Giá trị dinh dưỡng của cơm
Cơm được chế biến từ gạo và trở thành nguồn cung cấp tinh bột trong mỗi bữa ăn của người dân các nước Châu Á. Để thay đổi khẩu vị, cơm thường được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như cơm trộn, cơm rang, cơm thập cẩm, cơm cháy… Trong một bát cơm có chứa lượng tinh bột khá cao cùng đạm thực vật, các viamin nhóm B nhất là B1, B2 niacin, vitamin E cùng một lượng nhỏ sắt, kẽm và các chất khoáng Mg, P, K, Ca, Riboflavin, Niacin và dồi dào vitamin nhóm B.
- 1)bài thơ khi con tu hú ddược nhà thơ tố hữu sáng tacs trong hoàn cảnh nào??Thuộc thể thơ gì??2)câu thơ thứ 2 thuộc kiểu… – Olm
- Sửa chữa nhà mà không xin phép, trường hợp nào bị buộc tháo dỡ?
- Ăn đậu phụ nhiều có tốt không? Có nên ăn đậu phụ hàng ngày?
- Toàn dân đánh giặc, ba thứ quân là nòng cốt
- Học phí Đại học Thương mại 2024 là bao nhiêu đối với học thạc sĩ?
Cơm có chứa thành phần dinh dưỡng quan trọng đối với sức khoẻ
Hàng ngày, cơm cung cấp nguồn năng lượng lớn cho cơ thể, nâng cao sức khoẻ và không thể thiếu.
Bạn đang xem: Ăn bao nhiêu cơm thì đủ?
Một số lợi ích của cơm:
Kiểm soát huyết áp
Nếu ăn cơm với lượng vừa phải sẽ giúp kiểm soát huyết áp hiệu quả. Nhiều người bị cao huyết áp cho rằng việc ăn cơm sẽ ảnh hưởng không tốt cho tim mạch, dẫn đến tình trạng bỏ cơm. Tuy nhiên, cơm đóng vai trò quan trọng đối với người cao huyết áp do hàm lượng natri thấp trong gạo. Hơn nữa, ăn cơm đều đặn sẽ làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
Ăn bao nhiêu cơm thì đủ? Cơm giúp kiểm soát huyết mạch nhờ hàm lượng natri thấp
Ngăn ngừa ung thư
Trong cơm có chứa các loại sợi không hoà tan và hoạt động như một lá chắn xung quanh bảo vệ cơ thể, ngăn chặn sự tăng trưởng của tế bào ung thư.
Xem thêm : Top 10 nước hoa nam bán chạy nhất trên thế giới
Làm đẹp da
Trong cơm có chứa nhiều chất giúp làm đẹp da hiệu quả như vitamin E, vitamin nhóm B nhất là B1… Chúng có tác dụng ngăn ngừa quá trình lão hoá da, đem lại làn da khoẻ mạnh.
Giảm lượng cholesterol
Trong cơm có chứa các chất béo có hại, góp phần giảm lượng cholesterol, bảo vệ tim mạch và huyết áp.
Ăn bao nhiêu cơm thì đủ?
Cơm có chứa nhiều giá trị dinh dưỡng tuy nhiên việc ăn nhiều cơm hoặc ăn ít cơm có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ. Tỷ lệ cần đảm bảo tối thiểu trong một bữa cơm 55% (mỗi bữa khoảng 1 chén cơm).
Tỷ lệ cần đảm bảo tối thiểu trong một bữa cơm là 55%
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong mỗi chén cơm có thể tích 250ml chứa khoảng 200 – 240 calo. Vì vậy, đối với người trưởng thành khoẻ mạnh chỉ cần lượng tinh bột bằng 3 chén cơm để đảm bảo dinh dưỡng.
Thực tế, mỗi người có thói quen ăn 3 bát cơm 1 bữa. Thậm chí, những người lao động chân tay ăn hơn 3 bát cơm 1 bữa, chưa tính đến lượng tinh bột từ những món ăn đi kèm.
Chính vì điều này dẫn đến nguy cơ thừa năng lượng, thừa cân, béo phì từ tinh bột. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, ăn cơm trắng có liên quan đến gia tăng tỷ lệ béo mập, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và chuyển hoá, bệnh tim mạch.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi ngày không nên ăn quá 3 chén cơm
Xem thêm : Điều kiện xảy ra ăn mòn điện hóa và cách phòng chống hiệu quả
Theo thạc sĩ Doãn Tường Vi – Trưởng khoa Dinh dưỡng (Bệnh viện 198) cho biết, tinh bột là nguyên nhân chính gây ra mỡ thừa ở bụng, mông, đùi. Tinh bột có nhiều trong khoai tây, khoai lang và gạo trắng… Vì vậy, để đảm bảo không có mỡ thừa, không nên ăn quá nhiều tinh bột trong bữa ăn.
Để ngăn ngừa nguy cơ béo phì, thừa cân cần có chế độ tập luyện thường xuyên, hạn chế ăn tinh bột, có chế độ ăn uống khoa học… Theo các chuyên gia, để đảm bảo sức khoẻ và cơm trắng được phát huy tối đa tác dụng nhất, nên ăn 3 chén cơm 1 ngày là đủ.
Có nên ăn hoa quả thay cơm để giảm cân?
Nhiều người xây dựng chế độ ăn hoa quả thay cơm để giảm cân với thực đơn cho bữa sáng và bữa tối chỉ có rau củ quả và dùng bữa trưa với các loại thực phẩm như ngô, khoai lang, sắn. Tuy nhiên, chế độ ăn kiêng này không những không khoa học mà còn có thể tăng cân hơn so với ban đầu.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, việc chỉ ăn trái cây sẽ làm cho cơ thể bị thiếu dưỡng chất. Trong khi đó, hàm lượng đường trong các loại hoa quả thường rất cao, một số hoa quả ngọt như chuối, mít, nhãn… rất giàu năng lượng, dễ gây tăng cân.
Không chỉ có hoa quả, việc thay thế cơm hoàn toàn trong khẩu phần hằng ngày bằng thực đơn chỉ với một món hoặc một nhóm chất khác như đạm cũng không phải là khuyến cáo trong giảm cân vì gây mất cân bằng dinh dưỡng.
Các chuyên gia cho biết tuyệt đối không nên ăn hoa quả thay cơm để giảm cân
Bên cạnh đó, chất bột đường trong các thực phẩm nhóm tinh bột là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho hoạt động của mọi tế bào, đặc biệt là tế bào não.
Vì vậy, nếu thiếu năng lượng từ glucose kéo dài sẽ dẫn đến những rối loạn về hoạt động của não bộ và việc chuyển hóa chất béo và chất đạm quá nhiều sẽ khiến gan, thận phải làm việc nhiều hơn để chuyển hóa, điều này chính là nguyên nhân dẫn đến suy gan, suy thận.
Ăn cơm trắng có béo không
Ăn bao nhiêu muối thì đủ?
Ăn bao nhiêu tinh bột thì đủ?
Ăn bao nhiêu đường bột là đủ?
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp