Mẹo dân gian chữa đầy hơi cho trẻ sơ sinh các mẹ cùng tham khảo

Video mẹo dân gian chữa đau bụng cho trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh hay gặp vấn đề về đường tiêu hóa, nhất là tình trạng đầy hơi. Trẻ đang trong độ tuổi quá nhỏ khiến nhiều phụ huynh hoang mang, không biết nên xử lý như thế nào. Dưới đây là một số mẹo dân gian chữa đầy hơi cho trẻ sơ sinh vừa an toàn vừa hiệu quả bố mẹ có thể tham khảo thực hiện để bớt cảm giác khó chịu cho bé.

Nguyên nhân khiến trẻ hay bị đầy hơi chướng bụng

Trong 3 tháng đầu, hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển toàn diện, khả năng tiêu hóa và hấp thu thức ăn vẫn còn hạn chế. Nhiều trẻ trong giai đoạn này thường xuất hiện tình trạng đầy hơi khiến bố mẹ lo lắng. Một số nguyên nhân gây đầy hơi chướng bụng ở trẻ sơ sinh thường gặp, đó là:

  • Do chế độ ăn uống của mẹ: Trẻ sơ sinh đa phần còn đang bú sữa mẹ. Do đó chế độ ăn uống của người mẹ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của các bé. Như vậy, nguyên nhân đầu tiên gây chướng bụng cho bé có thể là do chế độ ăn uống của mẹ chưa phù hợp. Một số thực phẩm dễ gây đầy hơi cho trẻ sơ sinh nếu mẹ ăn nhiều như: đậu, bắp cải, súp lơ, các đồ ăn nhiều tinh bột hoặc nhiều dầu mỡ, nước uống có ga.
  • Do bé không dung nạp lactose trong sữa: Hầu hết tất cả loại sữa đều có chứa lactose. Ở một số trẻ bị thiếu enzyme lactase sẽ không tiêu hóa được lactose gây tích tụ ở ruột dẫn đến hiện tượng đầy hơi cho trẻ.
  • Trẻ bị dị ứng với protein trong sữa: Một số trẻ bị dị ứng với các thành phần chứa trong sữa gây đầy bụng khiến trẻ có cảm giác khó chịu, quấy khóc.Bệnh lý về dạ dày: Những bệnh lý của dạ dày như: trào ngược, ỉa chảy hoặc táo bón cũng có thể là nguyên nhân gây đầy bụng ở trẻ sơ sinh. Bé bị trào ngược dạ dày xuất hiện các triệu chứng như chướng bụng đầy hơi, ợ hơi, ợ chua, dễ nôn ói.
  • Hoặc khi bị táo bón trẻ không đi vệ sinh được gây ứ đọng phân lâu ngày khiến vi khuẩn trong ruột sinh khí trong đại tràng. Bên cạnh đó các vấn đề vệ sinh bình sữa, nguồn sữa không đảm bảo cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ thường xuyên bị đầy hơi.
  • Do dùng thuốc: Uống thuốc kháng sinh trong thời gian dài có thể gây mất cân bằng hệ vi khuẩn chí đường ruột. Điều này làm cản trở hoạt động của hệ tiêu hóa gây đầy hơi.

Nguyên nhân gây đầy hơi ở trẻ sơ sinh chủ yếu do chế ăn uống hàng ngày của trẻ. Do đó, các bậc phụ huynh cần để ý kĩ các nguồn thực phẩm bổ sung cho cả mẹ và bé để đề phòng và khắc phục tình trạng đầy hơi ở trẻ sơ sinh.

Mẹo dân gian chữa đầy hơi cho trẻ sơ sinh

Tình trạng đầy hơi ở trẻ sơ sinh tuy không ảnh hưởng quá nghiêm trọng đến sức khỏe, nhưng khiến trẻ khó chịu và biếng ăn. Hiện nay có nhiều mẹo dân gian chữa đầy hơi cho trẻ sơ sinh được các bậc phụ huynh áp dụng vì sự an toàn và hiệu quả.

Mẹo hay dùng tỏi tươi

Tỏi là một trong những vị thuốc đông y hay được sử dụng cũng là gia vị trong gian bếp Việt, nên hầu hết trong gia đình nào cũng có sẵn.

Với trẻ bị chướng bụng, chỉ cần một củ tỏi đem nướng lên, sau đó đặt vào băng gạc rồi đặt lên rốn bé. Khoảng 15 đến 20 phút bé sẽ xì hơi được, cải thiện tình trạng đầy hơi. Ngoài ra cũng có thể dùng băng gạc bọc lấy tỏi sau đó massage nhẹ nhàng quanh vùng bụng. Lưu ý không đặt trực tiếp tỏi lên da bé vì có thể gây bỏng.

Chữa đầy bụng cho bé bằng lá tía tô

Trong y học cổ truyền, tía tô có tính ấm,tác dụng giải độc, trị đầy hơi hiệu quả. Dùng lá tía tô chữa đầy hơi cho trẻ cũng khá hay, mẹ có thể thực hiện bằng cách đem lá tía tô tươi, rửa sạch, sau đó giã nhỏ rồi lọc lấy nước cho trẻ uống. Để yên tâm hơn, phụ huynh có thể chưng cách thủy nước tía tô ấm cho trẻ uống.

Sử dụng vỏ cam, quýt

Vỏ cam quýt cũng là một trong những nguyên liệu dễ tìm. Trong Đông y vỏ quýt, cam khô có tính ấm vị cay, có tác dụng giảm tình trạng khó tiêu ợ hơi đầy bụng khá tốt.

Cách thực hiện cũng rất đơn giản như sau: Vỏ quýt đem phơi khô sau đó rửa sạch với nước ấm rồi đem thái thành sợi mỏng và hãm với nước để uống (đun với nước khoảng 15 đến 20 phút).

Có chút lưu ý nhỏ cho mẹ, hệ tiêu hóa của trẻ rất nhạy cảm, vậy nên cần lựa chọn vỏ quýt, cam có nguồn gốc và an toàn. Phương pháp này nên áp dụng cho trẻ em trên 3 tháng tuổi.

Dùng nước gừng tươi

Gừng chắc cũng không còn quá xa lạ, trong gừng có tính ấm, thường được sử dụng trong đông y với tác dụng giải độc, kích thích tiêu hóa rất tốt.

Trong điều trị đầy hơi cho trẻ sơ sinh, bố mẹ chỉ cần giã nát gừng rồi pha nước nước ấm và mật ong, sẽ kích thích tiêu hóa của trẻ, giúp đẩy hơi ra khỏi bụng. Phương pháp này thường áp dụng với những trẻ trên 6 tháng tuổi.

Nước chanh nóng

Nước chanh nóng cũng là một trong những giải pháp tuyệt vời khi trẻ bị đầy hơi mà cha mẹ có thể tham khảo và áp dụng. Chỉ cần 1 thìa nước cốt chanh pha vào nước ấm (thêm một ít muối hạt hoặc có thể đường) giúp tăng cường axit cho dạ dày, giảm nhanh các triệu chứng đầy hơi, chướng bụng.

Chườm ấm vùng bụng cho bé

Một trong những mẹo dân gian chữa đầy hơi cho trẻ sơ sinh hiệu quả chính là phương pháp chườm ấm vùng bụng của bé. Có thể dùng túi chườm hoặc dùng khăn nhúng vào nước ấm sau đó vắt khô rồi đắp lên bụng bé. Hơi nóng và sức nặng từ túi chườm sẽ giúp trẻ đẩy hơi trong bụng ra ngoài dễ dàng hơn.

Massage bụng cho bé

Massage cải thiện tình trạng đầy hơi ở trẻ

Có nhiều cách massage khác nhau cho bé bị đầy hơi, nhưng lưu ý không nên massage bụng cho trẻ ngay sau khi ăn mà nên chờ sau ăn ít nhất 30 phút. Bài massage theo chiều kim đồng hồ hay được các phụ huynh áp dụng mang lại kết quả tích cực.

Đặt bé nằm ngửa, sau đó mẹ dùng một lực nhẹ nhàng từ 2 ngón tay trỏ và ngón giữa để massage cho bé, xoa bóp từ vùng rốn ra ngoài bụng theo chiều kim đồng hồ. Xoa thành vòng tròn, ban đầu xoa thành từng vòng tròn nhỏ xung quanh rốn, sau đó to dần thành vòng tròn lớn lan sang 2 bên hông. Lặp lại động tác và xoa bóp trong vòng 10 phút sẽ giúp trẻ đỡ đầy hơi.

Lưu ý da trẻ sơ sinh rất mềm và dễ bị trầy xước, nên trong quá trình mà massage mẹ nên dùng dầu massage để bé cảm thấy dễ chịu.

Như vậy các mẹo dân gian chữa đầy hơi cho trẻ sơ sinh bằng các nguyên liệu khá dễ tìm như gừng, tỏi, vỏ cam, quýt, chanh,… sẽ giúp các phụ huynh cải thiện nhanh chóng các triệu chứng giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.

Cha mẹ cần lưu ý để hệ tiêu hóa của bé luôn khỏe mạnh

Giai đoạn đầu hệ thống tiêu hóa của trẻ chưa được hoàn thiện, tuổi trẻ dễ bị mắc các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa. Để bé có một hệ thống tiêu hóa khỏe mạnh thì các bậc phụ huynh cần lưu ý:

  • Lựa chọn sữa dễ hấp thu cho bé: Một số loại sữa như sữa bò có chứa lượng cao casein nên dễ bị ứ đọng và gây áp lực lớn cho hệ tiêu hóa. Thay vào đó nên lựa chọn các sữa chứa đạm Whey giúp trẻ khỏe mạnh, tăng miễn dịch, chống dị ứng. Bố mẹ cũng không nên thay nhiều loại sữa, vì trẻ có thể không thích ứng kịp, làm tăng nguy cơ rối loạn tiêu hóa.
  • Tránh cho trẻ ăn những loại thực phẩm khó tiêu như thực phẩm chứa nhiều tinh bột hoặc dầu mỡ bởi hệ thống tiêu hóa của trẻ chưa phát triển toàn diện.
  • Chế biến thức ăn đúng cách: Chế biến món ăn cần đảm bảo vệ sinh từ nguyên liệu cho đến quá trình nấu. Nên lựa chọn các thực phẩm sạch, có nguồn gốc tươi mới để nấu ăn cho trẻ. Nên cho trẻ ăn đồ ăn mới nấu, không nên hâm đi hâm lại nhiều lần hay bỏ tủ lạnh quá lâu cũng không tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ.
  • Lựa chọn các thực phẩm nhiều chất xơ: Thiếu chất xơ khiến trẻ bị táo bón, đầy hơi, khó tiêu. Vậy nên cần bổ sung vào chế độ ăn của trẻ các thực phẩm giàu chất xơ như: rau, đậu, trái cây,.. Bên cạnh đó, cũng cần bổ sung đủ lượng nước cho trẻ qua các loại trái cây, sữa, các món ăn như súp,canh,… cũng giúp trẻ tiêu hóa tốt hơn.

Bổ sung chất xơ cho trẻ giúp hệ thống tiêu hóa của bé khỏe mạnh

Hy vọng thông qua bài viết này các mẹ đã biết thêm những mẹo dân gian chữa đầy hơi cho trẻ sơ sinh để áp dụng trong quá trình chăm sóc sức khỏe toàn diện cho con. Nếu còn điều gì thắc mắc, khách hàng vui lòng liên hệ qua hotline: 1900 3366 hoặc fanpage để nhận được tư vấn từ chuyên gia MEDIPLUS!