Ba lợi ích dinh dưỡng đối với sức khỏe khi ăn dứa
Các dinh dưỡng chủ yếu có trong dứa là vitamin A, C, chất xơ, nước và cacbonhydrat. Chính vì thế, dứa thường được nhiều người giảm cân lựa chọn. Theo các nghiên cứu y tế, mẹ đang mang thai không nên ăn dứa, bởi dứa có tác dụng làm mềm và co bóp tử cung. Điều này vô hình chung đẩy thai nhi ra ngoài, khiến mẹ dễ sinh non. Ngoài vấn đề này, ăn dứa thường xuyên mang đến lợi ích rất tuyệt vời cho người dùng.
- Dụng cụ cắt ống nhựa PVC & Địa chỉ cung cấp chính hãng
- VAI TRÒ CỦA LÝ LUẬN ĐỐI VỚI THỰC TIỄN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP CỦA HỌC VIÊN TRUNG TÂM CHÍNH TRỊ HUYỆN SỐP CỘP
- Lịch âm 22/12, xem lịch âm hôm nay Thứ Năm ngày 22/12/2022 là ngày tốt hay xấu? Lịch vạn niên 22/12/2022
- Câu ghép là gì? Một số ví dụ về câu ghép phổ biến
- 7 Cách tẩy keo 502 trên quần áo đơn giản và hiệu quả
Dứa có tác dụng giảm cân: Thành phần chủ yếu bên trong quả dứa là nước, chất xơ, carbohydrate, gần như không có protein và chất béo. Chính vì vậy, những người tăng cân, thừa cân, mang trong quá trình giảm béo có thể thường xuyên ăn dứa. Bởi ăn dứa vừa không làm ảnh hưởng đến cân nặng và vóc dáng, vừa giảm cảm giác thèm ăn.
Bạn đang xem: Mẹ sau sinh ăn dứa được không? Cần lưu ý gì khi ăn dứa
Ăn dứa tốt cho mắt và tăng đề kháng: Trong trái dứa có chứa nhiều nhất vitamin A và vitamin C. Đây là hai loại vitamin cực kỳ tốt cho sức khỏe của mắt và tăng đề kháng cho cơ thể. Bởi lẽ đó, việc ăn dứa sẽ giúp chúng ta tăng cường sức khỏe hiệu quả.
Ăn dứa giúp vết thương nhanh lành: Một số enzym có bên trong dứa có tác dụng làm liền các vết thương mổ, bỏng nhanh chóng. Do đó, việc thường xuyên ăn dứa sẽ có tác dụng giúp vết thương hồi phục dễ dàng. Không những thế, chất bromelain bên trong dứa còn có tác dụng làm giảm thâm, bầm tím trên da. Vì vậy, nếu các bạn có thể ăn dứa trong một thời gian dài sẽ nhận thấy làn da ngày càng sáng hơn.
Phụ nữ sau sinh ăn dứa được không?
Có thể thấy, ăn dứa mang lại rất nhiều tác dụng thần kỳ. Vậy phụ nữ sau sinh ăn dứa được không? Có làm ảnh hưởng đến sức khỏe hay không?
Câu trả lời là: Mẹ sau sinh CÓ THỂ ăn dứa. Bởi những lý do sau đây:
Hàm lượng vitamin C có trong dứa có tác dụng chống oxy hóa hiệu quả. Lượng đường vừa đủ trong dứa cũng phù hợp, ở mức an toàn đối với cơ thể của mẹ sau sinh. Khi mẹ ăn dứa, cơ thể được bổ sung các dưỡng chất tốt, có lợi cho sức khỏe của tim mạch.
Dứa có tác dụng làm mềm và kích thích tử cung co bóp. Điều này mặc dù không tốt đối với mẹ đang mang thai nhưng cực kỳ có lợi đối với các mẹ sau sinh. Bởi việc ăn dứa sẽ giúp thúc đẩy nhanh quá trình đào thải của sản dịch. Điều này giúp mẹ nhanh hết sản dịch, tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu trong thời kỳ nuôi con nhỏ.
Bên cạnh đó, dứa cũng là một loại trái cây có tác dụng kháng viêm tốt, hiệu quả. Mẹ sau sinh ăn dứa mỗi ngày sẽ giúp các vết thương sau sinh nhanh lành, tránh bị viêm nhiễm.
Bên trong quả dứa có chứa nhiều Canxi, là dưỡng chất tốt cho xương. Do vậy, cả mẹ và bé đều được bổ sung một lượng Canxi vừa đủ cho quá trình phát triển và hồi phục sức khỏe.
Lượng vitamin C phong phú trong dứa có tác dụng rất lớn tới việc chăm sóc làn da sau sinh. Mẹ có thể uống đều đặn mỗi ngày một quả dứa để giúp làn da sáng hơn, đều màu và hạn chế thâm.
Sau sinh bao lâu thì được ăn dứa, thơm?
Tuy ăn dứa sau sinh rất tốt cho cả mẹ và bé, nhưng việc lựa chọn thời điểm phù hợp để ăn cũng rất quan trọng. Theo các chuyên gia y tế, thời điểm ăn dứa tốt nhất cho mẹ là từ 1 đến 2 tuần sau khi sinh.
Bởi sau sinh, cơ thể mẹ còn khá yếu, các cơ quan, bộ phận tiêu hóa chưa thể hoạt động tốt như bình thường. Trong khi đó, dứa là một thực phẩm có tính axit mạnh.
Do đó, nếu mẹ ăn dứa quá sớm dễ khiến dạ dày bị tổn thương trong quá trình tiêu hóa. Vậy nên mẹ hãy nhớ nhé, dù mê đến đâu cũng chỉ nên ăn dứa khi sức khỏe đã có sự hồi phục nhất định.
Sinh mổ ăn dứa được không, có hại cho sức khỏe không?
Xem thêm : Cá basa là cá gì ? Phân biệt cá tra với basa
Trên thực tế, có rất nhiều mẹ lo ngại việc sau sinh mổ ăn dứa được không. Đặc biệt, những lo ngại về việc ăn dứa sẽ khiến vết mổ sau sinh khó lành cũng có rất nhiều. Vậy nhưng trên thực tế, mẹ sau sinh mổ hoàn toàn CÓ THỂ ăn dứa nhé. Không những vậy, ăn dứa rất có lợi đối với vết mổ sau sinh của mẹ nữa đấy.
Dứa là thực phẩm có tính kháng viêm mạnh, hỗ trợ làm lành vết thương nhanh chóng. Do đó, mẹ sau sinh mổ ăn dứa gần như chỉ có lợi, không hề có hại. Mẹ có thể yên tâm ăn được rồi phải không?
Xem thêm: Sau sinh ăn mít được không?
Một số điều mẹ nên lưu ý khi ăn dứa tránh bị ngộ độc
Vậy là các mẹ đã có thể yên tâm về việc ăn dứa sau sinh sẽ khoogn gây ảnh hưởng đến sức khỏe rồi phải không nào. Tuy nhiên, dứa là một thực phẩm dễ gây ngộ độc, để ăn dứa an toàn, tốt nhất cho cơ thể, mẹ cần lưu ý một số điều sau:
Không ăn dứa khi đang đói
Dứa là loại trái cây có tính axit mạnh, với thành thành chủ yếu là nước và cacbonhydrat. Bởi lẽ đó, mẹ tuyệt đối không nên ăn dứa khi đang đói để tránh bị “say”, tạo cảm giác no giả. Điều này sẽ khiến dạ dày của mẹ bị tổn thương vì có nhiều chất axit bên trong.
Đồng thời, nó cũng sẽ khiến mẹ ăn ít cơm trong bữa chính, ảnh hưởng đến chế độ dinh dưỡng tổng thể. Thời điểm tốt nhất để mẹ sau sinh ăn dứa là 30 phút sau bữa cơm. Lúc này dạ dẫy đã sẵn sàng làm việc và nạp thêm nguồn dinh dưỡng mới cho cơ thể.
Tần suất ăn dứa vừa phải
Chắc hẳn mẹ đã từng rất nhiều lần nghe đến câu: “ Nhiều chưa hẳn đã tốt”. Chính vì vậy, dù dứa tốt đối với cả mẹ và bé nhưng mẹ cũng chỉ nên ăn ở một lượng vừa phải thôi nhé.
Cụ thể, tần suất ăn dứa tốt nhất cho mẹ là từ 2 đến 3 lần trên một tuần. Mỗi lần mẹ chỉ nên ăn khoảng 30g.
Chọn dứa chín đều, tự nhiên
Sau khi sinh, mẹ nên hạn chế các thực phẩm chua bởi chúng có thể làm ê răng, gây ảnh hưởng sức khỏe răng miệng. Vì vậy, khi ăn dứa, mẹ cũng nên chọn những quả chín đều, mắt lớn, màu tươi. Cụ thể, một quả dứa ngon, đạt chuẩn mẹ nên chọn sẽ có những đặc điểm sau:
Hình dáng: Thân dứa trong bầu, mắt to, chín đều, toàn thân không có chỗ nào bị dập, xước.
Mùi: Những quả dứa chín tự nhiên thường có mùi thơm thoang thoảng, rất dễ ngửi và cuốn hút.
Lá/ cuống: Lá xanh, không héo, dập gãy
Xem thêm: Sau sinh ăn táo có tốt không?
Một số món chế biến từ dứa siêu ngon, lạ miệng
Nếu mẹ chỉ ăn dứa như một loại trái cây bình thường chắc hẳn cũng sẽ có lúc bị ngán. Do đó, hãy tham khảo ngay một số món chế biến từ dứa siêu ngon, dễ làm ngay sau đây nhé.
Nước ép dứa
Xem thêm : Top 18 phim hình sự Hàn Quốc về tội phạm nhất định phải xem
Nếu chán với việc nhai thì các mẹ có thể thay đổi bằng cách thưởng thức một ly nước ép dứa. Không những vậy, ngoài nước ép dứa nguyên chất, mẹ còn có thể kết hợp thêm các loại rau củ khác để tăng thêm dinh dưỡng, làm mới khẩu vị như cà rốt.
Để làm ra một ly nước ép dứa cà rốt ngon miệng, mẹ chỉ cần làm như sau:
Gọt sạch vỏ cà rốt và dứa, cắt thành cách miệng nhỏ.
Cho cà rốt và dứa đã cắt nhỏ vào máy ép hoa quả. Trong trường hợp không có máy ép, mẹ có thể sử dụng máy xay nhuyễn, sau đó lọc lấy nước.
Cho một chút muối tinh vào hỗn nước cà rốt và dứa đã ép để thêm phần đạm vị.
Đến đây, mẹ có thể thưởng thức ngay hoặc cho vào ngăn mát tủ lạnh 15 phút để uống lạnh.
Dứa dầm sữa chua
Đây là 1 món ăn giải nhiệt cực tốt trong mùa hè. Đồng thời, nó cũng giúp mẹ sau sinh giải quyết một số vấn đề như táo bón, tăng cân.
Để làm món này, các mẹ chỉ cần cắt nhỏ dứa cùng một số loại hoa quả tùy thích. Sau đó, cho thêm một hộp sữa chua vào trộn đều là có thể thưởng thức. Để làm phong phú thêm món ăn cũng như đảm bảo dinh dưỡng, mẹ có thể cho thêm một số hạt dinh dưỡng như nho khô, hạt điều, hạnh nhân vào ăn chung.
Sườn sốt dứa chua ngọt
Có lẽ các mẹ đã quá quen thuộc với món sườn sốt cà chua. Nhưng có một nón sườn sốt dứa chua ngọt cũng ngon không kém phần đâu đấy. Đặc trưng của món này là vị ngọt của thịt sườn kết hợp với vị chua ngọt của dứa. Tất cả tạo nên một món ăn cực kỳ đưa cơm.
Sơ chế sườn, rửa sạch với muối và nước, có thể luộc trần sơ qua nước sôi.
Dứa gọt vỏ, cắt miếng nhỏ vừa ăn, dễ ngấm gia vị.
Sườn chiên sơ qua dầu ăn hoặc mỡ cho chín vàng mặt ngoài.
Phi thơm hành, tỏi, sau đó cho sườn vào xào đều.
Cho tiếp dứa cùng một chút nước lọc vào đảo chung, nêm gia vị nước mắm, đường, dầu hào, một chút tương ớt nếu ăn được cay.
Đợi đến khi nước sốt bắt đầu sệt lại là mẹ có thể tắt bếp. Thêm một chút hành lá hoặc rau mùi ăn kèm sẽ ngon hơn.
Bài viết trên hẳn đã giúp mẹ có thể gỡ rối vấn đề: Sau sinh ăn dứa được không? Monkey mong rằng, những thông tin trong chuyên mục Dinh dưỡng sau sinh sẽ cung cấp cho mẹ thật nhiều kiến thức hữu ích về chăm sóc sức khỏe. Chúc mẹ và bé có một thời kỳ phát triển khỏe mạnh, an toàn và vượt trội.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp