Mục đích chính của việc đầu tư ra nước ngoài của các công ty Nhật Bản là gì? Thực trạng và vai trò đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam hiện nay như thế nào?
Sau đây hãy cùng Du học Aloha khám phá nhé!
Bạn đang xem: Mục đích chính của việc đầu tư ra nước ngoài của các công ty Nhật Bản là gì?
Mục đích chính của việc đầu tư ra nước ngoài của các công ty Nhật Bản là
Mục đích chính của việc đầu tư ra nước ngoài của các công ty Nhật Bản là giải quyết tình trạng thiếu lao động trầm trọng trong nước.
Câu hỏi vận dụng Mục đích chính của việc đầu tư ra nước ngoài của các công ty Nhật Bản là
Câu hỏi: Mục đích chính của việc đầu tư ra nước ngoài của các công ty Nhật Bản là
- A. giải quyết tình trạng thiếu lao động trầm trọng trong nước.
- B. tranh thủ tài nguyên, thị trường, sức lao động tại chỗ.
- C. bành trướng về tài chính nhằm tạo thêm lợi nhuận
- D. mở rộng ảnh hưởng chính trị của Nhật Bản đối với các nước.
Đáp Án: A
Tình hình đầu tư ra nước ngoài của Nhật Bản
Xem thêm : 4 phương pháp phân biệt giới tính mèo con đực cái chỉ bằng cách nhìn
Nhật Bản luôn là quốc gia có quy mô đầu tư FDI ra bên ngoài rất lớn trên thế giới, đặc biệt là những năm gần đây. Số liệu của UNCTAD cho thấy kể từ năm 2011 đến nay, Nhật Bản đã đầu tư ra bên ngoài mỗi năm trên 100 tỉ USD, năm 2013 đạt mức cao nhất là gần 140 tỉ USD.
Quy mô đầu tư ra nước ngoài của Nhật Bản các năm 2013 và 2014 lần lượt là 135,7 tỷ USD và 113,6 tỷ USD. Theo Báo cáo đầu tư toàn cầu 2015 của UNCTAD, Nhật Bản hiện là nước đứng thứ 4 trong số 20 nền kinh tế có mức đầu tư nước ngoài lớn nhất trên thế giới.
Lượng vốn đầu tư ra nước ngoài trong hai năm 2013 và 2014 của Nhật Bản chiếm lần lượt 10,4% và 8,4% tổng lượng vốn đầu tư ra nước ngoài của thế giới. Xu hướng đẩy mạnh đầu tư ra bên ngoài hiện nay của các công ty Nhật Bản về cả quy mô vốn đầu tư và tốc độ tăng vốn đầu tư là rất đáng chú ý.
Các công ty Nhật Bản đầu tư ra bên ngoài có thể do nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là:
- Chi phí nhân công ở các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi thấp trong khi Nhật Bản có dân số già và quy mô lực lượng lao động ngày càng giảm, chi phí nhân cao;
- Đồng Yên Nhật là một đồng tiền mạnh trên thế giới, rất thuận lợi cho các công ty Nhật Bản khi đầu tư ra bên ngoài;
- Các công ty Nhật Bản muốn tập trung vào các phân đoạn có giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị của các sản phẩm toàn cầu;
- Sự tham gia ngày càng tăng của các quốc gia trên thế giới vào hiệp định thương mại tự do (FTAs) đang mở rộng nhiều thị trường cho các công ty đa quốc gia, trong đó có các công ty của Nhật Bản.
Việc nghiên cứu nhằm làm rõ các động lực thúc đẩy các công ty Nhật Bản đầu tư ra bên ngoài là hết sức quan trọng để có những chính sách thu hút vốn FDI từ quốc gia này.
Tình hình đầu tư của Nhật Bản tại Việt Nam
Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, lũy kế đến tháng 6 năm 2015, đã có 103 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam với 18.529 dự án còn hiệu lực với tổng số vốn đăng ký là 257,8 tỷ USD. Trong đó, Nhật Bản là nhà đầu tư lớn thứ 2 vào Việt Nam với 2.661 dự án còn hiệu lực với tổng số vốn đầu tư là 37,7 tỷ USD, chỉ sau Hàn Quốc.
Xem thêm : Top 10 Bài văn nghị luận về hiện tượng nói tục chửi thề trong giới trẻ hiện nay (lớp 9) hay nhất
Hiện nay, đầu tư của các Tập đoàn, doanh nghiệp lớn của Nhật Bản tại Việt Nam đang có dấu hiệu chững lại, xu hướng tập trung nhiều vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Năm 2014, vốn đầu tư từ Nhật Bản vào Việt Nam giảm 65%, từ mức 5,87 tỷ USD (2013) xuống còn 2,05 tỷ USD năm 2014.
Với đà giảm này, xét về đối tác đầu tư vào Việt Nam năm 2014, Nhật Bản tụt xuống vị trí thứ 4 sau Hàn Quốc, Hồng Kông và Singapore. Đây cũng là vị trí thấp nhất của các nhà đầu tư Nhật Bản sau nhiều năm chiếm vị trí quán quân và á quân. Còn tính riêng 6 tháng đầu năm 2015, Nhật Bản cũng chỉ xếp thứ 5/48 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam với gần 496,4 triệu USD, chỉ chiếm 9% tổng số vốn FDI và bằng 61,6% tổng số vốn FDI cùng kỳ năm trước.
Nếu tính riêng theo số dự án cấp mới và tăng vốn thì trong 6 tháng đầu năm 2015 Nhật Bản đã đầu tư vào Việt Nam 131 dự án mới với tổng vốn đăng ký là 280 triệu USD và 61 dự án tăng vốn với tổng vốn tăng thêm là 216 triệu USD. Như vậy, mặc dù số lượng dự án tăng nhưng lại giảm tới gần 40% giá trị vốn so với cùng kỳ năm ngoái (6 tháng đầu năm 2014 đạt hơn 806 triệu USD). Điều này cho thấy, dự án đầu tư mới của Nhật Bản vào Việt Nam chủ yếu vẫn là các dự án nhỏ, giống như xu hướng của năm 2013 và 2014.
Các dự án của Nhật Bản được triển khai trên 18 ngành, lĩnh vực, tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực Nhật Bản có thế mạnh và tăng cường tìm cơ hội đầu tư ra nước ngoài như công nghiệp chế biến chế tạo với 1.375 dự án với tổng số vốn đầu tư là 31,4 tỷ USD (chiếm 83,3% tổng vốn đầu tư), tiếp đến là lĩnh vực kinh doanh bất động sản với tổng vốn đầu tư là 1,66 tỷ USD (chiếm 4,4% tổng vốn đầu tư); đứng thứ 3 là lĩnh vực xây dựng với tổng số vốn đầu tư là 1,17 tỷ USD (chiếm 3,1% tổng vốn đầu tư). Còn lại thuộc về các ngành, lĩnh vực khác.
Nhật Bản đã đầu tư vào 49/63 tỉnh thành phố trong cả nước. Trong đó Thanh Hóa thu hút nhiều vốn đầu tư từ Nhật Bản nhất với tổng vốn đăng ký là 9,68 tỷ USD (chiếm 26% tổng vốn đầu tư). Đứng thứ hai là Hà Nội với 636 dự án, với với tổng vốn đầu tư là 4,08 tỷ USD (chiếm 10,9% tổng vốn đầu tư). Bình Dương đứng thứ 3 với tổng số vốn là 3,85 tỷ USD (chiếm 10,3% tổng vốn đầu tư) còn lại là các địa phương khác.
Trên đây là thông tin về Mục đích chính của việc đầu tư ra nước ngoài của các công ty Nhật Bản là? mà Du học Aloha đã tổng hợp. Hy vọng qua nội dung trên bạn sẽ có câu trả lời chính xác.
Nếu quan tâm tới các thông tin về địa lý – kinh tế – văn hóa Nhật thì hãy theo dõi bài viết khác của chúng tôi nhé
Có thể bạn quan tâm:
- Du học Nhật Bản
- Các trung tâm công nghiệp của Nhật Bản phân bố chủ yếu ở phía nào của lãnh thổ
- Chăn nuôi ở Nhật Bản phát triển theo hình thức
- Sông ngòi Nhật Bản có giá trị về thủy điện là do
- Tỉnh Fukuoka Nhật Bản
- Thơ Haiku là gì?
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp