Xin hỏi mua nhà sổ hồng chung sau này có thể tách sổ hồng riêng được không? Nếu được thì cần điều kiện gì và thủ tục có nhiêu khê lắm không?
Bạn đang xem: Mua nhà sổ hồng chung, có thể tách sổ được không?
Mua bán vi bằng là sao? Có rủi ro gì khi mua nhà vi bằng và nhà vi bằng sau này có thể làm sổ hồng được không?
Nguyễn Anh Tú (Bình Thuận).
Luật sư Trương Công Nguyễn Anh Phiệt – Đoàn luật sư Đà Nẵng – tư vấn:
Để đảm bảo việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất đúng pháp luật và từ đó tài sản của mình được pháp luật bảo vệ, người mua nhà cần ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại văn phòng công chứng hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền chứng thực.
Khi đó công chứng viên có thể kiểm tra quyền sử dụng đất đó đã bị cầm cố, thế chấp thành tài sản đảm bảo, bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc tài sản đang bị thi hành án cho một bản án nào đó không; sổ hồng đó có phải là sổ hồng đã bị làm giả hoặc đang được cấp lại cho một chủ tài sản khác không…
Sau khi các rủi ro đó được loại trừ thì tất cả những người có quyền chung trong khối tài sản đó phải đồng ý ký tên chuyển nhượng. Trong trường hợp tài sản riêng thì phải có giấy xác nhận đây là tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân thì việc “mua bán” đó mới đảm bảo an toàn.
Xem thêm : Tháng 2 có bao nhiêu ngày theo Âm lịch và Dương lịch
Mua bán đất đã có sổ hồng chung thì được quyền tách sổ nhưng phải phù hợp quy hoạch. Việc chỉnh lý biến động cần có ít nhất các tài liệu như hợp đồng chuyển nhượng có công chứng, sổ hồng bản gốc, các tài liệu nhân thân khác.
Đối với việc mua nhà theo sổ hồng thì người mua cần phải đảm bảo đúng về thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà thì quyền về tài sản mới hoàn toàn được pháp luật bảo vệ theo Luật Nhà ở.
Theo quy định pháp luật: “Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định pháp luật hiện hành. Vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác.
Vi bằng là nguồn chứng cứ để tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật”.
Như vậy việc mua bán nhà qua vi bằng sẽ không được pháp luật bảo vệ một cách đúng đắn nhất. Việc tách thửa ra sổ mới dựa trên vi bằng sẽ không được cơ quan quản lý nhà nước thực hiện vì đây không phải hình thức chuyển nhượng được pháp luật quy định.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp