Thuốc tẩy giun cho mèo giá rẻ? Mua thuốc sổ giun sán chó mèo

Giun là ký sinh trùng sống trong đường ruột mèo và các loại động vật nói chung. Chúng lấy chất dinh dưỡng từ máu thông qua mao mạch ruột. Chính vì vậy, để một chú mèo phát triển khỏe mạnh thì việc tẩy giun định kỳ là cực kỳ quan trọng. Cùng Dogily tìm hiểu các loại giun ở mèo và cách tẩy giun tại nhà đúng cách nhé!

Điểm mặt các loại giun kí sinh ở mèo phổ biến nhất

Dưới đây là các loại giun ở mèo phổ biến nhất, cùng xem để biết cách điều trị hiệu quả nhất nhé!

Giun đũa – Loại giun phổ biến nhất ở mèo

Giun đũa được biết đến từ sớm và là loại giun thường gặp nhất ở mèo, chúng có kích thước lớn, dài từ 7 – 12cm, hình dạng giống như sợi mì Ý.

Giun đũa lây truyền khi mèo tiếp xúc trực tiếp với thú nuôi bị bệnh, hoặc thông qua thức ăn, nước uống nhiễm trứng giun.

Sán dây ở mèo

Sán dây có cơ thể dẹt và dài, chia làm nhiều đốt nhỏ, chiều dài có thể lên đến 20cm.

Sán dây có cơ chế tự bám chặt vào ruột non của mèo bằng các khoang miệng tựa như móc câu.

Những chú mèo thường xuyên chơi đùa ngoài trời dễ có nguy cơ nhiễm sán hơn, hoặc trứng sán có trong thức ăn, nước uống của mèo.

Giun móc – Loại giun nhỏ nguy hiểm

Giun móc là loại giun nhỏ, thường ký sinh ở ruột non của mèo, nơi có thành ruột mỏng nhất.

Khác với các loại giun sán kể trên, giun móc chỉ phát triển đến chiều dài 3cm với nguồn dinh dưỡng chính là máu.

Chúng gây ra bệnh thiếu máu, đe dọa đến tính mạng của mèo cưng, thậm chí, giun móc có thể lây sang con người.

Giun roi – Loài giun nguy hiểm nhất

Giun roi thường trú ngụ ở ruột kết và manh tràng, gây tổn thương nghiêm trọng đến các bộ phận này.

Đây được xem là loài giun nguy hiểm nhất, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của mèo bởi tốc độ bệnh tiến triển nhanh.

Trứng giun roi được tìm thấy trong thức ăn, nước uống, thậm chí là trong môi trường đất. Vì vậy, cách duy nhất để phòng ngừa loại giun này chính là thường xuyên tẩy giun cho mèo.

Giun tim ở mèo

Không như với các loại giun sán trên, giun tim sống ở tim và động mạch phổi. Chúng lây lan nhờ muỗi nhiễm bệnh, chứ không truyền từ mèo sang mèo. Giun tim di chuyển khắp cơ thể mèo từ 5 – 6 tháng, trước khi ký sinh tại hệ tuần hoàn của vật chủ. Mèo có thể tử vong vì giun tim nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Tại sao phải tẩy giun định kỳ cho mèo

Giun sán là loài ký sinh trên cơ thể động vật sống, chúng không chỉ không có lợi mà còn gây hại cho vật chủ.

Mèo không được tẩy giun sán định kỳ và đúng cách sẽ gặp phải một số vấn đề về sức khoẻ như:

– Đau bụng, nôn ói, tiêu chảy, viêm ruột và dạ dày.

– Mèo chậm phát triển, không tăng ký dù vẫn ăn nhiều, ốm yếu.

– Giun sán hút máu từ thành ruột, dẫn đến thiếu máu, giảm protein gây tình trạng chướng bụng, khó chịu cho mèo.

– Mèo nhiễm giun sán thường gặp phải các vấn đề về hô hấp, do chất dịch trong ổ bụng đè lên cơ hoành, từ đó thu hẹp dung tích phổi.

Ngoài ra, các loại giun ở mèo còn có thể lây sang con người, đặc biệt là trẻ em và người già có sức khoẻ yếu.

Lịch tẩy giun cho mèo chuẩn khoa học

Mèo cần được tẩy giun định kỳ đúng lịch để đảm bảo sức khỏe và đem lại hiệu quả thuốc tốt nhất.

Lịch tẩy giun cụ thể cho mèo cưng mà bạn có thể tham khảo:

– Mèo con dưới 2 tuần tuổi: không cần sổ giun

– Mèo từ 2 tuần – 2 tháng tuổi: sổ giun 2 tuần/lần

– Mèo từ 2 tháng – 6 tháng tuổi: sổ giun 1 tháng/lần

– Mèo từ 6 tháng – 1 năm tuổi: sổ giun 2 tháng/lần

– Mèo trưởng thành trên 1 tuổi: 6 tháng sổ giun 1 lần và lặp lại mỗi năm

Việc tẩy giun phụ thuộc vào nhiều giai đoạn phát triển của mèo, bạn nên chia thuốc theo trọng lượng để đảm bảo thuốc phát huy được tối đa hiệu quả loại bỏ giun sán.

Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc tẩy giun được bán trên thị trường, nếu mèo cưng không gặp vấn đề bệnh lý về đường tiêu hoá thì bạn có thể an tâm cho mèo uống thuốc tại nhà.

Dogily Petshop hiện đang cung cấp nhiều sản phẩm thuốc tẩy giun chất lượng, được các bác sĩ thú y hàng đầu khuyên dùng. Bên cạnh đó, Dogily còn có hệ thống phòng khám thú y Dogily Clinic, đạt tiêu chuẩn chất lượng khám chữa bệnh, giúp con sen hoàn toàn yên tâm về sức khỏe của bé cưng.

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, hỗ trợ cụ thể. Hi vọng qua bài viết này, Dogily đã giúp bạn biết thêm về các loại giun ở mèo, đồng thời nắm được lịch tẩy giun định kỳ, để phòng bệnh cho mèo cưng hiệu quả. Chúc bạn và gia đình cùng mèo cưng luôn khỏe mạnh và vui vẻ nhé!