Phân tích Nội dung Nguyên tắc hoạt động của Liên Hợp Quốc

Các nguyên tắc hoạt động của liên hợp quốc được quy định trong hiến chương là phương chỉ Nam cho các hoạt động của tổ chức quốc tế này. Vậy nguyên tắc hoạt động của liên hợp quốc gồm các nội dung nào? Quý bạn đọc vui lòng tham khảo bài viết dưới đây của ACC để tham khảo thông tin chi tiết về nội dung này nhé.

nguyen-tac-cua-LHQ

Nguyên tắc hoạt động của Liên Hợp quốc

1. Liên hợp quốc là gì?

iên hợp quốc – tổ chức đa phương lớn nhất thế giới được thành lập – đánh dấu một bước phát triển mang tính lịch sử trong quan hệ quốc tế hiện đại, mở ra một thời kỳ mới trong việc giải quyết, ngăn ngừa xung đột quốc tế, gìn giữ hòa bình.

Liên hợp quốc được thành lập với 4 mục tiêu là: Duy trì hoà bình và an ninh quốc tế; Thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng về quyền giữa các dân tộc và nguyên tắc dân tộc tự quyết;

Thực hiện hợp tác quốc tế thông qua giải quyết các vấn đề quốc tế trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hoá và nhân đạo trên cơ sở tôn trọng các quyền con người và quyền tự do cơ bản cho tất cả mọi người, không phân biệt chủng tộc, màu da, ngôn ngữ và tôn giáo; Xây dựng LHQ làm trung tâm điều hoà các nỗ lực quốc tế vì các mục tiêu chung.

Các nguyên tắc hoạt động chủ đạo của LHQ quy định trong Hiến chương là:

  • Bình đẳng về chủ quyền quốc gia;
  • Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị quốc gia;
  • Không can thiệp vào công việc nội bộ các nước;
  • Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hoà bình.
  • Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa năm nước lớn (Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp và Trung Quốc).

5 nguyên tắc hoạt động của liên hợp quốc

2. Nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền quốc gia

Tại tuyên bố về các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế trong Nghị quyết năm 1970 của Đại hội đồng Liên hợp quốc đã giải thích nội hàm của nguyên tắc này như sau: “Tất cả các Quốc gia đều bình đẳng về chủ quyền. Các Quốc gia bình đẳng về quyền và nghĩa vụ, và là thành viên bình đẳng của cộng đồng quốc tế, bất kể khác biệt về kinh tế, xã hội, chính trị hay các khác biệt khác”.

Nội dung của nguyên tắc bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia gồm:

– Tất cả các quốc gia bình đẳng về mặt pháp lý.

– Mỗi quốc gia được hưởng các quyền xuất phát từ chủ quyền.

– Mỗi quốc gia có nghĩa vụ tôn trọng quyền năng chủ thể của quốc gia khác.

– Sự toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của quốc gia là bất khả xâm phạm.

– Mỗi quốc gia có quyền tự do lựa chọn và phát triển chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của mình.

– Mỗi quốc gia có nghĩa vụ tuân thủ một cách đầy đủ và có thiện chí các nghĩa vụ quốc tế của mình và chung sống trong hòa bình với các quốc gia khác.

– Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia: Bình đẳng được đề cập đến trong nguyên tắc này không được hiểu theo nghĩa là ngang bằng nhau về tất cả các quyền và nghĩa vụ.

3. Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị quốc gia;

Chủ quyền quốc gia là nền tảng của quan hệ quốc tế hiện đại, thể hiện ở quyền tối cao của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của mình và quyền độc lập của quốc gia trong quan hệ quốc tế.

Nguyên tắc này được ghi nhận trong Hiến chương Liên hợp quốc, trong điều lệ của các tổ chức thuộc hệ thống Liên hợp quốc, của đại đa số các tổ chức quốc tế và khu vực, trong nhiều điều ước quốc tế đa phương, song phương và nhiều văn bản quốc tế quan trọng khác.

Chủ quyền là thuộc tính chính trị – pháp lý không thể tách rời của một quốc gia, là quyền tối cao của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của mình và quyền độc lập của quốc gia trong quan hệ quốc tế.

+ Quốc gia có quyền tối cao trong phạm vi lãnh thổ của mình thể hiện chủ yếu thông qua việc thực hiện thẩm quyền mang tính hoàn toàn, tuyệt đối và riêng biệt.

Quốc gia có quyền bất khả xâm phạm về lãnh thổ, có quyền quyết định đường lối phát triển của đất nước, lựa chọn các phương thức phù hợp để thực hiện trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội; có quyền thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp thông qua hệ thống cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương; thực hiện thẩm quyền với mọi cá nhân, tổ chức đang hoạt động trên lãnh thổ quốc gia.

+ Quốc gia có quyền khai thác và bảo vệ nguồn tài nguyên nằm phía trong biên giới quốc gia; quốc gia thực hiện quyền lực của mình một cách đầy đủ, trọn vẹn trên cơ sở tôn trọng lợi ích của cộng đồng dân cư sống trên vùng lãnh thổ đó đồng thời phù hợp với các quyền dân tộc cơ bản.

Tính riêng biệt thể hiện ở chỗ quốc gia là chủ thể duy nhất có quyền sử dụng lãnh thổ của mình và thực hiện quyền lực trên lãnh thổ đó. Các quốc gia khác có nghĩa vụ tôn trọng không được áp đặt quyền lực của họ và không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia này.

+ Quốc gia hoàn toàn độc lập, không lệ thuộc vào bất kỳ chủ thể nào trong việc tham gia vào một quan hệ pháp luật quốc tế cụ thể. Việc ký kết các Điều ước quốc tế, thiết lập quan hệ ngoại giao lãnh sự hay gia nhập các tổ chức quốc tế là những biểu hiện điển hình của việc thực hiện chủ quyền đối ngoại của quốc gia.

4. Không can thiệp vào công việc nội bộ các nước

lien-hop-quoc

Từ những quy định của các văn kiện pháp lý quốc tế có thể thấy công việc thuộc thẩm quyền nội bộ của quốc gia là các phương diên hoạt động chủ yếu của nhà nước dựa trên cơ . sở của chủ quyền quốc gia, bao gồm toàn bộ những hoạt động mang tính chất đối nội, đối ngoại của quốc gia và được tiến hành phù hợp với luật quốc gia cũng như luật quốc tế, chẳng hạn:

– Việc lựa chọn và tiến hành đường lối chính trị và các chính sách kinh tế – văn hoá – xã hội để phát triển đất nước.

– Việc thực hiện đường lối chính sách đối ngoại cùa nhà nước và thiết lập quan hê hợp tác với các chủ thể luật quốc tế.

– Việc xây dựng và duy trì hoạt động của bộ máy nhà nước.

– Việc quản lý điều hành hoạt động của xã hội tuân theo quy định của pháp luật quốc gia.

Về nguỵên tắc, luật quốc tế không điều chỉnh các vấn đề thuộc nội bộ của quốc gia. Dó đó, bất kỳ biện pháp nào mà các quốc gia hay tổ chức quốc tế sử dụng để cản trờ chủ thể của luật quốc tế giải quyết những công việc thuộc thẩm quyền nội bô của mình đều bị coi là vi phạm pháp luật quốc tế.

5. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hoà bình

Tranh chấp quốc tế là hoàn cảnh thực tế mà các quốc gia và các chủ thể khác của luật quốc tế có quan điểm mâu thuẫn trái ngược nhau, đồng thời có những yêu cầu, đòi hỏi về mặt lợi ích trái ngược nhau cần phải được giải quyết bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở pháp luật quốc tế.

Nội dung của nguyên tắc: khi có tranh chấp quốc tế nảy sinh, các quốc gia có nghĩa vụ phải giải quyết bằng biện pháp hòa bình.

6. Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa năm nước lớn (Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp và Trung Quốc).

Nguyên tắc thứ năm(chung sống hòa bình và đảm bảo sự nhất trí giữa 5 nước lớn) là một nguyên tắc cơ bản và quan trọng đảm bảo cho Liên hợp quốc thực hiện chức năng duy trì thế giới trong trật tự hai cực Ianta, đồng thời nó trở thành một nguyên tắc thực tiễn lớn đảm bảo cho chung sống hòa bình, vừa đấu tranh vừa hợp tác giữa các nước trên thế giới.

Trên đây là một vài thông tin về Nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc. Hi vọng thông qua bài viết này quý khách hàng có thể hiểu thêm phần nào về thủ tục nhập khẩu này. ACC với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực pháp lý luôn sẵn lòng cung cấp đến quý khách hàng các dịch vụ pháp lý nhanh chóng và tiện lợi nhất. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số điện thoại 1900.3330 hoặc qua zalo 084.696.7979 hoặc qua email: [email protected] để được tư vấn tận tình. Xin chân thành cảm ơn

7. Câu hỏi thường gặp

Liên hợp quốc ra đời nhằm mục đích gì?

1) Duy trì hòa bình, an ninh quốc tế;

2) Thực hiện sự hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội…;

3) Phát triển quan hệ hữu nghị giữa các nước;

4) Trở thành trung tâm phối hợp hành động giữa các nước để đạt được những mục đích trên đây.

Tôn chỉ, mục đích Liên hợp quốc?

Theo Điều 1 Hiến chương, Liên hợp quốc theo đuổi mục đích ttở thành trung tâm phôi họp mọi hành động của các dân tộc nhằm đạt được những mục đích như duy trì hoà bình và an ninh quốc tế; phát triển những quan hệ hữu nghị giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng, dân tộc tự quyết, thực hiện sự hợp tác quốc tế trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế như kinh tế, xã hội, văn hóá, nhân đạo..

Nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc?

Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Liên hợp quốc được quy định tại Điều 2 Hiến chương bao gồm:

– Bình đẳng về chủ quyền của các quốc gia thành viên.

– Các thành viên Liên hợp quốc phải thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ theo quy định của Hiến chương.

– Các thành viên của Liên hợp quốc phải giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng phương pháp hoà bình.

Hỗ trợ thuê luật sư và/hoặc yếu thế?

Cảnh sát, công tố viên và thẩm phán cho trách nhiệm bảo đảm rằng những người xuất hiện trước họ mà không có đủ khả năng thuê luật sư và/hoặc yếu thế thì được tiếp cận trợ giúp pháp lý.

Nguyên tắc 4. Trợ giúp pháp lý cho nạn nhân của tội phạm

Nhà nước cần trợ giúp pháp lý cho nạn nhân của tội phạm khi thích hợp.

Nguyên tắc 5. Tợ giúp pháp lý cho nhân chứng

Nhà nước cần trợ giúp pháp lý cho người làm chứng khi thích hợp.

Nguyên tắc 6. Không phân biệt đối xử

✅ Nguyên tắc: ⭕ Liên Hợp Quốc ✅ Dịch vụ: ⭐ Trọn Gói – Tận Tâm ✅ Zalo: ⭕ 0846967979 ✅ Hỗ trợ: ⭐ Toàn quốc ✅ Hotline: ⭕ 1900.3330