MỘT CÁ NHÂN CÓ THỂ SỞ HỮU BAO NHIÊU QUỐC TỊCH?

Một người có thể sở hữu từ hai đến ba quốc tịch tuỳ thuộc vào nguồn gốc quốc gia. Trong bối cảnh thế giới có biến động về nhiều mặt, cá nhân có đa quốc tịch sẽ nhận được lợi thế bảo vệ vô cùng lớn.

Sở hữu nhiều hơn một quốc tịch đang là xu hướng toàn cầu mở ra nhiều cơ hội vô hạn cho bất kỳ một cá nhân nào. Trong trường hợp một người trưởng thành muốn lấy thêm quốc tịch thứ hai tại một quốc gia khác, câu hỏi đặt ra là cá nhân đó có được quyền sở hữu nhiều hơn một quốc tịch?

Trong bài viết này, Latourlaw sẽ giải đáp thắc mắc về những quy định của Luật quốc tịch dành cho những ai quan tâm về quốc tịch thứ hai hoặc quốc gia cụ thể nào cho phép công dân sở hữu hai quốc tịch.

Một người có được quyền lấy quốc tịch thứ hai không?

Điều này còn phụ thuộc vào quốc gia mà bạn có quốc tịch có cho phép công dân được quyền lấy thêm quốc tịch thứ hai hay không. Đối với công dân thuộc những quốc gia theo bảng liệt kê dưới đây có thể tự do trong việc sở hữu quốc tịch thứ hai và nắm giữ thêm hộ chiếu mới mà không cần lo lắng về quy định ràng buộc hay hình phạt tước quyền công dân gốc.

Thông thường, công dân thuộc các nước cho phép sở hữu song tịch thì cũng có thể sở hữu đa tịch (từ ba quốc tịch trở lên).

MỘT CÁ NHÂN CÓ THỂ SỞ HỮU BAO NHIÊU QUỐC TỊCH?

Bảng A. Các nước cho phép công dân sở hữu quốc tịch thứ hai năm 2022.

Trong khi đó, những nước duy trì chính sách một quốc tịch như như bảng B, nếu một công dân bị phát hiện nắm trong tay từ hai quốc tịch trở lên sẽ được xem là vi phạm luật an ninh quốc gia. Cá nhân đó có thể bị tước quyền công dân và bị trục xuất khỏi đất nước đó.

Bảng B. Các nước không cho phép công dân sở hữu quốc tịch thứ hai năm 2022.

Làm sao lấy được quốc tịch thứ hai (Hộ chiếu thứ hai)

  1. Quyền có quốc tịch theo nơi sinh

Một vài quốc gia như Mỹ hay Canada quy định bất kỳ ai sinh ra tại quốc gia nào thì sẽ mang quốc tịch của quốc gia đó. Tuy nhiên, nếu cha mẹ của đứa trẻ là cư dân nhập cư bất hợp pháp thì quy định trên không được áp dụng, lúc đó quốc tịch của trẻ sẽ được xem xét tuỳ thuộc vào hoàn cảnh. Tương tự với trường hợp các cha mẹ muốn con cái mình mang quốc tịch của một quốc gia nào đó nên đã lợi dụng Nguyên tắc nơi sinh (quyền của đất) trong thời gian du lịch để sinh con, nhưng Latourlaw xin nhắc lại, quá trình này vô cùng phức tạp và có thể gây ra rắc rối về sau, cũng như khả năng thất bại cũng rất cao.

  1. Nộp đơn đăng ký quốc tịch

Đây là cách phổ biến nếu bạn muốn trở thành công dân chính thức của một quốc gia. Tuy nhiên, điều kiện để nộp đơn đăng ký quốc tịch là bạn phải định cư hợp pháp tại đất nước đó trong một khoảng thời gian đáng kể. Thời gian định cư bao lâu sẽ tùy thuộc vào quốc gia mà bạn muốn xin nhập tịch. Ví dụ ở Vương quốc Anh, thời gian quy định là 5 năm với điều kiện những năm cuối bạn vẫn còn duy trì tình trạng thường trú nhân. Mặt khác, ở Hy Lạp lại yêu cầu bạn phải sống ở đó 7 năm liên tiếp thì mới đủ điều kiện đăng ký nhập tịch. Tuy nhiên, một số quốc gia như KSA hay Qatar thì điều kiện lại đơn giản hơn rất nhiều, bạn không cần định cư, không phải duy trì trạng thái thường trú mà chỉ cần trải qua quá trình nhận Sắc lệnh hoàng gia là đã trở thành công dân chính thức và nắm giữ hộ chiếu trong tay.

  1. Kết hôn bảo lãnh nhập tịch

Kết hôn với công dân bản xứ cũng là một cách để bạn có được quốc tịch của quốc gia đó. Giả sử bạn kết hôn với một công dân Mỹ, dưới vai trò là vợ/chồng của đương đơn bảo lãnh diện K-1, bạn có thể đăng ký lấy thẻ xanh và chính thức trở thành công dân Mỹ mới. Tuy nhiên, Chính phủ Mỹ sẽ tiến hành thẩm định để đảm bảo cuộc hôn nhân này là hợp pháp, chứ không phải trục lợi để đạt được mục tiêu định cư.

  1. Đầu tư nhập tịch (CBI)

Chương trình đầu tư nhập tịch (CBI) cho phép nhà đầu tư hợp pháp nhận quốc tịch từ quốc gia khác thông qua việc đầu tư vào một dự án bất động sản hoặc đóng góp vào Quỹ Chính phủ (hoặc một Quỹ tương tự). Hiện nay, nhu cầu sở hữu đa quốc tịch đang ngày càng trở nên phổ biến và thuận tiện đối với những người có thế mạnh về tài chính, do đó một số quốc gia trên thế giới tạo ra chương trình CBI cho phép nhà đầu tư nước ngoài dễ dàng lấy được quốc tịch, đồng thời thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cho đất nước mình. Những quốc gia đó bao gồm Dominica, Grenada, Antigua & Barbuda, St. Kitts & Nevis, St. Lucia, Montenegro, Síp và Thổ Nhĩ Kỳ. Đây đều là những quốc gia có hộ chiếu mạnh nên rất thuận tiện đối với những ai có nhu cầu di chuyển nước ngoài nhiều.

Mọi thắc mắc liên quan đến Chương trình thường trú – Quốc tịch thứ hai và Chương trình đầu tư định cư Mỹ EB5 xin vui lòng liên hệ 0938613062 hoặc vietnam@latourlaw.com

LatourLaw P.A. – Văn phòng luật di trú Mỹ tốt nhất năm 2022.