TNV – Môi trường (Environment), được hiểu chung là tất cả những gì xung quanh chúng ta. Theo Luật bảo vệ môi trường Việt Nam (1994): “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên”.
- Kỹ năng xử lý tình huống khi bị nói xấu sau lưng
- Người không có lương hưu bao nhiêu tuổi được nhận tiền trợ cấp
- Mức lương tối thiểu vùng tại Thanh Hóa được áp dụng từ 1/7/2022 là bao nhiêu?
- [TopTip] Top 10 Ngôn Ngữ Khó Học Nhất Thế Giới – YBOX
- Nước giặt cho trẻ sơ sinh Dnee có tốt không? Màu nào thơm nhất?
Với tư cách là một thực thể tự nhiên – xã hội, con người sống trong môi trường tự nhiên và luôn tồn tại trong môi trường xã hội. Mọi sự xáo trộn, biến đổi của môi trường tự nhiên cũng như môi trường xã hội sẽ tác động trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của con người. Để xử lý hài hòa mối quan hệ đó, con người phải vận dụng tốt vốn tri thức và kinh nghiệm của mình để tìm được “tiếng nói chung” với môi trường. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay đang xuất hiện những vấn đề phức tạp trong giải quyết mối quan hệ giữa con người với môi trường. Điều đó cần đặt ra những yêu cầu cơ bản, toàn diện từ nhận thức đến hệ thống những giải pháp nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững ở nước ta – một sự phát triển hài hòa cả về kinh tế – xã hội và tài nguyên, môi trường.
Bạn đang xem: Vai trò của môi trường tự nhiên đối với sự tồn tại, phát triển của con người và xã hội
Những hình ảnh gây sốc về môi trường bị tàn phá trên hành tinh
Một trong những vấn đề xã hội nóng bỏng, gây bức xúc trong dư luận hiện nay chính là tình trạng ô nhiễm môi trường sinh thái do các hoạt động sinh hoạt, sản xuất và phát triển kinh tế – xã hội của con người gây nên. Vài năm trở lại đây, chúng ta liên tiếp phải hứng chịu những hậu quả nặng nề do thiên tai gây ra và do công tác bảo vệ môi trường còn nhiều bất cập. Môi trường tự nhiên vẫn hàng ngày, hàng giờ bị chính các hoạt động sản xuất, sinh hoạt và phát triển kinh tế – xã hội của con người tàn phá, làm cho ô nhiễm nghiêm trọng. Đó cũng chính là hậu quả tất yếu của sự thiếu ý thức tôn trọng tự nhiên và sự lúng túng trong tìm ra một lời giải cho bài toán phát triển bền vững.
Để tồn tại và phát triển, con người luôn cần một khoảng không gian dành cho nhà ở, sản xuất lương thực và tái tạo môi trường. Con người muốn gia tăng không gian sống cần thiết cho mình bằng việc khai hoang, phá rừng, cải tạo các vùng đất, nước mới. Nhưng việc khai thác quá mức không gian và các dạng tài nguyên thiên nhiên sẽ dẫn đến các hậu quả nặng nề mà người gánh chịu chính là chúng ta – thế hệ hiện tại và tương lai. Do đó, để vừa được hưởng cuộc sống chất lượng cao, vừa bảo vệ được môi trường sống là cả một vấn đề phức tạp phụ thuộc chủ yếu vào cách ứng xử của con người với “người mẹ” tự nhiên. Để đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm ngày càng tăng cao của con người, việc áp dụng các kỹ thuật canh tác tiên tiến, hiện đại vào sản xuất tăng năng suất đã trở nên phổ biến. Tuy nhiên, mặt trái của nó được thể hiện ở chỗ, các sản phẩm tiêu thụ hàng ngày còn tồn dư quá nhiều các hóa chất độc hại gây ra những vụ ngộ độc nghiêm trọng, gây ra nhiều bệnh nan y mà con người phải gánh chịu. Theo thống kê của Bộ Y tế hàng năm cả nước có hơn 200.000 người bị bệnh ung thư mới phát hiện và có 70 000 người chết vì căn bệnh này. Một trong những nguyên nhân chính dẫn tới điều đó là do môi trường sống bị ô nhiễm, xuống cấp nghiêm trọng.
ĐVTN xã Quảng Thành (huyện Hải Hà, Quảng Ninh) dọn bãi rác tự phát trên địa bàn
Môi trường tự nhiên có vai trò rất lớn đối với sự tồn tại và phát triển của con người, nó tác động hàng ngày, hàng giờ, trực tiếp ảnh hưởng tới sự tồn tại và phát triển của con người. Có thể khái quát về vai trò của môi trường tự nhiên đối với sự tồn tại và phát triển của con người trên một số nội dung: Môi trường tự nhiên là điều kiện thường xuyên, cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Môi trường tự nhiên là khung cảnh lao động, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí của con người. Môi trường tự nhiên là nơi phát triển trí tuệ, óc thẩm mỹ và những phẩm chất tốt đẹp của con người. Môi trường tự nhiên là nơi tiếp nhận, biến đổi các chất thải của con người. Bên cạnh vai trò về vật chất, môi trường tự nhiên còn có ý nghĩa quan trọng về giá trị tinh thần.
Môi trường tự nhiên và sự phát triển kinh tế – xã hội có quan hệ khăng khít, chặc chẽ tác động qua lại lẫn nhau trong thế cân bằng thống nhất. Môi trường tự nhiên cung cấp nguyên liệu và không gian cho sản xuất xã hội. Sự giàu nghèo của mỗi nước phụ thuộc khá nhiều vào nguồn tài nguyên thiên nhiên. Thực tế có rất nhiều quốc gia sự phát triển kinh tế – xã hội chủ yếu dựa trên cơ sở khai thác tài nguyên để xuất khẩu, đổi lấy ngoại tệ, thiết bị công nghệ hiện đại… Có thể khẳng định, tài nguyên nói riêng và môi trường tự nhiên nói chung có vai trò quyết định đối với sự phát triển bền vững về kinh tế – xã hội ở mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ và địa phương, vai trò ấy được thể hiện trên một số nội dung sau:
Xem thêm : Bầu 3 tháng đầu ăn chôm chôm được không? Có sảy thai, nóng trong?
Thứ nhất, môi trường tự nhiên không chỉ cung cấp “đầu vào” mà còn chứa đựng “đầu ra” cho các quá trình sản xuất và đời sống. Các hoạt động sản xuất là một quá trình bắt đầu từ việc sử dụng nguyên, nhiên liệu, vật tư, thiết bị máy móc, đất đai, cơ sở vật chất kỹ thuật, sức lao động của con người để tạo ra sản phẩm hàng hóa. Mà những dạng vật chất trên không phải gì khác chính là các yếu tố môi trường. Các hoạt động sống cũng không thể tách rời yếu tố môi trường tự nhiên: như không khí để thở, nhà để ở, phương tiện đi lại… Như vậy, chính các yếu tố môi trường là “đầu vào” của quá trình sản xuất và các hoạt động sống của con người. Đồng thời, môi trường tự nhiên cũng lại là nơi chứa đựng, đồng hóa “đầu ra” các chất thải của quá trình sản xuất, đời sống con người. Trong các chất thải này, có thể có nhiều loại độc hại làm ô nhiễm, suy thoái gây ra các sự cố về môi trường. Vấn đề đặt ra là cần phải làm thế nào để hạn chế thấp nhất các chất thải, đặc biệt là chất thải gây ô nhiễm, tác động tiêu cực đối với môi trường tự nhiên.
Thứ hai, môi trường tự nhiên liên quan tới tính ổn định và bền vững của sự phát triển kinh tế – xã hội. Phát triển kinh tế – xã hội là quá trình nâng cao điều kiện sống về vật chất và tinh thần thông qua việc sản xuất ra của cải vật chất, cải tiến quan hệ xã hội, nâng cao chất lượng văn hóa. Giữa môi trường và sự phát triển luôn có mối quan hệ chặt chẽ. Môi trường là địa bàn và đối tượng của sự phát triển, còn phát triển là nguyên nhân tạo nên các biến đổi của môi trường. Môi trường tự nhiên tác động đến sự phát triển kinh tế – xã hội thông qua việc suy thoái nguồn tài nguyên – đối tượng của sự phát triển kinh tế – xã hội hoặc gây ra các thảm họa, thiên tai đối với các hoạt động kinh tế xã hội trong nước và khu vực. Ở các quốc gia có trình độ phát triển kinh tế khác nhau cũng có các xu hướng gây ô nhiễm môi trường khác nhau. Vấn đề ở đây là phải luôn đảm bảo sự hài hòa giữa phát triển và bảo vệ môi trường. Để đảm bảo phát triển bền vững, cần khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên, môi trường; thực hiện sản xuất sạch, phát triển sản xuất đi đôi với giải pháp xử lý môi trường, bảo tồn các nguồn gen động, thực vật; bảo tồn đa dạng sinh học…
Thứ ba, môi trường có liên quan tới tương lai của đất nước, của dân tộc. Bởi việc bảo vệ môi trường chính là để giúp cho sự phát triển kinh tế – xã hội được bền vững. Khi kinh tế – xã hội phát triển cao sẽ giúp chúng ta có đủ điều kiện đảm bảo an ninh quốc phòng, giữ vững độc lập chủ quyền của dân tộc. Điều đó lại tạo điều kiện ổn định chính trị xã hội để phát triển kinh tế – xã hội đất nước. Bảo vệ môi trường không chỉ có ý nghĩa với hiện tại, mà quan trọng hơn nó đảm bảo sự phát triển ổn định, bền vững trong tương lai. Nếu hôm nay, chúng ta không quan tâm tới môi trường, không làm tốt công tác bảo vệ môi trường, làm cho môi trường bị hủy hoại, tàn phá và xuống cấp thì trong tương lai, con cháu chúng ta chắc chắn sẽ phải gánh chịu những hậu quả tồi tệ. Nhận thức rõ điều đó, Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam đã ra chỉ thị số 36-CT/TW ngày 25/6/1998 về “Tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Đặc biệt, ngày 26/6/2002, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 82/2002/QĐ-TTg về việc thành lập tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam.
Xuân Phạm
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp