Nước ta có 3 vùng miền khác nhau, mỗi vùng miền lại có những tỉnh khác nhau. Vậy các bạn hãy cùng mình tìm hiểu các tỉnh miền Nam và cùng tìm hiểu những thông tin liên quan đến các tỉnh miền Namnữa nhé! Vậy các bạn hãy cùng Studytienganh.vn tìm hiểu những thông tin đấy nhé!
1. Miền nam có tất cả bao nhiêu tỉnh và danh sách các tỉnh
Như các bạn biết, Việt Nam chúng ta được chia thành 3 miền Bắc, Trung, Nam. Các tỉnh miền nam không như Miền Bắc và Miền Trung, Miền Nam được chia thành 2 vùng chính đó là: Vùng Đông Nam Bộ & Vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Bạn đang xem: Các tỉnh miền nam, chi tiết các tỉnh thuộc khu vực miền nam
Vậy Miền Nam tổng cộng có 17 tỉnh và 2 thành phố.
( Hình ảnh bản đồ miền Nam )
Miền Nam gồm 19 tỉnh thành, được chia thành hai tiểu vùng là Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ hay còn gọi là đồng bằng sông Cửu Long.
Vùng Đông Nam Bộ bao gồm có 5 tỉnh và 1 thành phố đó là: Bình Phước, Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu và Thành phố Hồ Chí Minh
Tây Nam Bộ hay Đồng bằng Sông Cửu Long hay còn cái tên khác là miền Tây bao gồm có 12 tỉnh và 1 thành phố đó là: Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang, An Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Thành phố Cần Thơ.
2. Miền tây và miền nam có giống nhau không
Xem thêm : Cây chỉ thiên có tác dụng gì?
Nếu các bạn có thắc mắc khi nghe đến “miền Tây” và tự hỏi miền Tây và miền Nam có phải là một hay không? Vậy Studytienganh.vn sẽ giúp bạn trả lời đó là: miền tây và miền nam là giống nhau.
Hay nói cách khác, miền Tây còn có cách gọi khác là miền Tây Nam Bộ: gồm có 12 tỉnh và 1 thành phố đó là: Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang, An Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Thành phố Cần Thơ.
( Hình ảnh miền Tây sông nước )
Vùng đồng bằng sông Cửu Long hay miền Tây chiếm tới 12,3% diện tích cả nước với đường bờ biển kéo dài 700km, giáp với biển Đông – Thái Bình Dương – vịnh Thái Lan, điều đó đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc phát triển kinh tế biển. Hiện nay, đồng bằng sông Cửu Long đang là một trong 7 vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam với thế mạnh chủ yếu là sản xuất nông nghiệp và đánh bắt thủy hải sản.
3. Các thành phố trực thuộc trung ương khu vực miền nam
Tại miền Nam có hai thành phố trực thuộc trung ương, đó là thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Cần Thơ.
Nếu như các bạn không biết thì thành phố trực thuộc trung ương là là một đơn vị hành chính tương đương cấp tỉnh của Việt Nam. Đây là các thành phố nằm dưới sự quản lý của Trung ương hay Nhà nước, không giống như các thành phố trực thuộc tỉnh chỉ tương đương cấp huyện.
Các thành phố trực thuộc trung ương là đô thị loại I được xác định là các đô thị trung tâm cấp quốc gia, là động lực phát triển cho cả quốc gia, không còn nằm bó hẹp trong một tỉnh, hay một vùng.
Theo nghị quyết về tiêu chuẩn để trở thành thành phố trực thuộc trung ương thì thành phố cần đạt những yêu cầu như sau: thành phố cần diện tích trên 1.500 km2 và quy mô dân số đạt từ 1,5 triệu dân trở lên
Xem thêm : Mới nhất: Căn cước công dân có thời hạn bao lâu?
Thanh phố được công nhận là đô thị loại loại I; hoặc khu vực dự kiến thành lập thành phố trực thuộc trung ương đã được phân loại đạt tiêu chí của đô thị loại loại I hoặc đặc biệt.
Cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế – xã hội của thành phố đó cần đạt quy định, đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc từ 11 đơn vị trở lên; bên cạnh đó cần tỷ lệ số quận trên tổng số đơn vị hành chính cấp huyện từ 60% trở lên.
Vậy bên dưới đây hãy cùng tìm hiểu về hai thành phố trực thuộc trung ương của khu vực miền Nam nhé!
Thành phố Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh hay còn gọi là Sài Gòn thành phố lớn nhất Việt Nam, nơi đây là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa và giáo dục bật nhất cả nước, nó có vị trí nằm trong vùng chuyển tiếp giữa Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ.
Thành phố Hồ Chí Minh gồm có 19 quận và 5 huyện với tổng diện tích hơn 2.095 km2. Hiện nay, thành phố có hơn 8,8 triệu người đang sinh sống và làm việc. Chính vì dân số tăng nhanh nên nhu cầu nhà ở, vấn nạn giao thông, triều cường gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống trong quá trình đô thị hóa. Thành phố Hồ Chí Minh đang là thành phố trực thuộc trung ương được xếp loại đô thị đặc biệt của Việt Nam cùng với thủ đô Hà Nội.
Thành phố Cần Thơ
Cần Thơ là thành phố trực thuộc trung ương, thuộc đô thị loại I nằm ở trung tâm vùng đồng bằng sông Cửu Long; là thành phố hiện đại và phát triển nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long; đồng thời nơi đây cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội, y tế giáo dục trọng điểm của vùng. Thành phố có hệ thống sông ngòi chằng chịt, diện tích vườn cây ăn trái và đồng ruộng rộng lớn, khi nhắc đến Cần Thơ, người ta thường nhắc đến với Bến Ninh Kiều, chợ nổi Cái Răng một nét sinh hoạt đặc trưng văn hóa Nam Bộ.
Trên đây là thông tin về các tỉnh miền Nam mà các bạn có thể chưa biết. Vậy hãy cùng Studytienganh.vn mang lại những kiến thức mới về các tỉnh miền Nam nhé!
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp