Vùng biển Việt Nam và các ngư trường
Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa và vô cùng được thiên nhiên ưu đãi khi sở hữu cho mình những lợi thế về địa hình, khí hậu, sự đa dạng các loài sinh vật,.. Một trong số đó không thể bỏ qua chính là vùng biển vô cùng phong phú. Đường bờ biển trải dọc khắp đất nước với chiều dài 3260km, vùng biển còn bao gồm các đảo lớn nhỏ và trong đó phải nhắc đến hai quần đảo lớn là Hoàng Sa và Trường Sa. Một trong những điều đặc biệt mà thiên nhiên ban tặng cho vùng biển ta chính là các ngư trường. Ngư trường là nơi hội tụ phong phú và dồi dào các loài thuỷ hải sản, góp phần tạo điều kiện cho quốc gia phát triển về ngành này.
Bạn đang xem: Những thế mạnh mà 4 ngư trường trọng điểm mang lại cho Việt Nam
Xem thêm : Kích thước vòng số 8 thi bằng A1, A2 và kỹ năng thực hành
Việt Nam hiện có 4 ngư trường trọng điểm bao gồm ngư trường Cà Mau – Kiên Giang, ngư trường Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu, ngư trường Hải Phòng – Quảng Ninh và ngư trường quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa. Các ngư trường chính là nguồn khai thác trù phú vô cùng thích hợp cho các ngư dân ở những khu vực nơi đây. Những người dân trong khu vực đã tận dụng những lợi thế tự nhiên có được để phát triển những ngành nghề như đánh bắt gần xa bờ, nuôi trồng thuỷ hải sản. Nhờ sự sáng suốt và biết khai thác những thế mạnh mà trong nhiều năm Việt Nam đã đưa ngành thuỷ hải sản trở thành ngành mũi nhọn và mang lại nhiều giá trị kinh tế cao, hãy cùng dự báo thời tiết ngày mai tìm hiểu cụ thể những thế mạnh đó nhé
Những thế mạnh mà ngư trường mang lại
Xem thêm : Luật chơi, cách chơi board game Ma sói cơ bản
Tại Kiên Giang, để phát triển mạnh mẽ về ngành nghề khai thác thuỷ hải sản, ngư dân cũng đã có sự đầu tư hiện đại hoá các thiết bị, ứng dụng khoa học tiên tiến vào trong quá trình sản xuất để nâng cao giá trị sản xuất hơn nữa. Tỉnh cũng đẩy mạnh việc khai thác xa bờ, hạn chế đánh bắt khu vực gần bờ để giảm sự gây thiệt hại lên nguồn thuỷ sản và môi trường sinh thái.
Tại các tỉnh Nam Trung Bộ, nhờ ngư trường thuận lợi mà ngư dân nơi đây được mùa cá ngừ đại dương với sản lượng khai thác vô cùng lớn, đạt đến 496.900 tấn vào đầu năm 2018. Ở Ninh Thuận, nhiều cơ sử về chế biến hải sản, chế biến cá hấp được đẩy mạnh phát triển. Bởi nhờ ngư trường mà nơi đây có nguồn nguyên liệu dồi dào, giá cá lại ổn định vì thế mà nhiều chủ cơ sở kinh doanh đã tận dụng để chế biến phục vụ cho đời sống người dân trong nước và cả xuất khẩu đi nước ngoài.
Với ngư trường rộng lớn 52.000km2, Bình Thuận cũng có trong mình rất nhiều tiềm năng khai thác hải sản. Không chỉ có ngư trường mà xung quanh khu vực còn có các bãi bồi, bãi triều ven sông và cận biển có những khu vực vô cùng để thích hợp nuôi tôm. Đến nay, tỉnh đã có được 4 trung tâm phát triển nghề cá là Phan Thiết, La Gi, Phan Rí Cửa và huyện đảo Phú Quý. Bên cạnh đó, Bình Thuận đã có những bước đi trong việc phát triển mô hình khai thác xa bờ, gắn với các dịch vụ thu mua, chế biến, bảo quản,…Mặc dù triển khai kế hoạch thúc đẩy tăng cường khai thác nguồn tài nguyên thuỷ sản nhưng Bình Thuận cũng vô cùng quan tâm đến việc bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản do đó đã có sự tăng cường kiểm tra với các đối tượng vi phạm, có những hành vi gây xung đột, tranh chấp trong hoạt động sản xuất trên biển.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp