi mang thai sẽ có những sự thay đổi khác nhau. Do đó, bầu không ốm nghén là biểu hiện hết sức bình thường, thai nhi vẫn phát triển tốt và cơ thể mẹ khỏe mạnh.
Tuy nhiên, một số trường hợp có thai 7 tuần không nghén nguyên nhân nồng độ hormone thấp hơn bình thường có thể có nguy cơ bị sảy thai.
Ngoài ra, nếu như mẹ bầu trước đó bị ốm nghén nặng mà đột ngột hiện tượng này biến mất thì nguy cơ sảy thai khá cao. Đặc biệt là các dấu hiệu nghén không còn vào khoảng tuần thứ 8-11 của thai kỳ. Do đó, mẹ bầu nên thăm khám theo lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi sự phát triển của thai nhi.
III – Mẹ không nghén con kém thông minh không?
Bên cạnh câu hỏi không ốm nghén khi mang thai có sao không? Nhiều mẹ còn lo lắng không bị nghén con sinh ra có kém thông minh?
Con thông minh không do nhiều yếu tố quyết định.Đối với việc nhận định con kém thông minh do mẹ không nghén hoàn toàn không có cơ sở khoa học. Bởi con thông minh hay không sẽ do nhiều yếu tố quyết định như: dinh dưỡng, di truyền, giáo dục, môi trường phát triển.
Hiện nay, chưa có bất cứ nghiên cứu khoa học nào chứng minh mang thai 6 tuần không nghén là con kém thông minh. Do đó, mẹ bầu nên chú ý ăn uống khoa học, đủ dưỡng chất. Đồng thời, nghỉ ngơi hợp lý để giúp thai nhi phát triển tốt nhất có thể.
IV – Làm sao để không ốm nghén khi mang thai?
Xem thêm : Biển đảo Việt Nam theo pháp luật quốc tế
Ốm nghén là triệu chứng thai kỳ, không phải bệnh lý nên hầu hết các trường hợp không cần điều trị can thiệp. Chỉ khi mẹ bầu bị nghén nặng, ảnh hưởng tới sức khỏe, cuộc sống, sự phát triển của thai nhi thì bác sĩ sẽ xem xét can thiệp y tế.
Chia nhỏ bữa ăn trong ngày để giảm ốm nghén.Ngoài ra, nếu như ốm nghén gây khó chịu thì mẹ bầu có thể tham khảo và áp dụng một số biện pháp dưới đây để cải thiện tình trạng:
– Tránh các thực phẩm và mùi gây buồn nôn cho bạn.
– Có thể sử dụng gừng và mứt kẹo để giảm các các buồn nôn và nôn rất tốt. Cùng với đó, là các loại nước có vị chua nhẹ như nước cam, nước chanh, bạc hà giúp khẩu vị của thai phụ bị nghén trở nên tốt hơn.
– Ăn các bữa nhỏ thường xuyên hơn trong suốt cả ngày, thay vì ăn 3 bữa lớn.
– Ăn nhiều thực phẩm khô như bánh mì, gạo trắng, khoai tây nướng…
– Nghỉ ngơi nhiều hơn, lắng nghe cơ thể nếu cảm thấy mệt mỏi có thể nằm thư giãn.
– Bổ sung đầy đủ vitamin khoáng chất trước khi mang thai cũng giúp giảm tình trạng ốm nghén trong thai kỳ.
– Không nên tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Thuốc không phù hợp có thể gây nên những tác dụng không mong muốn với thai nhi.
Mong rằng, với những thông tin trong bài viết này đã giúp bạn biết được bầu không nghén có sao không? Nếu bạn còn bất cứ băn khoăn nào muốn được tư vấn nhanh chóng vui lòng liên hệ ngay với dược sĩ của chúng tôi qua tổng đài (miễn cước phí) 1800.1125.
Tham khảo thêm:
- Ốm nghén khác nhau có đổi đầu con không? Giải đáp từ dược sĩ
- Mẹ bầu nghén nôn ra máu có sao không?
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp