Phòng mạch tư nhân phải đáp ứng các điều kiện để được hoạt động hợp pháp. Bao gồm các yêu cầu về cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, nhân lực, giấy phép hoạt động… Cùng Acc tham khảo qua bài viết sau đây.
1. Một bác sĩ mở phòng mạch tư thuộc loại hình dịch vụ nào?
Hoạt động một bác sĩ mở phòng mạch tư thuộc loại hình dịch vụ tiêu dùng.
Bạn đang xem: Một bác sĩ mở phòng mạch tư thuộc loại hình dịch vụ nào?
Dịch vụ là công việc phục vụ trực tiếp cho những nhu cầu nhất định của số đông, có tổ chức và được trả công. Dịch vụ tiêu dùng bao gồm các loại hình: bán buôn, bán lẻ, du lịch, y tế, giáo dục, thể thao.
2. Đối tượng được thành lập phòng mạch tư
- Bác sĩ bệnh viện ở những bệnh viện công vẫn được phép mở các phòng khám tư nhân như phòng khám răng, khám nhi, khám đa khoa, sản phụ khoa…
- Tuy nhiên, các bác sĩ công tác tại bệnh viện công không được phép đứng ra thành lập, quản lý các bệnh viện tư nhân hoạt động dưới hình thức doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh.
3. Điều kiện được cấp giấy phép hoạt động phòng mạch
Cơ sở vật chất:
- Đáp ứng các điều kiện theo quy định
- Phòng khám chuyên khoa phải có phòng khám, chữa bệnh có diện tích ít nhất 10 m2 và có nơi đón tiếp người bệnh.
- Bố trí khu vực tiệt trùng riêng biệt để xử lý dụng cụ y tế sử dụng lại.
- Bảo đảm các điều kiện về xử lý chất thải y tế, an toàn bức xạ, phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật; đảm bảo v, trùng đối với các phòng thực hiện thủ thuật.
- Có đủ điều kiện thiết yếu để phục vụ, chăm sóc người bệnh.
Thiết bị y tế:
- Có đầy đủ trang thiết bị, dụng cụ y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn phòng khám đã đăng ký;
- Có hộp thuốc chống sốc và đầy đủ thuốc cấp cứu chuyên khoa;
Nhân sự:
- Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám chuyên khoa phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Là bác sĩ có chứng chỉ hành nghề chuyên môn kỹ thuật đã đăng ký.
- Có thời gian tham gia khám, chữa bệnh ít nhất 54 tháng về chuyên môn kỹ thuật được đảm nhận.
- Ngoài người chịu trách nhiệm, các đối tượng khác làm việc trong phòng khám chuyên khoa nếu có thực hiện việc khám, chữa bệnh cần phải có chứng chỉ hành nghề và được phân công công việc phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn đã được ghi trong chứng chỉ hành nghề.
4. Thủ tục mở phòng khám mạch tư nhân:
Bước 1: Thành lập hộ kinh doanh ngành nghề khám chữa bệnh.
- Nộp hồ sơ thành lập hộ kinh doanh tại UBND huyện nơi bạn đăng ký thường trú.
- Hồ sơ sẽ được giải quyết trong 3 ngày làm việc
Bước 2: Xin Giấy phép hoạt động:
Xem thêm : Có bắt buộc phải đổi hộ chiếu cũ sang hộ chiếu có gắn chip?
Cần chuẩn bị một bộ hồ sơ nộp tại Sở Y tế nơi đặt phòng khám tư nhân, gồm có:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động phòng khám.
- Bản sao (có chứng thực) giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Bản sao (có chứng thực) chứng chỉ hành nghề của tất cả người hành nghề tại phòng khám.
- Danh sách người đăng ký hành nghề tại cơ sở khám, chữa bệnh.
- Bản danh sách kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, của cơ sở khám, chữa bệnh.
- Hồ sơ nhân sự của người đảm nhận chuyên môn y tế tại cơ sở nhưng không thuộc diện phải cấp chứng chỉ hành nghề;
- Tài liệu chứng minh cơ sở khám, chữa bệnh đáp ứng đủ điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức nhân sự, phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của phòng khám.
- Dự kiến phạm vi hoạt động chuyên môn: cơ sở khám, chữa bệnh đề xuất phạm vi hoạt động chuyên môn, danh mục kỹ thuật dự kiến thực hiện trên cơ sở danh mục kỹ thuật chuyên môn do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
Thời gian giải quyết:
- Trong thời gian 90 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Y tế sẽ xem xét thẩm định hồ sơ và thẩm định tại cơ sở xin cấp Giấy phép hoạt động.
- Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, cần bổ sung và hoàn thiện hồ sơ trong thời gian cho phép.
- Nếu hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ, Sở Y tế sẽ thành lập đoàn thẩm định và tiến hành thẩm định tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để cấp giấy phép hoạt động phòng khám.
5. Nhân sự của phòng mạch tư:
Nhân sự tại phòng mạch tư cần đáp ứng những yêu cầu sau:
- Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám chuyên khoa bắt buộc là bác sĩ đã có chứng chỉ hành nghề phù hợp với chuyên khoa mà phòng khám đăng ký. Đồng thời phải có thời gian khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 54 tháng tại chuyên khoa đó.
- Các đối tượng khác làm việc trong phòng khám chuyên khoa nếu có tham gia khám, chữa bệnh cần có chứng chỉ hành nghề và chỉ được thực hiện việc khám, chữa bệnh trong phạm vi công việc được phân công. Việc phân công cần phải phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn được ghi trong chứng chỉ hành nghề của người đó.
Chúng tôi sẽ hỗ trợ các chủ đầu tư và bác sĩ có nhu cầu một cách tận tình và đầy đủ từng bước cần thiết, giúp hoàn thành các thủ tục mở phòng mạch.
- Bước đầu, chúng tôi giúp bạn thấy được bức tranh pháp lý tổng quan, các điều kiện cần và đủ để đưa phòng khám vào hoạt động.
- Tiếp theo, việc rà soát hồ sơ, nhân sự chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám dựa trên các điều kiện của pháp luật quy định hiện hành sẽ được thực hiện song song theo đó.
- Theo sau, chúng tôi hỗ trợ tư vấn cơ sở vật chất đủ điều kiện để được cấp phép.
- Và cuối cùng, việc hoàn thiện hồ sơ và thủ tục pháp lý cấp phép sẽ được hoàn thành trong thời gian ngắn nhất có thể.
Với sự hỗ trợ từ các chuyên viên pháp lý của chúng tôi, phòng khám các bạn sẽ sớm nhận được giấy phép hoạt động phòng khám, các danh mục kỹ thuật cũng như những danh mục kỹ thuật thí điểm khác.
Chúng tôi cam kết hỗ trợ tìm kiếm và kết nối những bác sĩ đủ điều kiện hành nghề tại phòng khám, tư vấn điều kiện pháp lý để phòng khám hoạt động cũng như cam kết hoàn thành trong thời gian ngắn nhất có thể. Với đội ngũ chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm cùng sự tư vấn chuyên nghiệp và hỗ trợ tối đa cho khách hàng hoàn thành giấy phép hoạt động trong thời gian ngắn, chúng tôi đảm bảo hoàn tiền 100% nếu không đạt được mục tiêu khách hàng mong muốn.
Việc hoàn thành thủ tục mở phòng khám nói chung cũng như thủ tục mở phòng khám chuyên khoa nói riêng không còn là nỗi ám ảnh với bất kỳ nhà đầu tư cũng như bác sĩ nào nữa.
7. Một số câu hỏi thường gặp
7.1 Đăng ký giấy phép phòng mạch tư cần thực hiện những bước như thế nào?
Bước 1: Thành lập hộ kinh doanh ngành nghề khám chữa bệnh. Nộp hồ sơ thành lập hộ kinh doanh tại UBND huyện nơi bạn đăng ký thường trú.
Hồ sơ sẽ được giải quyết trong 3 ngày làm việc
Bước 2: Xin Giấy phép hoạt động: Cần chuẩn bị một bộ hồ sơ nộp tại Sở Y tế nơi đặt phòng khám tư nhân
7.2 Đặc điểm của hoạt động dịch vụ tiêu dùng là như thế nào?
Dịch vụ là quá trình vận hành các hoạt động, hành vi dựa vào các yếu tố vô hình nhằm giải quyết các mối quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng.
Thứ hai: Dịch vụ gắn liền với hiệu suất/ thành tích bởi mỗi dịch vụ đều gắn với mục tiêu là mang lại giá trị nào đó cho người tiêu dùng. Hiệu suất ở đây chính là những tiện ích, giá trị và giá trị gia tăng mà khách hàng nhận được sau khi sử dụng dịch vụ.
Ngoài ra dịch vụ còn là một quá trình, nó diễn ra theo một trình tự nhất định bao gồm nhiều giai đoạn, nhiều bước khác nhau. Trong mỗi giai đoạn đôi khi sẽ có thêm nhiều dịch vụ phụ, dịch vụ cộng thêm.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp