Ngạt mũi làm bạn khó chịu nhưng không muốn uống thuốc quá nhiều? Những mẹo chữa ngạt mũi trong 20 giây dưới đây sẽ giúp bạn giải quyết nỗi lo lắng này nhanh chóng, hiệu quả.
Ngạt mũi là gì?
Trước khi tìm hiểu mẹo chữa ngạt mũi trong 20 giây, bạn cũng cần biết ngạt mũi là gì. Khi khoang mũi tiếp xúc với những vật thể lạ từ môi trường bên ngoài, những tế bào nhạy cảm trong khoang mũi sẽ bị kích thích, bắt đầu tiết ra chất dịch nhầy để loại bỏ những vật thể lạ đó ra ngoài. Đây chính là nguyên nhân, cơ chế bị ngạt mũi (nghẹt mũi). Khi này, niêm mạc mũi cũng bị sưng lên, khoang mũi bị thu hẹp cộng với lượng dịch tiết ra sẽ làm mũi bị nghẹt.
Bạn đang xem: Tổng hợp mẹo chữa ngạt mũi trong 20 giây hiệu quả nhất
Vậy nguyên nhân nào khiến mũi bị ngạt? Bất cứ vật thể nào khi vào khoang mũi đều có thể làm mũi tiết dịch, sưng niêm mạc và bị ngạt mũi. Sau đây là những tác nhân thường gặp gây ngạt mũi:
- Khói bụi từ môi trường;
- Mùi hôi khó chịu;
- Dị ứng phấn hoa, bột mịn, mùi thơm kích thích, lông động vật,…;
- Vi rút, vi khuẩn gây bệnh.
Thông thường, tình trạng ngạt mũi sẽ tự khỏi sau một thời gian hoặc đến khi không còn dị vật trong mũi nữa. Tuy nhiên, nhiều trường hợp ngạt mũi nặng dẫn đến khó thở, đau đầu, chóng mặt, ảnh hưởng chất lượng cuộc sống, công việc. Khi này, bạn nên áp dụng mẹo chữa ngạt mũi trong 20 giây và đến bệnh viện khám sức khỏe để được điều trị dứt điểm.
Mẹo chữa ngạt mũi trong 20 giây nhanh nhất
Bạn đang bị ngạt mũi “làm phiền”? Bạn muốn tìm cách hết ngạt mũi nhanh nhất? Vậy đừng bỏ qua những mẹo chữa ngạt mũi trong 20 giây mà Nhà thuốc Long Châu sắp giới thiệu dưới đây.
Xoa huyệt thái dương chữa ngạt mũi
Massage huyệt thái dương ngoài chữa ngạt mũi hiệu quả còn giúp tinh thần thư thái hơn, giảm cảm giác căng thẳng, mệt mỏi khi bị ngạt mũi kéo dài. Khi thực hiện mẹo chữa ngạt mũi trong 20 giây này, bạn cần xác định chính xác vị trí của huyệt thái dương, huyệt thái dương thường nằm gần đuôi lông mày.
Khi đã biết huyệt thái dương ở đâu, bạn dùng ngón trỏ nhấn nhẹ vào huyệt thái dương và xoa đều, vừa nhấn vừa xoa nhẹ theo chiều kim đồng hồ trong 2 – 3 phút hoặc đến khi thấy mũi có thể thở được dễ dàng hơn.
Nín thở – Mẹo chữa ngạt mũi trong 20 giây hiệu quả
Xem thêm : Nam, nữ Nhâm Tuất 1982 mệnh gì? Hợp màu nào, công việc gì?
Một mẹo chữa ngạt mũi trong 20 giây nữa thực hiện nhanh chóng, hiệu quả cao là nín thở. Bạn chỉ cần hút thật sâu, đầu hơi nghiêng về phía trước rồi dùng tay bịt chặt mũi, nín thở trong 20 – 30 giây để tình trạng ngạt mũi thuyên giảm. Phương pháp này có thể thực hiện mọi lúc, mọi nơi, giảm cảm giác khó chịu khi bị ngạt mũi.
Kết hợp lưỡi và tay để giảm ngạt mũi
Các bác sĩ thường khuyến khích bệnh nhân dùng phương pháp kích thích dịch nhầy trong mũi chảy ra ngoài bằng cách đặt áp lực lên một số điểm đặc biệt trên mũi. Nếu bạn thường xuyên bị ngạt mũi, hãy áp dụng các bước sau đây:
- Bước 1: Đưa lưỡi lên trên vòm miệng, cùng lúc đó, dùng tay nhấn vào khoảng giữa lông mày và giữ từ 10 – 15 giây.
- Bước 2: Thả lỏng tay, hạ lưỡi xuống. Khi này, bạn sẽ nhận thấy dịch mũi chuyển dần xuống cổ họng. Lặp lại khoảng 2 – 3 lần/ngày để kích thích, làm thông thoáng khoang mũi.
Uống trà gừng mật ong
Trong gừng có chứa nhiều loại tinh dầu tạo nên mùi thơm đặc trưng của gừng. Những loại tinh dầu này có khả năng làm ấm cơ thể, giúp dịch mũi lỏng hơn và dễ dàng thoát ra ngoài hơn.
Ngoài ra, đặc tính kháng viêm, diệt khuẩn của gừng, chanh cũng giúp giảm cảm giác khó chịu ở khoang mũi, diệt khuẩn và chữa ngạt mũi dứt điểm. Vitamin C trong chanh tăng cường sức đề kháng, hạn chế vi khuẩn, vi rút xâm nhập gây bệnh.
Trà sau khi hãm xong, bạn thêm vào 1 – 2 lát gừng tươi, hãm thêm 10 – 15 phút, để nguội bớt rồi thêm vào khoảng 1 thìa mật ong nguyên chất là đã hoàn thành ly trà gừng mật ong thơm ngon, chữa ngạt mũi hiệu quả rồi đấy.
Mẹo chữa ngạt mũi trong 20 giây – Xông hơi
Xông hơi tại nhà là mẹo chữa ngạt mũi trong 20 giây được rất nhiều người áp dụng và thành công. Theo hơi nước nóng, tinh dầu được đưa vào mũi, giảm sưng, giảm viêm, làm dịu khoang mũi bị sưng, viêm và đẩy chất dịch nhầy ra ngoài nhanh hơn.
Khi xông, bạn có thể dùng các nguyên liệu thiên nhiên như chanh, vỏ bưởi, vỏ cam quýt, sả, gừng,… hoặc các loại tinh dầu để thêm vào nước xông, tăng hiệu quả xông hơi chữa ngạt mũi.
Tắm nước ấm
Xem thêm : Trình bày những bộ phận của vùng bi ể n Việt Nam.
Nếu những mẹo chữa ngạt mũi trong 20 giây trên đây không đạt hiệu quả, bạn có thể thử tắm bằng nước ấm để giảm cảm giác khó chịu khi bị ngạt mũi. Ngoài ra, việc kết hợp các mẹo chữa ngạt mũi cũng làm tăng hiệu quả điều trị.
Hơi nước và độ ấm khi tắm bằng nước ấm sẽ giúp khoang mũi thông thoáng hơn, dịch nhầy. Bạn có thể chọn tắm bằng vòi hoa sen hoặc ngâm bồn nước nóng đều được nhưng không nên tắm quá lâu, tốt nhất từ 10 – 15 phút là được.
Trị ngạt mũi nhanh bằng tỏi
Tỏi chứa nhiều loại tinh dầu tốt, có khả năng kích thích dịch nhầy thoát ra ngoài nhanh hơn. Ngoài ra, tỏi cũng làm giảm sưng, viêm, hạn chế triệu chứng khó chịu khi bị ngạt mũi. Khi dùng tỏi để chữa ngạt mũi, bạn sẽ nhận thấy mũi mình thông thoáng hơn hẳn.
Mẹo chữa ngạt mũi trong 20 giây bằng tỏi rất đơn giản. Bạn có thêm ăn những món ăn có tỏi, uống dầu tỏi hoặc ăn sống tỏi tươi cùng mật ong đều có tác dụng rất tốt với tình trạng ngạt mũi.
Lưu ý khi áp dụng mẹo chữa ngạt mũi trong 20 giây
Để những mẹo chữa ngạt mũi trong 20 giây phát huy hiệu quả cao nhất, bạn nên lưu ý những điều sau:
- Nếu sử dụng mẹo chữa ngạt mũi nhanh nhưng không đạt hiệu quả, bạn nên đến bệnh viện để thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ;
- Khi hỉ mũi cần dùng lực nhẹ nhàng, tránh tác động áp lực mạnh vào khoang mũi và tai là dịch nhầy bị đẩy đến ống tai;
- Cơ địa dị ứng với mùi hương, phấn hoa hoặc lông động vật,… bạn nên tránh xa những tác nhân gây ngạt mũi này;
- Khi điều trị ngạt mũi nên bổ sung thêm nhiều loại trái cây giàu vitamin C để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Những mẹo chữa ngạt mũi trong 20 giây mà Nhà thuốc Long Châu vừa chia sẻ trên đây, hy vọng có thể giúp bạn giải quyết nỗi lo ngạt mũi. Nếu tình trạng ngạt mũi không thuyên giảm sau khi áp dụng các mẹo trên, bạn nên đến bệnh viện để khám chữa, uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Hồng Nhung
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp