Một số quy luật kinh tế chủ yếu của nền kinh tế thị trường

Một số quy luật kinh tế chủ yếu của nền kinh

tế thị trường

Có rất nhiều quy luật kinh tế điều tiết nền kinh tế thị trường. Là nền kinh tế hàng hóa phát triển ở trình độ cao, các quy luật của nền kinh tế hàng hóa cũng phát huy tác dụng trong nền kinh tế thị trường, với ý nghĩa như vậy, sau đây sẽ nghiên cứu một số quy luật điển hình:

  • Quy luật giá trị Ở đâu có sản xuất và trao đổi hàng hoá thì ở đó có sự hoạt động của quy luật giá trị.

Về nội dung, quy luật giá trị yêu cầu việc sản xuất và trao đổi hàng hóa phải được tiến hành trên cơ sở của hao phí lao động xã hội cần thiết. Theo yêu cầu của quy luật giá trị, người sản xuất muốn bán được hàng hóa trên thị trường, muốn được xã hội thừa nhận sản phẳm thì lượng giá trị của một hàng hoá cá biệt phải phù hợp với thời gian lao động xã hội cần thiết. Vì vậy họ phải luôn luôn tìm cách hạ thấp hao phí lao động cá biệt xuống nhỏ hơn hoặc bằng hao phí lao dộng xã hội cần thiết. Trong lĩnh vực trao đổi, phải tiến hành theo nguyên tắc ngang giá, lấy giá trị xã hội làm cơ sở, không dựa trên giá trị cá biột.

Quy luật giá trị hoạt động và phát huy tác dụng thông qua sự vận động của giá cả xung quanh giá trị dưới sự tác động của quan hệ cung – cầu. Giá cả thị trường lên xuống xoay quanh giá trị hàng hóa trở thành cơ chế tác động của quy luật giá trị. Thông qua sự sự vận động của giá cả thị trường sẽ thấy dược sự hoạt động của quy luật giá trị. Những người sản xuất và trao đồi hàng hóa phải tuân theo mệnh lệnh của giá cả thị trường. Trong nền kinh tế hàng hóa, quy luật giá trị có những tác động cơ bản sau:

Thứ nhất, điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa.

Trong sản xuất, thông qua sự biến động của giá cả, người sản xuất sẽ biết được tình hình cung – cầu về hàng hóa đó và quyết định phương án sản xuất. Neu giá cả hàng hóa bằng hoặc lớn hơn giá trị thì việc sản xuất nên được tiếp tục, mở rộng. Tư liệu sản xuất, sức lao động sẽ được tự phát dịch chuyển vào ngành đang có giá cả cao.

Trong lưu thông, quy luật giá trị điều tiết hàng hóa từ nơi có giá cả thấp đến nơi có giá cả cao, từ nơi cung lớn hơn cầu đến nơi cung nhỏ hơn cầu. Thông qua mệnh lệnh của giá cả thị trường, hàng hoá ở nơi có giá cả thấp được thu hút, chảy đến nơi có giá cả cao hơn, góp phần làm cho cung cầu hàng hoá giữa các vùng cân bằng, phân phổi lại thu nhập giữa các vùng miền, điều chỉnh sức mua của thị trường (nếu giá cao thì mua ít, giá thấp mua nhiều)…

Thứ hai, kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hỏa sản xuất nhằm tăng năng suất lao động.

Trên thị trường, hàng hóa được trao đổi theo giá trị xã hội. Người sản xuất có giá trị cá hiệt nhò hon giá trị xã hội, khi hán theo giá trị xã hội sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn. Ngược lại, người sản xuất có giá trị cá biệt lớn hơn giá trị xã hội sẽ gặp bất lợi hoặc thua lỗ. Để đứng vững trong cạnh tranh và tránh không bị phá sản, người sản xuất phải luôn tìm cách làm cho giá trị cá biệt hàng hóa của mình nhỏ hơn hoặc bằng ậiá trị xã hội. Muốn vậy, phải cải tiến kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới, đổi mới phương pháp quản lý, thực hiện tiết kiệm… Ket quả lực lượng sản xuất ngày càng phát triển, năng suất lao động xã hội tăng lên, chi phí sản xuất hàng hóa giảm xuống. Trong lưu thông, để bán được nhiều hàng hóa, người sản xuất phải không ngừng tăng chất lượng phục vụ, quảng cáo, tổ chức tốt khâu bán hàng… làm cho quá trình lưu thông được hiệu quả cao hơn, nhanh chóng, thuận tiện với chi phí thấp nhất.

Thứ ba, phân hoá những người sản xuất thành những người giàu, người nghèo một cách tự nhiên.

Trong quá trình cạnh tranh, những người sán xuất nhạy bén với thị trường, trình độ năng lực giỏi, sản xuất với hao phí cá biệt thấp hơn mức hao phí chung của xã hội sẽ trở ncn giàu có. Ngược lại, những người do hạn chế về vốn, kinh nghiệm sản xuất thấp kém, trình độ công nghệ lạc hậu… thì giá trị cá biệt sẽ cao hơn giá trị xã hội và dễ lâm vào tình trạng thua lỗ, dẫn đến phá sản, thậm chí phải đi làm thuê. Trong nền kinh tế thị trường thuần túy, chạy theo lợi ích cá nhân, dầu cơ, gian lận, khủng hoảng kinh tế… là những yếu tố có thể làm tăng thêm tác động phân hóa sản xuất cùng những tiêu cực về kinh tế xã hội khác.

Quy luật giá trị vừa có tác dụng đào thải cái lạc hậu, lỗi thời, kích thích sự tiến bộ, làm cho lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ; vừa có tác dụng lựa chọn, đánh giá người sản xuất, bảo đảm sự bình đẳng đối với người sản xuất; vừa có cả những tác động tích cực lẫn tiêu cực. Các tác động đó diễn ra một cách khách quan trên thị trường.

  • Quy luật cung – cầu Quy luật cung cầu là quy luật kinh tế điều tiết quan hộ giữa cung (bên bán) và cầu (bên mua) hàng hóa trên thị trường. Quy luật này đòi hỏi cung – cầu phải có sự thống nhất.

Trên thị trường, cung – cầu có mối quan hệ hữu cơ với nhau, thường xuycn tác động lẫn nhau và ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả. Neu cung lớn hơn cầu thì giá cả thấp hơn giá trị; ngược lại, nếu cung nhỏ hơn cầu thì giá cả cao hơn giá trị; nếu cung bằng cầu thì ^iá cả bằng với giá trị. Đây là sự tác động phức tạp theo nhiều hướng và nhiều mức độ khác nhau.

Khi tiền giấy ra đời, nếu được phát hành quá nhiều sẽ làm cho đồng tiền bị mất giá trị, giá cả hàng hóa tăng lỏn dẫn đến lạm phát. Bởi vậy, nhà nước không thể in và phát hành tiền giấy một cách tùy tiện mà phải tuân theo nguyên lý của quy luật lưu thông tiền tệ.

  • Quy luật canh tranh Quy luật cạnh tranh là CỊuy luật kinh tế điều tiết một cách khách quan mối quan hệ ganh đua kinh tế giữa các chú thể trong sản xuất và trao đôi hàng hoá. Quy luật cạnh tranh yêu cầu, khi đã tham gia thị trường, các chủ thể sản xuất kinh doanh, bên cạnh sự hợp tác, luôn phải chấp nhận cạnh tranh.

Cạnh tranh là sự ganh đua giữa những chủ thể kinh tế với nhau nhằm có được những ưu thế về sản xuất cũng như tiêu thụ và thông qua đó mà thu được lợi ích tối đa.

Kinh tế thị trường càng phát triển thì cạnh tranh trên thị trường càng trở nên thường xuyên, quyết liệt hơn.

Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh có thể diễn ra giữa các chủ thể trong nội bộ ngành, cũng có thể diễn ra giữa các chủ thề thuộc các ngành khác nhau.

  • Cạnh tranh trong nội bộ ngành

Cạnh tranh trong nội bộ ngành là cạnh tranh giữa các chủ thề kinh doanh trong cùng một ngành hàng hóa. Đây là một trong những phương thức đổ thực hiện lợi ích của doanh nghiệp trong cùng một ngành sản xuất.

Biện pháp cạnh tranh là các doanh nghiệp ra sức cải tiến kỹ thuật, đổi mới công nghệ, hợp lý hóa sản xuất, tăng năng suất lao động để hạ thâp giá trị cá biệt của hàng hóa, làm cho giá trị hàng hoá của doanh nghiệp sản xuất ra thấp hơn giá trị xã hội của hàng hoá đó.

Kết quả của cạnh tranh trong nội bộ ngành là hình thành giá trị thị trường của từng loại hàng hoá. Cùng một loại hàng hóa được sản xuất ra trong các doanh nghiệp sản xuất khác nhau, do điều kiện sản xuất (điều kiện trang bị kỹ thuật, trình độ tổ chức sản xuất, trình độ tay nghề của người lao động …) khác nhau, cho nên hàng hoá sản xuất ra có giá trị cá biệt khác nhau, nhưng trên thị trường các hàng hoá được trao đồi theo giá trị thị thị trường chấp nhận.

Theo Các, “Một mặt phải coi giá trị thị trường là giá trị trung bình của những hàng hoá được sản xuất ra trong một khu vực sản xuất nào đó. Mặt khác, lại phải coi giá trị thị trường là giá trị cá biệt của những hàng hoá được sản xuất ra trong những điều kiện trung binh của khu vực đó và chiếm một khối lượng lớn trong tổng số những sản phẩm của khu vực này”

  • Cạnh tranh giữa các ngành

Cạnh tranh giữa các ngành là cạnh tranh giữa các chủ thể sản xuất kinh doanh giữa các ngành khác nhau.

Cạnh tranh giữa các ngành, vì vậy, cũng trở thành phương thức đề thực hiện lợi ích của các chủ thể thuộc các ngành sản xuất khác nhau trong điều kiện kinh tế thị trường.

Cạnh tranh giữa các ngành là phương thức để các chủ thể sản xuất kinh doanh ở các ngành sán xuất khác nhau tìm kiếm lợi ích của mình. Mục đích của cạnh tranh giữa các ngành là nhằm tìm nơi đầu tư có lợi nhất.

Biện pháp cạnh tranh giữa các ngành là các doanh nghiệp tự do di chuyển nguồn lực của mình từ ngành này sang ngành khác, vào các ngành sản xuất kinh doanh khác nhau.

  • Tác động của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường

Những tác động tích cực của cạnh tranh Thứ nhất, cạnh tranh thúc đẩy sự phát triển lực lượng sản xuất.

Trong nền kinh tế thị trường, để nâng cao năng lực cạnh tranh, các chủ thể sản xuất kinh doanh không ngừng tìm kiếm và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất, từ đó kéo theo sự đồi mới về trình độ tay nghề, tri thức của người lao động. Kết quả là, cạnh tranh thúc đẳy lực lượng sản xuất xã hội phát triển nhanh hơn.

Thứ hai, cạnh tranh thúc đấy sự phát triển nền kinh tế thị trường.

Trong nền kinh tế thị trường, mọi hành vi cua mọi chủ thế kinh té đều hoạt động trong môi trường cạnh tranh. Horn nữa, mọi hoạt động của các chú thể kinh tế hoạt động trong nền kinh tế thị trường đều nhằm mục đích lợi nhuận tối đa, muốn vậy ngoài việc hợp tác, họ cũng cạnh tranh với nhau đề có được những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và kinh doanh đề thu được lợi nhuận cao nhất. Thông qua đó, nền kinh té thị trường không ngừng được hoàn thiện hơn.

Thứ ba, cạnh tranh là cơ chế điều chỉnh linh hoạt việc phân bồ các nguồn lực.

Nền kinh tế thị trường đòi hỏi việc tiếp cận các nguồn lực phải dựa trên nguyên tắc cạnh tranh để phân bồ vào chủ thể có thể sử dụng hiệu quả hơn cả. Theo đó, các chủ thể sản xuất kinh doanh phải thực hiện cạnh tranh để có được cơ hội sử dụng các nguồn lực để phục vụ cho sản xuất kinh doanh.

Thứ tư, cạnh tranh thúc đẩy năng lực thỏa mãn nhu cầu của xã hội.