Hạt hướng dương ăn nhiều có gây béo không?

Mặc dù hạt hướng dương được cho là rất tốt cho sức khỏe và đầy đủ dinh dưỡng, chúng cũng có thể có những mặt trái nếu sử dụng không đúng cách.

4.1 quá tải lượng calo và muối tiêu thụ

Mặc dù giàu chất dinh dưỡng, hạt hướng dương đồng thời có lượng calo rất cao. Sử dụng hạt hướng dương còn nguyên vỏ và giành thời gian cắn tách vỏ từng hạt là một cách để làm giảm tốc độ ăn và lượng calo tiêu thụ mỗi lần ăn vặt.

Tuy nhiên, ở vỏ của hạt hướng dương thường được phủ một lượng muối khoảng 2500 mg, vì vậy khi người tiêu dùng cắn hạt bằng miệng để tách vỏ sẽ vô tình tiêu thụ lượng muối khoảng 30 grams vào cơ thể. Đây là điều nên lưu ý đối với một số người tiêu dùng có chế độ ăn cần hạn chế lượng muối hấp thụ.

Khi tìm mua hạt hướng dương bên ngoài, hàm lượng muối ở vỏ hạt có thể không được liệt kê rõ ràng như giá trị dinh dưỡng ở phần hạt ăn được. Một số nhãn hàng cũng cung cấp sản phẩm đã tinh giản lượng muối.

4.2 Tính kim loại nặng ở hạt hướng dương

Giống như các thực phẩm khác, việc tiêu thụ một lượng vừa phải hạt hướng dương là rất quan trọng bởi tính kim loại nặng của chúng. Tiêu thụ một lượng lớn kim loại nặng có thể gây tổn thương và các bệnh ở thận.

Cây hướng dương có xu hướng hút kim loại nặng từ đất rối ngấm vào trong hạt của chúng, vì vậy, hạt hướng dương có chứa tỷ lệ kim loại nặng nhiều hơn một chút so với các thực phẩm khác.

Tổ chức y tế thế giới WHO khuyến cáo lượng tiêu thụ kim loại nặng mỗi tuần nên dừng ở mức 490 microgram cho một cơ thể người trưởng thành 70kg. Khi một người sử dụng 255 grams hạt hướng dương mỗi tuần trong vòng một năm, lượng kim loại nặng dự tính trung bình của họ tăng từ 65mcg lên 175 mcg mỗi tuần. Điều này đồng nghĩa với việc số lượng tiêu thụ nói trên không làm ảnh hưởng xấu tới thận và không tăng nồng độ kim loại trong máu.

Do đó, khoảng 30 grams hạt hướng dương một ngày là một khẩu phần hợp lý.