Trẻ nhỏ khi mọc răng thường thấy đau nhức, khó chịu. Vậy làm thế nào để bé vượt qua giai đoạn”khủng hoảng’’ này. Hãy để Fitobimbi giới thiệu 15 mẹo trị sốt mọc răng cho bé đơn giản tại nhà.
- ✔️✔️✔️ Trẻ uống thuốc hạ sốt không hạ mẹ phải làm sao?
- ✔️✔️✔️ Bé nóng đầu nhưng không sốt là hiện tượng gì?
Khi nào trẻ bắt đầu mọc răng?
Thông thường trẻ sẽ mọc răng từ khi được 4-7 tháng tuổi. Tuy nhiên cũng nhiều trường hợp bé mọc răng muộn. Nếu đủ 18 tháng tuổi mà con vẫn chưa mọc răng thì mẹ cần đưa đi khám để được kiểm tra.
Bởi hầu hết với trẻ phát triển bình thường thì trước 3 tuổi sẽ có 20 chiếc răng sữa.
Ngoài ra cũng có trường hợp hiếm gặp, trẻ sẽ mọc 1-2 răng sơ sinh khi mới chào đời hoặc sau vài tuần. Lúc này mẹ không cần quá lo lắng vì răng sơ sinh không gây ảnh hưởng đến quá trình lớn của trẻ.
Top 9 dấu hiệu trẻ sốt mọc răng mẹ chớ xem thường!
Tại sao trẻ mọc răng lại sốt?
Theo các chuyên gia, giai đoạn mọc răng của trẻ kéo dài từ khoảng 6 tháng đến lúc 2 tuổi. Trước khi mọc lên, mầm răng sẽ được che phủ bởi một cấu trúc mô mềm gọi là lợi. Khoảng 2-3 ngày trước khi răng thực sự ”mọc”, chiếc mầm này sẽ nhú lên cao, làm lợi tách ra, tạo thành kẽ hở để răng mọc lên. Quá trình này gây nhiều đau đớn, tổn thương cho lợi, khiến bộ phận bị viêm tấy và gây sốt.
Sốt do mọc răng thường chỉ ở mức độ nhẹ, nhiệt độ không quá 38.5, thậm chí nhiều bé còn không bị sốt. Do đó nếu con sốt cao, kéo dài nhiều hơn 3 ngày mẹ hãy cẩn thận. Vì đây có thể là do nguyên nhân nào khác chứ không đơn thuần là chuyện mọc răng.
Trẻ sốt mọc răng mấy ngày?
Sốt mọc răng không phải bắt đầu từ khi răng đã ”mọc lên” mà thường biểu hiện trước đó khoảng 2-3 ngày. Khi những tổn thương ở lợi diễn ra, cơn sốt sẽ được hình thành. Tình ra thời điểm con sốt kéo dài từ 2-3 ngày.
Tuy nhiên cũng nhiều trường hợp, do bé vệ sinh răng miệng kém, khiến các loại vi khuẩn thừa dịp phát triển và xâm nhập vào phần đang bị tổn thương khiến lợi tấy nặng và sốt cao hơn. Lúc này cơn sốt có thể kéo dài nhiều hơn bình thường.
Xem thêm : Sơ đồ tổ chức Bộ máy nhà nước thời Lê sơ như thế nào?
✔️✔️✔️ Điêu quan trọng cho mẹ: Phân biệt trẻ sốt mọc răng với các loại sốt bệnh lý khác
15 cách hạ sốt cho bé mọc răng mẹ bỏ túi ngay
Ngoài cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, trẻ sơ sinh còn sẽ bị sốt khi mọc răng. Với trường hợp này mẹ có thể bỏ túi những mẹo sau để giúp con dễ chịu và khỏe mạnh hơn.
1. Xoa dịu nướu
Trẻ mọc răng thường có cảm giác đau, nhức ở nướu. Vì vậy mẹ hãy tìm cách xoa dịu để giảm cơn đau. Có thể dùng bông hoặc gạc mềm để thấm nước mát sau đó tiến hành massage nhẹ nhàng xung quanh vùng lợi. Ngoài ra mẹ cũng có thể dùng núm vú giả ngâm với nước đá hoặc để trong ngăn mát tủ lạnh tầm 20 phút rồi cho bé ngậm. Hơi lạnh sẽ giúp nướu bớt đau và tấy.
2. Làm sạch răng miệng
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ là cách hạ sốt cho trẻ mọc răng hiệu quả. Bởi theo chuyên gia, làm sạch răng miệng sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn có hại, hạn chế viêm nhiễm vùng lợi do quá trình mọc răng gây ra.
Với trẻ chưa biết đánh răng mẹ nên sử dụng gạc rơ lưỡi. Nếu trẻ đã biết đánh răng hãy cho con vệ sinh sau mỗi bữa ăn.
3. Vệ sinh sạch đồ chơi của bé
Khi trẻ bắt đầu bước vào giai đoạn mọc răng mẹ nên khử khuẩn toàn bộ đồ chơi và cho vào tủ lạnh. Bởi khi mọc răng phần lợi sưng ngứa sẽ thôi thúc bé gặm nhấm thứ gì. Lúc này nếu đồ chơi chưa được vệ sinh, trẻ có thể nhiễm khuẩn và sốt cao. Do đó chuyên gia khuyến cáo mẹ hãy khử trùng đồ chơi bằng dung dịch an toàn hoặc nước ấm đun sôi.
4. Cho trẻ uống nhiều nước
Sốt sẽ làm cho trẻ bị mất nước. Vì vậy mẹ hãy cố gắng giúp con bổ sung thật nhiều chất lỏng. Có thể cho bé uống nước trái cây, súp, cháo, nước lọc để hạ sốt khi mọc răng. Bên cạnh đó mẹ cũng có thể sử dụng nước điện giải, oresol để bù nước, thanh lọc cơ thể, giúp bé hạ sốt hiệu quả.
5. Lau người bằng khăn ấm
Là cách hạ sốt cho bé mọc răng được nhiều mẹ bỉm áp dụng tại nhà. Cách làm này khá đơn giản nhưng lại cho hiệu quả cao. Để lau người hạ sốt đúng cách mẹ cần chuẩn bị một chiếc khăn thô và chậu nước ấm. Đặt bé ở nơi thoáng mát, nhúng khăn vào nước rồi vắt thật khô, lau lên khu vực có mạch máu lớn như nách, bẹn nhằm đẩy nhanh quá trình thải nhiệt. Bên cạnh đó mẹ cũng có thể dùng khăn ấm quấn quanh bàn chân để giúp bé tản nhiệt tốt hơn.
6. Cho bé ăn những món mềm và mát
Trẻ bị sốt khi mọc răng phần nướu thường đau nhức. Nếu mẹ cho bé ăn những món cứng con sẽ bị đau và khóc nhiều hơn. Thay vào đó, lúc này mẹ hãy sử dụng những món ăn mềm, mát lạnh như súp hoặc sữa. Mẹ có thể chế biến món ăn như bình thường, sau đó cho vào ngăn mát tủ lạnh để làm dịu nướu và giảm cơn đau. Tuy nhiên mẹ hãy nhớ rằng đồ ăn của bé chỉ nên để mát chứ không làm lạnh vì có thể gây viêm họng.
7. Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ
Trẻ bị sốt do mọc răng cần bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để cơ thể khỏe mạnh và có sức đề kháng tốt. Theo chuyên gia, thành phần dinh dưỡng quan trọng cho trẻ trong giai đoạn này gồm có Canxi, vitamin D3, vitamin C, DHA,..Cụ thể:
- Canxi: Là thành phần chính cấu tạo nên răng. Việc thiếu canxi sẽ khiến trẻ chậm mọc răng hoặc răng yếu, kém. Vì thế mẹ nên cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng này để quá trình mọc răng của trẻ không phải chịu nhiều đau đớn
- Vitamin D3: Có tác dụng giúp cơ thể hấp thụ và duy trì nồng độ canxi tốt hơn, hỗ trợ quá trình mọc răng hiệu quả
- MK7: Có tác dụng vận chuyển canxi từ máu vào xương và răng, giúp bé mọc răng theo đúng độ tuổi
8. Cho trẻ uống thuốc hạ sốt
Xem thêm : Cách chữa khàn tiếng bằng giá đỗ đơn giản mà hiệu quả
Mẹo trị sốt mọc răng cho bé được nhiều mẹ bỉm áp dụng là dùng thuốc hạ sốt. Trường hợp trẻ sốt trên 38,5 độ mẹ nên cho trẻ uống thuốc theo đúng chỉ định. Có thể dùng Paracetamol, acetaminophen hay Ibuprofen.
9. Dùng gel giảm đau cho con
Nếu như bé bị đau nhức và sốt liên tục do mọc răng mẹ có thể giảm đau bằng cách dùng gel hỗ trợ. Tuy nhiên quá trình này cần phải tham vấn ý kiến bác sĩ. Tốt nhất là nên lựa chọn loại gel giảm đau an toàn, dùng được cho trẻ. Tuy nhiên không nên lạm dụng vì điều này có thể khiến bé tê miệng và không chịu ăn. Mỗi ngày mẹ chỉ nên dùng không quá 6 lần và bôi khi bé đã ăn.
10. Phân tán sự chú ý của con
Cũng là mẹo trị sốt mọc răng cho bé được nhiều mẹ bỉm áp dụng. Mẹ có thể giúp bé ngừng quấy khóc bằng cách phân tán chú ý. Ví dụ như cho bé chơi đồ chơi, xem hoạt hình hoặc đưa đi dạo,… Bằng cách này, bé sẽ có thể tạm quên đi cảm giác đau buốt của mình. Nhờ đó cơn sốt cũng cải thiện một cách tốt hơn.
11. Sử dụng lá hẹ
Mẹo trị sốt mọc răng cho bé bằng lá hẹ rất hiệu quả. Theo chuyên gia, lá hẹ có chứa allicin, một loại kháng sinh tự nhiên có tác dụng diệt khuẩn, chống viêm. Vì vậy việc dùng lá này sẽ giúp giảm bớt tình trạng viêm tấy- nguyên nhân gây sốt chủ yếu ở trẻ.
- Mẹ chỉ cần chuẩn bị 2-3 bụi hẹ tươi, bỏ rễ và rửa thật sạch
- Cho lá hẹ vào xay nhuyễn với 50ml nước sau đó lọc lấy cốt
- Dùng gạc chấm lấy nước cốt sau đó rơ nhẹ ở vị trí viêm của trẻ
12. Sử dụng lá trà xanh
Giống như hẹ, trà xanh cũng chứa chất kháng viêm, giúp tiêu diệt vi khuẩn có hại. Không chỉ thế bề mặt lá trà còn nhẵn nên không gây kích ứng cho niêm mạc lưỡi.
- Mẹ cần chuẩn bị 1 nắm lá trà, rửa sạch với nước muối loãng
- Xay lá trà xanh với 50ml nước lọc, chắt lấy nước cốt
- Dùng gạc chấm dịch và rơ nhẹ ở vị trí mọc răng
13. Sử dụng rau ngót
Rau ngót chứa vitamin A, C, có tác dụng làm lành vết thương và tăng đề kháng hiệu quả. Vì vậy đây là mẹo hay được nhiều mẹ bỉm áp dụng để hạ sốt khi bé mọc răng.
- Chỉ cần chuẩn bị 1 nắm rau ngót, rửa sạch
- Xay rau ngót với 50ml nước rồi chắt lấy cốt
- Dùng bông hoặc gạc thấm nước, sau đó rơ vào vị trí mọc răng
14. Dùng đậu xanh
Đậu xanh có tác dụng thanh nhiệt, giải độc thường dùng hạ sốt, giảm đau cho trẻ.
- Đầu tiên mẹ cần chuẩn bị 50g đậu xanh rửa sạch
- Đem xay cho vỡ rồi đun với 1 lít nước
- Đợi khi nước nguội thì dùng bông thấm đều và massage vùng lợi cho bé
15. Dùng quả na
Na chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho trẻ và là bài thuốc dân gian giúp hạ sốt, giảm đau khi mọc răng.
- Mẹ cần chuẩn bị 1 quả na đã chín mềm
- Bỏ hạt, lấy phần thịt rồi băm nhuyễn
- Dùng thìa bón cho bé ăn liên tục trong quá trình mọc răng
- Nếu con chưa ăn được mẹ có thể ép lấy nước để uống
- Quả na có vị ngọt, tác dụng giảm sốt, chống viêm và bớt sưng tấy hiệu quả
Trên đây là 15 mẹo trị sốt mọc răng cho bé. Hy vọng với kiến thức này mẹ bỉm có thể giúp bé dễ dàng vượt qua giai đoạn ‘‘khủng hoảng nay’’.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp