Mùi hôi chân mỗi khi sử dụng giày luôn là nỗi niềm của bao người, đặc biệt khi sử dụng giày bảo hộ lại càng gặp nhiều hơn. Do cấu tạo đặc biệt, giày bảo hộ thường bức bí hơn nhiều so với các loại giày khác, mùi hôi chân từ đó cũng gây “ám ảnh” nhiều hơn. Vài mẹo nhỏ khử mùi hôi chân sau đây sẽ giúp bạn cảm thấy cuộc sống bên đôi giày bảo hộ của mình dễ dàng hơn nhiều.
1.Sử dụng các sản phẩm giày thoáng khí, vệ sinh hợp lý Cách đơn giản nhất để hạn chế tối đa sự hình thành và phát triển của các loại vi khuẩn đó chính là chọn một đôi giày bảo hộ thoáng khí để hạn chế độ ẩm của chân, không nên chọn những đôi giày bí bức, làm bằng da và không có lỗ thoáng . Ví dụ : Giày kingsman, giày Hans… 2. Thường xuyên thay tất mỗi ngày. “Thủ phạm” đầu tiên gây nên những mùi hôi chính là đôi tất của bạn. Thói quen chỉ dùng duy nhất một đôi tất suốt tuần hoặc chỉ thay tất 2 lần trong tuần sẽ gây ra mùi khó chịu. Những đôi tất khi đã dơ sẽ hình thành và phát triển các loại vi khuẩn, khi bạn vẫn tiếp tục sử dụng chúng mang giày thì sẽ tạo nên những mùi hôi khó chịu. Để khắc phục trường hợp này, tốt nhất bạn nên thay đổi tất mới mỗi ngày. Ngoài ra, nên sử dụng các loại tất làm bằng chất liệu sợi cotton, loại vải có độ thấm hút cao, giúp chân luôn ấm áp và dễ chịu khi mang giày. 3. Không mang giày bảo hộ ẩm, tất ướt. Cũng giống như tất dơ, giày đang còn ẩm hoặc tất ướt sẽ là môi trường lý tưởng để vi khuẩn gây mùi phát triển. Nếu bạn cứ tiếp tục mang giày bảo hộ lao động với tình trạng như thế, không chỉ tạo nên mùi hôi chân mà còn có thể mắc những căn bệnh về da liễu bất cứ lúc nào. 4. Hút ẩm giày bảo hộ bằng giấy báo, túi hút ẩm. Độ ẩm gây ra rất nhiều hậu quả ảnh hưởng đến giày bảo hộ. Giày có thể sẽ bị thủy phân, mất độ bền cũng như không đảm bảo những tính năng bảo hộ. Khi mang một đôi giày bị ẩm còn tạo cảm giác bí bách, khó chịu, phát sinh mùi và ẩm mốc. Hãy dùng giấy báo vo tròn nhét vào giày để hút hết độ ẩm dư thừa đi. Bạn có thể sử dụng gói hút ẩm cũng có tác dụng tương tự. 5. Bảo quản giày bảo hộ nơi thoáng mát. Không phải chỉ khi giày ướt thì bạn mới đặt giày ở nơi thông thoáng, mà bất cứ lúc nào không sử dụng bạn cũng cần luôn giữ cho giày thông thoáng. Nên thường xuyên để giày bảo hộ ở nơi thông thoáng, tránh để vào tủ quá ẩm mốc. Trước khi cất giày vào nơi bảo quản nên lau sơ bụi bẩn, nước bắn lên giày hay đơn giản là xếp giày gọn gàng và cất nơi thoáng mát để giày được “thở” và bay hết các mùi khó chịu đi. 6. Khử mùi hôi trong giày bảo hộ bằng túi trà. Hương thơm thanh khiết và chất diệt khuẩn tự nhiên trong trà sẽ giúp khử hết mùi hôi khó chịu trong giày. Hãy cho 2 gói trà túi lọc khô vào giày và cất giữ như thông thường. Qua một đêm, bạn sẽ có một đôi giày sạch mùi hôi và diệt khuẩn, bảo vệ sự an toàn cho đôi chân bạn. 7. Vệ sinh chân sạch sẽ. Yếu tố quan trọng không kém so với việc giữ sạch giày chính là giữ đôi chân bạn luôn sạch sẽ. Hãy chắc chắn đôi chân được giữ sạch sẽ và lau khô trước khi mang giày. Chỉ cần rửa sạch chân hàng ngày bằng xà phòng, rửa kỹ và để khô, đặc biệt là các ngón chân. Cắt móng chân nhưng không quá ngắn, đừng cắt vào các góc móng chân. Tương tự, sau khi đi làm về bạn cũng nên vệ sinh chân và ngâm chân vào nước ấm (có thể cho thêm vào nước muối ngâm, thảo dược, sả, chanh, gừng…) để tống khứ các thể loại mùi khó chịu đồng thời giúp chân thư giãn hiệu quả.- Rằm tháng 7 là ngày gì?Có phải là ngày Lễ Vu Lan hay Xá tội vong nhân không
- Mô là gì? Phân loại các loại mô và chức năng các loại mô
- Đột Biến Cấu Trúc Nhiễm Sắc Thể Là Gì? Các Dạng Đột Biến Cấu Trúc Nhiễm Sắc Thể
- Nhân sâm kết hợp với loại gì để ngâm rượu?
- Lý thuyết Tập hợp và các phép toán trên tập hợp
Những mẹo nhỏ trên đây không chỉ giúp bạn khử được mùi hôi chân mà còn giúp bạn tránh các bệnh da liễu, đảm bảo được độ bền và tuổi thọ của giày bảo hộ. Nếu bạn chưa biết nên mua giày bảo hộ ở đâu để được giá tốt nhất, bảo hành chính hãng và hưởng các dịch vụ chăm sóc khách hàng tuyệt vời, hãy ghé ngay Thế giới giày bảo hộ để trải nghiệm dịch vụ và chất lượng sản phẩm tốt nhất.
Bạn đang xem: 7 CÁCH KHỬ MÙI HÔI CHÂN KHI ĐI GIÀY BẢO HỘ
Xem thêm : Nguồn gốc, bản chất và sự hình thành lợi nhuận thương nghiệp?
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp