Phương tiện giao thông đường thủy gồm những loại nào?

frameborder="0" allow="accelerometer; autoplay; clipboard-write; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture" allowfullscreen="">
Video một số phương tiện giao thông đường thủy

Giao thông đường thuỷ ngày càng trở nên phổ biến hơn trong nền kinh tế phát triển hiện nay. Trên thế giới, vận tải đường thủy là hình thức vận chuyển quan trọng chiếm 90% tổng khối lượng hàng hóa luân chuyển giữa các nước. Giao thông đường thuỷ ở Việt Nam cũng được chú trọng phát triển cùng với sự phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên không phải bất kỳ phương tiện giao thông nào cũng trở thành phương tiện giao thông đường thuỷ. Vậy Phương tiện giao thông đường thuỷ gồm những loại nào? sẽ được tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Mời các bạn cùng ACC đọc tham khảo.

1. Giao thông đường thuỷ là gì?

Giao thông thủy là một kiểu giao thông trên nước. Các dạng đường thủy bao gồm: sông, hồ, biển, và kênh-rạch. Theo phương thức các phương tiện có thể lưu thông được người ta dựa trên một số tiêu chuẩn để xác định đường thuỷ:

  • Phải đủ sâu để tàu có thể lưu thông;
  • Phải đủ rộng đối với chiều rộng của tàu;
  • Phải không có các vật cản như thác nước và ghềnh hoặc các công trình nhân tạo ngăn cản;
  • Tốc độ dòng chảy đủ vừa để tàu bè có thể lưu thông về phía trước.

2. Phương tiện giao thông đường thuỷ là gì?

Căn cứ khoản 7 Điều 3 Luật giao thông đường thuỷ nội địa 2004 sửa đổi bổ sung 2015, phương tiện giao thông đường thuỷ được định nghĩa như sau:

“7. Phương tiện thủy nội địa (sau đây gọi là phương tiện) là tàu, thuyền và các cấu trúc nổi khác, có động cơ hoặc không có động cơ, chuyên hoạt động trên đường thủy nội địa.”

Theo đó, đây là loại phương tiện dùng để di chuyển trên mặt nước dù là làm thủ công hay làm theo các phương thức hiện đại, các phương tiện này phụ trách chở các mặt hàng từ nơi này đến nơi khác. Địa điểm hoạt động của những loại phương tiện này thường là trên kênh rạch, sông ngòi, biển… Các nguyên vật liệu tạo nên phương tiện yêu cầu cao, chịu nước, nổi lên trên bề mặt, chịu được khối lượng hàng hóa lớn và di chuyển được. Tùy vào mỗi loại hàng hóa, khối lượng chuyên chở mà có những phương tiện vận tải đường biển khác nhau để vận chuyển.

3. Các loại phương tiện giao thông đường thuỷ

Có nhiều loại phương tiện giao thông đường thủy, bao gồm sà lan, tàu, phà, tàu kéo, giàn khoan và thuyền buồm.

3.1. Sà lan

Sà lan là một loại thuyền đáy bằng, dùng chủ yếu ở các sông hoặc kênh đào giao thông để chở những loại hàng hóa nặng. Hầu hết sà lan đều không có khả năng tự chạy được mà chúng cần phải được di chuyển bằng tàu lái hoặc tàu đẩy.

3.2. Tàu

Đây là loại phương tiện phổ biến sử dụng trong giao thông đường thuỷ. Các loại tàu hay dùng như:

  • Tàu Container

Loại phương tiện chuyên dụng để vận tải hàng hóa thương mại. Có thể vận chuyển khối lượng hàng hóa có tải trọng lớn trong các container chuyên dụng. Chủ yếu là vận chuyển những mặt hàng khô, sử dụng động cơ diesel, số lượng người trung bình từ 30 người và thường nghỉ ngơi ở các thùng máy và đuôi tàu. Tàu có khả năng vận tải container có trọng tải lên đến hàng chục nghìn tấn đối với những loại tàu thông thường và được sử dụng nhiều nhất để giao thương hàng hóa giữa các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.

  • Tàu chở hàng rời

Thông thường tàu chở hàng rời được dùng để vận chuyển các mặt hàng có khối lượng khá lớn như nông sản, gạo, ngũ cốc…

  • Tàu làm lạnh

Là loại phương tiện tiêu biểu để vận tải hàng hóa mau hư hỏng với yêu cầu có hệ thống kiểm soát nhiệt độ, chủ yếu là hoa quả, thịt cá, các sản phẩm sữa và các loại thực phẩm khác. Các tàu làm lạnh có các khoang lạnh chứa bên trong giúp bảo quản hàng hóa suốt quá trình vận chuyển.

3.3. Phà

Phà là một hình thức vận chuyển, thường như một chiếc thuyền hoặc tàu và có thể chở hành khách và phương tiện của họ. Phà cũng thường được sử dụng để vận chuyển hàng hóa và thậm chí là cả xe lửa. Ở một số quốc gia, phà trở thành một phần của hệ thống giao thông công cộng, cho phép việc đi lại và vận chuyển giữa các địa điểm với chi phí thấp. Ở Việt Nam, phà là một phần của hệ thống giao thông công cộng, cho phép việc đi lại và vận chuyển giữa các địa phương.

3.4. Tàu kéo

Tàu kéo là những chiếc thuyền nhỏ, mạnh mẽ có khả năng điều khiển những con tàu lớn bằng cách kéo hoặc đẩy chúng. Tàu kéo sà lan hay gặp trong giao thông đường thuỷ. Các tàu kéo độc lập hoặc gắn vào sà lan bằng cơ cấu khớp nối.

3.5. Thuyền buồm

Khác với là các loại thuyền chạy bằng động cơ máy móc, thuyền buồm là một loại thuyền chạy bằng sức gió nhờ vào một bộ phận gọi là buồm

4. Điều kiện để phương tiện giao thông đường thuỷ được phép lưu thông

Theo Điều 24 Luật Giao thông đường thuỷ nội địa, có thể thấy điều kiện hoạt động của phương tiện giao thông đường thuỷ gồm:

  • Đối với phương tiện không có động cơ, trọng tải toàn phần trên 15 tấn, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 15 mã lực, phương tiện có sức chở trên 12 người, khi hoạt động trên đường thuỷ nội địa phải đảm bảo các điều kiện sau đây:

– Đạt tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định.

– Có Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thuỷ nội địa, Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường; kẻ hoặc gắn số đăng ký; sơn vạch dấu mớn nước an toàn, số lượng người được phép chở trên phương tiện.

– Có đủ định biên thuyền viên và danh bạ thuyền viên.

  • Đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần từ 5 tấn đến 15 tấn phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính từ 5 mã lực đến 15 mã lực hoặc có sức chở từ 5 người đến 12 người, khi hoạt động trên đường thuỷ nội địa phải bảo đảm các điều kiện quy định tại điểm a, b nói trên.
  • Đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần từ 1 tấn đến dưới 5 tấn hoặc có sức chở người từ 5 người đến 12 người, phương tiện có động cơ công suất máy chính dưới 5 mã lực hoặc có sức chở dưới 5 người, khi hoạt động trên đường thuỷ nội địa phải bảo đảm an toàn, sơn vạch dấu mớn nước an toàn và có Giấy chứng nhận đăng ký.
  • Đối với phương tiện thô sơ có trọng tải toàn phần dưới 1 tấn hoặc có sức chở dưới 5 người hoặc bè, khi hoạt động trên đường thuỷ nội địa phải bảo đảm an toàn theo quy định của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi chủ phương tiện đăng ký hộ khẩu thường trú.

Trên đây là những điều cần biết về Phương tiện giao thông đường thuỷ gồm những loại nào? mà ACC cung cấp tới các bạn đọc giả. Nếu Quý đọc giả có bất kỳ thắc mắc hay góp ý nào liên quan đến bài viết hãy liên hệ với Công ty Luật ACC để nhận được sự hỗ trợ từ đội ngũ tác giả. Chúng tôi luôn sẵn lòng giải đáp thắc mắc của Quý bạn đọc. Trân trọng!

CÔNG TY LUẬT ACC

Tư vấn: 1900.3330

Zalo: 084.696.7979

Fanpage: : ACC Group – Đồng Hành Pháp Lý Cùng Bạn

Mail: [email protected]