“Cam kết tổng giá trị đơn hàng bên trong cao hơn từ 2 tới 3 lần tiền mua combo”, “các sản phẩm được chọn ngẫu nhiên, đều là hàng quốc tế khách không lấy, thuộc loại hàng gia dụng, công nghệ, thời trang… có giá trị”… – đó là quảng cáo mà PV được nghe từ nhân viên tư vấn khi đặt mua combo hàng “bom” 8 sản phẩm từ 1 website chuyên kinh doanh hàng hoàn quốc tế.
Theo nhân viên này, khách được quyền kiểm tra hình thức bên ngoài các đơn hàng trong kiện hàng lớn, nhưng không được bóc ra, sau đó được trả tiền nhận hàng, hoặc không. T
Bạn đang xem: Mù mờ thông tin đơn hàng “bom” – nguy cơ mất tiền mua bực bội
uy nhiên, các thông tin người nhận trên vỏ hàng đã bị tẩy xóa, che đi, thông tin khác đều bằng tiếng Anh, số tiền đơn giá cũng được ghi khá cao, trên dưới trăm ngàn… rất khó xác thực đây là đơn hàng quốc tế hay chỉ là 1 tờ giấy được in ra nhằm lấy lòng tin người mua.
Xem thêm : Dạm ngõ có phải xem ngày không?
Mở gói hàng, PV nhận đủ 8 đơn, tuy nhiên chúng đều có giá trị thấp, nếu không muốn nói là “đồ bỏ đi”. 1 cặp pin cúc áo, in giá hơn 200 ngàn, kiểm tra trên sàn TMĐT thì chỉ có giá 5 ngàn. 1 chiếc tai nghe, hóa đơn hơn 200 ngàn, nhưng được bán nhan nhản trên mạng với giá 40 ngàn…
Ngoài ra, trong gói hàng còn có 2 miếng nhựa trồng cây, vòng đeo tay, 1 gói khăn ướt, củ sạc điện thoại loại rẻ tiền, thuốc nhỏ mắt. Tổng giá trị 8 món là gần 300 ngàn. Khác xa quảng cáo!
Trò chuyện với 1 người nhiều kinh nghiệm đánh giá sản phẩm, và cũng tự bỏ tiền túi tới vài triệu đồng để trải nghiệm các đơn hàng “bom” kiểu này, reviewer Đức Long (nickname Long Khoa Học) lý giải rõ hơn về dạng hàng này: “Mình phân tích rõ cho các bạn đơn hàng hoàn, đơn hàng bom tức là người nói do không gửi đc cho người mua, nên người ta trả lại, sau đó họ sẽ gom lại thành đơn ngẫu nhiên và bán cho các bạn. Nói chung là nó hên xui thôi vì mình cũng không rõ bên trong nó là cái hàng gì. Chúng mình cũng từng làm các clip tự tay bóc hàng boom, thì như bạn thấy đấy, cũng không như kỳ vọng. Nên là, bạn đừng hy vọng gì, coi như mua xổ số thôi”.
Xem thêm : Ý nghĩa của chữ K1, K2, K3 ghi trên thẻ bảo hiểm y tế theo quy định
Khi được hỏi về cách để người dùng không mất tiền oan khi mua dạng hàng “bom” này, Đức Long xua tay và nói ngay: “Mình nói rồi đó, bạn đừng kỳ vọng gì, nó là may rủi, nếu xác định bỏ tiền ra mua thì coi như mua 1 vé số, may thì được hàng tốt còn không thì đành chấp nhận vậy. Chứ cũng không thể làm sao biết được là hàng đó của bạn mua nó thực sự giá trị hay không.”
Đem vấn đề này trao đổi cùng luật sư Nguyễn Ngọc Hùng, trưởng VP luật Kết Nối, luật sư Hùng cho rằng đây là hành vi có dấu hiệu lừa dối người tiêu dùng: “Theo tôi được biết thì thủ đoạn này đã từng xuất hiện, chỉ là hình thức khác thôi. Trước kia là ngta nói có lấy được đơn hàng từ xưởng, đem bán lại giá rẻ xong người mua mua phải hàng kém. Nay là đơn hàng hoàn.
Thực ra không có hàng hoàn, hàng bị hoàn bị hủy thì phải về kho, không được lấy ra đem bán. Thậm chí phải đấu giá. Nên nếu tự ý lấy ra bán thì vi phạm pháp luật. Còn với các đơn hàng hoàn, các tem phiếu thông tin rất mù mờ, có dấu hiệu làm giả, nên người tiêu dùng hay coi chừng.”
Như vậy có thể thấy, đơn hàng “bom” được quảng cáo trên mạng xã hội rằng chắc chắn giá trị hàng nhận về cao gấp nhiều lần số tiền bỏ ra, hay việc nhận được món đồ có giá trị sử dụng cao… phụ thuộc hoàn toàn vào may mắn, thậm chí có dấu hiệu lừa dối người tiêu dùng theo đánh giá của Luật sư. Hãy cân nhắc, tránh việc mất vài trăm tới tiền triệu nhưng chỉ được nhận sự khó chịu, trong khi rất khó khiếu nại đơn vị bán hàng vì mọi thứ từ đầu vốn rất mơ hồ!
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp