Mì ăn liền nằm trong nhóm thực phẩm khô có thể sử dụng trong khoảng 1 năm. Hạn sử dụng là phương thức đảm bảo hương vị trong túi mì vẫn còn thơm ngon. Các chuyên gia khuyến nghị, mì hết hạn sử dụng không nên ăn.
Mì ăn liền là gì?
Mì ăn liền (hay mì tôm, mì gói, mì cua) là loại mì chiên khô trước với dầu cọ. Mì ăn liền thường được dùng sau khi dội cho nước sôi vào úp khoảng 3 – 5 phút. Mì ăn liền được đóng dưới dạng mì gói, mì cốc.
Trong mỗi gói mì ăn liền thường được đóng đầy đủ các gọi gia vị gồm bột ngọt, rau thơm sấy khô, mỡ có trộn hương vị thịt bò, thịt lợn, hải sản… Ngoài ăn úp chín, mì ăn liền cũng có thể sử dụng để ăn sống được.
Bạn đang xem: Mì ăn liền hết hạn sử dụng ăn được không?
Theo ghi chép lịch sử, mì ăn liền được phát minh bởi một người Trung Quốc sống ở Nhật Bản. Vậy nên nhiều người thường nói, mì ăn liền có nguồn gốc từ Nhật Bản. Người phát minh ra mì ăn liền là ông Ando Bách Phúc người Đài Loan. Ông sinh năm 1910, tên thật là Ngô Bách Phúc. Sau chiến tranh ông nhập quốc tịch sang Nhật Bản.
Ông Ando là người đầu tiên phát minh ra mì ăn liền
Ông Ando phát minh ra mì ăn liền năm 1958 với gói mỳ gà đầu tiên trên thế giới. Đến năm 1971 mọi người bắt đầu quen thuộc với các hộp mì ăn liền. Sau đó, nhà máy thực phẩm Nissin được thành lập để sản xuất đại trà mặt hàng này. Mì ăn liền bắt đầu phổ biến toàn châu Á và trên toàn thế giới. Từ mì ăn liền người ta sáng tạo ra các món khác như phở ăn liền, bún ăn liền, miến ăn liền hay cháo ăn liền…
Theo Ths.BS Lê Thị Hải, Giám đốc Trung tâm khám và tư vấn dinh dưỡng, mì ăn liền chủ yếu cung cấp năng lượng cho cơ thể vì nó được làm từ bột mì, bột sắn. Trong mì ăn liền có chứa bột đường, chất béo, chất đạm chỉ chiếm khoảng 7 – 9%. Vì vậy, nếu ăn mì ăn liền mà không bổ sung thêm rau, thịt hoặc trứng thì sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu, chậm phát triển chiều cao, ảnh hưởng đến sự phát triển của con người, nhất là trẻ nhỏ.
Tính đến thời điểm hiện tại, chưa có công trình nghiên cứu nào chứng minh mì ăn liền có tác dụng tốt đối với sức khỏe con người. Đại đa số các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị người dân nên ăn mì ăn liền một cách hợp lý, không lạm dụng ăn quá nhiều mì ăn liền trong thời gian dài.
Bởi mì ăn liền có thể mang đến hàng chục tác hại nguy hiểm cho sức khỏe như: ăn mì dễ gây nóng trong người; ăn mì dễ gây rối loạn chức năng dạ dày; ăn mì gây thiếu chất dinh dưỡng; ăn mì ăn liền dễ gây béo phì và các bệnh liên quan như tiểu đường, cholesterol cao; ăn mì tôm nhiều có thể làm đẩy nhanh quá trình lão hóa trong cơ thể; ăn mì tôm nhiều dễ dẫn đến ung thư, gây hại cho gan.
Mì ăn liền hết hạn sử dụng ăn được không? Mì ăn liền không phải món ăn tốt cho sức khỏe
Theo PGS.TS Phan Thị Sửu (Giám đốc Trung tâm kỹ thuật an toàn vệ sinh thực phẩm, thuộc Hội Khoa học Kỹ thuật an toàn thực phẩm Việt Nam): thành phần của mì ăn liền chứa nhiều chất béo bão hòa, chất bột và ít chất xơ. Khi con người sử dụng quá nhiều có thể làm tăng mức cholesterol xấu trong máu, dẫn đến tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Việt Nam là một trong những quốc gia tiêu thụ mì ăn liền tương đối lớn. Tuy nhiên, người Việt ăn mì ăn liền theo kiểu “tùy hứng” họ có thể ăn vào bữa sáng, bữa trưa hoặc bữa tối.
Với nhu cầu sử dụng đồ ăn nhanh cao như vậy, tại Việt Nam có rất nhiều thương hiệu mì ăn liền được ra đời, lâu đời nhất là mì Miliket – Mì Việt chất lượng cao. Thương hiệu mì này có mức giá khá thấp chỉ 2.700 – 3.000 đồng.
Xem thêm : Gác chân lên tường có tác dụng gì
Đứng thứ hai là mì Hảo Hảo với công nghệ Nhật Bản, mang hương vị Việt Nam. Mì Hảo Hảo có mặt tại Việt Nam từ năm 2000. Thương hiệu này cho ra đời rất nhiều sản phẩm mì ăn liền như: mì tôm xào chua ngọt, mì xào tôm hành hay mì gà, mì sa tế… Mì Hảo Hảo có mức giá 3.100 – 3.300 đồng.
Ngoài ra, tại Việt Nam còn có nhiều thương hiệu mì khác với các mức giá khác nhau như:
– Mì lẩu thái: Giá tham khảo: 5.100 – 5.400 đồng.
– Mì Đệ Nhất: Giá tham khảo: 5.500 đồng.
– Mì Mikochi: Giá tham khảo: 6.200 – 6.400 đồng.
– Mì Kokomi: Giá tham khảo: 2.400 – 2.500 đồng
– Mì Omachi: Giá tham khảo: 5.200 – 6.000 đồng.
– Mì 3 miền: Giá tham khảo: 2.400 – 2.800 đồng.
– Mì Cung Đình: Giá tham khảo: 5.000 – 6.000 đồng.
– Mì xào Tiểu Nhị: Giá tham khảo: 3.200 đồng.
Mì ăn liền hết hạn sử dụng ăn được không?
Hạn sử dụng của mì ăn liền là gì? Hạn sử dụng của mì ăn liền chính là thời gian để đảm bảo hương vị ngon nhất của sản phẩm. Theo đó, mỗi nhà sản xuất mì ăn liền sẽ tính toán một khoảng thời gian nhất định sau khi hết hạn mì vẫn có thể sử dụng được. Việc ghi ngày sản xuất và ngày hết hạn sử dụng nhằm mục đích giúp nhà sản xuất không phải chịu tránh nhiệm trước cơ quan phát luật khi người tiêu dùng có xảy ra vấn đề gì trong sau khi tiêu thụ sản phẩm.
Xem thêm : Một Số Cách Xử Lý Keo 502 Bắn Vào Mắt .
Cụ thể, nếu một gói mì có ngày hết hạn là 23 thì không bao giờ xác định nó sẽ hỏng vào ngày 24. Nhà sản xuất luôn phải tính toán một khoảng thời gian nhất định và đủ để đảm bảo thực phẩm luôn an toàn cho đến ngày kết thúc hạn sử dụng.
Thông thường, mì ăn liền nằm trong nhóm thực phẩm khô nên có thể sử dụng được khoảng 1 năm sau khi hết hạn. Hơn nữa, nhóm thực phẩm này sau khi đóng gói đã được tiệt trùng và xử lý nhiệt nên người tiêu dùng có thể yên tâm không gây hại cho sức khỏe.Tuy nhiên, giá trị sản phẩm chắc chắn sẽ mất dần theo thời gian. Đặc biệt là các gói gia vị bên trong hộp mì ăn liền.
Gói muối trong mì ăn liền được làm bằng natri nên tốt nhất chỉ sử dụng nó sau khoảng 1 tháng sau khi hết hạn sử dụng. Vậy nên, nếu đã qua 1 tháng thì nên bỏ gói muối đi. Bên cạnh đó, nếu dấu hiệu bị ẩm mốc, mất độ giòn hoặc đổi màu thì không nên ăn.
Mì ăn liền hết hạn sử dụng vẫn ăn được nhưng không tốt cho sức khỏe con người
Tóm lại, nếu mì tôm hết hạn sử dụng thì tốt nhất không nên ăn. Bởi ngay cả khi còn hạn sử dụng mì tôm cũng không phải là thực phẩm bổ dưỡng gì. Thay vì ăn mì tôm, người tiêu dùng nên ăn các loại thực phẩm tươi để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể.
Nếu cứ lạm dụng ăn mì ăn liền hoặc ăn mì ăn liền hết hạn sử dụng, người tiêu dùng sẽ phải đối mặt với một số bất lợi về sức khỏe sau:
– Thiếu hụt chất dinh dưỡng trong cơ thể, khiến cơ thể sa sút
– Gây tổn thương hoặc rối loạn chức năng dạ dày
– Gây ra các bệnh lý về thận, huyết áp do hàm lượng muối cao.
– Ảnh hưởng đến xương chứa nhiều phosphate gây loãng xương
– Có thể gây hại cho gan, gây bệnh tim mạch, tăng khả năng ung thư, đẩy nhanh quá trình lão hóa cơ thể.
Để đảm bảo sức khỏe, chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị: trước khi ăn nên dùng nước sôi để sơ chế mì và bỏ đi; thay thể các loại gia vị trong gói mì bằng gia vị có sẵn trong bếp; cho thêm rau củ quả khi nấu mì….
Chocolate hết hạn sử dụng ăn được không?
Bánh mì hết hạn sử dụng ăn được không?
Mì ăn liền hết hạn sử dụng ăn được không?,mì tôm,sức khỏe
Tổng hợp
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp