1.3. Carbohydrate có trong sữa chua
Carbs trong sữa chua nguyên chất chủ yếu ở dạng đường đơn còn gọi là lactose (đường sữa) và galactose. Hàm lượng lactose trong sữa chua thấp hơn so với sữa thông thường. Nguyên nhân của điều này là do quá trình lên men của vi khuẩn dẫn đến sự phân hủy đường lactose, do đó lượng lactose trong sữa chua không còn đạt đủ hàm lượng như trong sữa. Khi lactose bị phân hủy, sẽ tạo thành galactose và glucose. Đường glucose hầu hết đều được chuyển thành axit lactic, chất tạo nên vị chua cho sữa chua và các sản phẩm sữa lên men khác.
Hầu hết các loại sữa chua đều chứa khá nhiều chất tạo ngọt, thường là đường sucrose (đường trắng) cùng với các loại hương liệu khác nhau. Do đó, lượng đường trong sữa chua thay đổi tùy theo loại sữa và có thể dao động từ 4,7% đến 18,6% hoặc thậm chí cao hơn.
Bạn đang xem: Một hộp sữa chua có bao nhiêu calo?
1.4. Vitamin và các khoáng chất
Loại sữa chua đầy đủ chất béo chứa hầu hết mọi chất dinh dưỡng mà cơ thể cần. Tuy nhiên, giá trị dinh dưỡng có thể có những điểm khác nhau cơ bản giữa các loại sữa chua. Ví dụ, giá trị dinh dưỡng còn phụ thuộc vào loại vi khuẩn được sử dụng trong quá trình lên men.
Xem thêm : KIM CƯƠNG MOISSANITE CÓ BÁN LẠI ĐƯỢC KHÔNG?
Các loại vitamin và khoáng chất sau được tìm thấy với hàm lượng đặc biệt cao trong sữa chua, thông thường được làm từ sữa nguyên chất:
- Vitamin B12: Chất dinh dưỡng này hầu như chỉ được tìm thấy trong thực phẩm có nguồn gốc động vật mà sữa chua là một trong số đó.
- Canxi: Các sản phẩm sữa nói chung là nguồn cung cấp canxi dễ hấp thụ tuyệt vời cho cơ thể.
- Phốt pho: Sữa chua là một nguồn cung cấp phốt pho dồi dào và là một khoáng chất thiết yếu đóng vai trò quan trọng trong các quá trình sinh học của cơ thể.
- Riboflavin: Các sản phẩm từ sữa là nguồn cung cấp riboflavin (vitamin B2) chính trong chế độ ăn uống hiện đại.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp