1. Khái niệm về tình trạng mang thai ngoài tử cung
Mang thai ngoài tử cung khác với mang thai thông thường, trứng thụ tinh làm tổ thành công nhưng không ở trong buồng tử cung mà làm tổ bên ngoài buồng tử cung. Trường hợp mang thai ngoài tử cung có thể xuất hiện ở tất cả các chị em phụ nữ đang trong độ tuổi sinh nở, nhưng chủ yếu xuất hiện đối với những người có đường ống dẫn trứng nhỏ hẹp bẩm sinh.
Phẫu thuật nội soi thai ngoài tử cung
Bên cạnh đó, một số trường hợp bị dị tật ống dẫn trứng, người đã từng thực hiện phẫu thuật có liên quan đến vòi trứng hoặc đường sinh dục bị nhiễm khuẩn,… Mang thai ở bên ngoài của tử cung chính là tình trạng trứng được thụ tinh ở nhiều vị trí khác nhau, như vòi tử cung (chiếm 95 – 98%), buồng trứng, ống cổ tử cung, ổ bụng,…
2. Tổng quan về phẫu thuật nội soi ngoài tử cung
Mổ thai ngoài tử cung, có mục đích là giúp giải quyết khối chửa bệnh lý với hai phương pháp thực hiện là mổ hở và mổ nội soi. Tùy vào hiện trạng của mỗi từng thai phụ để bác sĩ đưa ra lựa chọn một phương pháp mổ thích hợp nhất. Trong đó:
Mổ hở: thường được áp dụng đối với trường hợp khối thai của bệnh nhân đã vỡ hoặc là bệnh nhân có quá nhiều máu trong ổ bụng. Thường những trường hợp này không thể thực hiện mổ nội soi mà phải thực hiện mổ hở thông thường.
Mổ nội soi: là phương pháp tiên tiến giúp giải quyết tình trạng bệnh lý đồng thời thời gian hồi phục nhanh hơn so với mổ mở bụng, tránh được các nguy cơ phẫu thuật, tắc dính hay nhiễm trùng, nhiễm khuẩn cho bệnh nhân. Mổ nội soi yêu cầu nhiều điều kiện về thiết bị y tế, kỹ thuật và trình độ của bác sĩ,… với nhiều ưu điểm cho bệnh nhân, đặc biệt là ít gây dính vùng bụng sau khi mổ.
Trong đó, biện pháp phẫu thuật nội soi mang thai ngoài tử cung được chỉ định trong các trường hợp mang thai tử cung chưa vỡ hoặc trường hợp mang thai tử cung đã vỡ nhưng với lượng máu ít trong ổ bụng và chưa bị ảnh hưởng đến toàn trạng người bệnh.
Mang thai ngoài tử cung
Thủ thuật mổ nội soi này có ưu điểm và nhược điểm như thế nào? Những thai phụ nào nào có tiến hành hiện phẫu thuật nội soi mang thai ngoài tử cung?
2.1. Ưu điểm, nhược điểm của phẫu thuật thai ngoài tử cung
Để hiểu rõ hơn về mổ nội soi cho trường hợp mang thai ngoài tử cung và quyết định liệu có nên thực hiện phương pháp này hay không, tìm hiểu ưu điểm, nhược điểm của mổ nội soi rất quan trọng. Cụ thể:
Ưu điểm:
Xem thêm : Xếp hạng cung hoàng đạo có đôi môi đẹp
Có thể giải quyết được những khối thai bệnh lý. Thời gian hồi phục của phương pháp mổ nội soi nhanh hơn rất nhiều so với phương pháp mổ truyền thống đối với trường hợp mang thai ngoài tử cung.
Nên hạn chế sử dụng thuốc kháng sinh dự phòng, nhờ đó mà thời gian hồi phục giảm ngắn hơn so với những cách thức điều trị khác. Đặc biệt, mổ nội soi thai ở bên ngoài tử cung rất phù hợp với những sản phụ có sức khỏe không được tốt. Ngoài ra, thực hiện phẫu thuật bằng phương pháp này có thể giúp bệnh nhân có thể nhanh chóng mang thai trở lại.
Mang đến tính thẩm mỹ hơn, mổ nội soi không để lại vết sẹo lớn như mổ hở, do đó sẽ không làm giảm mất sự tự tin của chị em phụ nữ.
Nhược điểm:
Phẫu thuật nội soi thai ngoài tử cung là được biết đến là phương pháp ngoại khoa khó thực hiện, đòi hỏi bác sĩ phải có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, giày kinh nghiệm. Do đó, bác sĩ chính tham gia ca mổ nội soi cần phải được đào tạo bài bản về cả trình độ chuyên môn và kỹ thuật tay nghề.
Đặc điểm của phương pháp mổ nội soi thai ngoài tử cung
2.2. Những đối tượng có thể tiến hành phương pháp mổ nội soi
Những đối tượng sau thường sẽ được bác sĩ hướng đến phẫu thuật mổ nội soi thai ngoài tử cung:
Những mẹ bầu đã được chẩn đoán là đang mang thai ngoài tử cung cùng với các chỉ số về mạch, huyết áp hay nhịp thở, nhiệt độ cơ thể ổn định:
Trong trường hợp, mẹ bầu đang bị nghi ngờ mang thai ngoài tử cung. Bên cạnh đó, thai phụ khi thăm khám có nguy cơ cao sẽ được dựa trên thang điểm đánh giá của Bruhat về các yếu tố, cụ thể:
Từ 0 điểm đến 3 điểm: Bác sĩ sẽ phẫu thuật nội soi bảo tồn vòi tử cung trong trường hợp người bệnh vẫn còn nhu cầu sinh tử.
4 điểm: Tiến hành phẫu thuật nội soi để cắt vòi tử cung.
Từ 5 điểm trở nên: thường phải triệt sản bên đối diện và thực hiện phương pháp nội soi cắt vòi tử cung.
Xem thêm : Phụ nữ sau sinh mấy tháng thì xăm môi được?
Đối tượng nào có thể thực hiện mổ nội soi mang thai ngoài tử cung
Bên cạnh đó, trường hợp mổ nội soi mang thai ngoài tử cung chống chỉ định với một số trường hợp sau:
Có dấu hiệu trụy mạch và thai ngoài tử cung đã vỡ.
Không thể phẫu thuật nội soi tại ổ bụng vì bệnh nhân đã bị chống chỉ định với phẫu thuật này.
Huyết đã tụ thành nang hoặc đã có tim thai thì không thể thực hiện phẫu thuật nội soi thai ngoài tử cung.
Với những ưu điểm, nhược điểm và những đối tượng có thể áp dụng phương pháp phẫu thuật nội soi, đặc biệt liên quan đến khả năng sinh sản sau khi thực hiện phẫu thuật, nên lựa chọn cơ sở y tế uy tín với trình độ chuyên môn cao để mang đến hiệu quả tốt nhất.
4. Lưu ý sau phẫu thuật thai ngoài tử cung
Để đảm bảo tình trạng sức khỏe và chăm sóc cơ thể tốt hơn, người bệnh cần phải lưu ý một số vấn đề sau khi phẫu thuật thai ngoài tử cung, cụ thể:
Thực hiện mổ nội soi khi mẹ mang thai em bé ngoài tử cung như thế nào?
Đảm bảo chế độ ăn uống hợp lý, hạn chế ăn những thực phẩm có tính hàn vì những thực phẩm này có gây nên ức chế ngưng tụ máu. Bên cạnh đó, không nên ăn gừng vì có thể gây nên tình trạng xuất huyết, co thắt hay tổn thương cho tử cung; không nên ăn đậu nành vì có thể cản trở quá trình hấp thụ sắt của cơ thể, dẫn đến tình trạng thiếu máu.
Không nên vận động mạnh sau khi mổ, rút ngắn và đảm bảo quá trình phục hồi sức khỏe.
Không nên quan hệ tình dục quá sớm, chỉ nên thực hiện khi đã thoải mái và sẵn sàng.
Không nên sử dụng nước lạnh quá sớm, tránh để cơ thể bị nhiễm lạnh.
Mổ nội soi thai ngoài tử cung là phương pháp được áp dụng phổ biến hiện nay nhằm đảm bảo sự an toàn và sức khỏe của thai phụ. Để hiểu rõ hơn về phương pháp này và có thể được nhận được sự tư vấn, thực hiện từ đội ngũ y bác sĩ chuyên nghiệp với trình độ chuyên môn cao, dày dặn kinh nghiệm, Quý khách hãy đến với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Hoặc liên hệ qua tổng đài 1900 56 56 56 để đặt lịch thăm khám.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp