“Phong trào Đông du những năm đầu thế kỷ XX, là một trong những phong trào yêu nước tiêu biểu nhất của giai đoạn lịch sử cận đại của đất nước. Đó là một cuộc vận động “cầu học” lớn lao, lần đầu tiên xuất hiện trong lịch sử Việt Nam, do Phan Bội Châu cùng với Tiểu La Nguyễn Thành, cùng các yếu nhân của Duy Tân hội ở Quảng Nam khởi xướng.
- Hướng dẫn thủ tục đăng ký tạm trú mới nhất
- Cây xanh hô hấp vào thời gian nào trong ngày
- Một nhà văn Nga đã nói: “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực, mà là nơi không có tình thương”. Em nghĩ thế nào về câu nói ấy? – Ngữ Văn 12
- Cách kích hoạt SIM MobiFone mới mua 100% thành công
- Kim loại nào không tác dụng với H2SO4 loãng
(Từ bên phải sang) Chủ trì hội thảo : Nhà Sử học Dương Trung Quốc – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam; PGS.TS. Trần Đức Cường – Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam; ông Lương Minh Sâm – Chủ tịch Hội đồng trường và TS.Trần Đức Anh Sơn – Trưởng phòng Quản lý khoa học (trường Đại học Đông Á). Ảnh: T.N
Trong bối cảnh lịch sử “đất nước suy tàn bởi hệ quả của nền giáo dục Nho giáo lạc hậu, lại bị thực dân Pháp xâm lược”, phong trào Đông Du mang khát vọng học tập sự tiến bộ của Nhật Bản, nhằm xây dựng một lực lượng tiến bộ quay trở về chấn hưng đất nước. Chính vì vậy, phong trào Đông du phát triển liên lục với một tinh thần mạnh mẽ. Đến năm 1908, số lượng du học sinh Việt Nam học tập tại Nhật Bản thông qua phong trào Đông du lên tới 200 người, với nội dung học tập phong phú, khoa học và thực tiễn.
Gần 120 năm trôi qua, phong trào Đông Du vẫn còn nguyên giá trị. Đó là tinh thần “vượt biển cầu học”, học tập sự tiến bộ của các nước trên thế giới cho sự nghiệp chấn hưng quốc gia, vẫn diễn ra rất mạnh mẽ. Nhìn lại phong trào Đông du chúng ta vô cùng tự hào về tinh thần hiếu học, lòng nhiệt thành yêu nước thể hiện qua phong trào này”, TS.Nguyễn Thị Anh Đào – Hiệu trưởng trường Đại học Đông Á nhấn mạnh.
Trong khuôn khổ các hoạt động hướng đến kỷ niệm 50 năm thiết lập qua hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản, ngày 3/3/2023 tại Đà Nẵng đã diễn ra hội thảo “Phong trào Đông du đầu thế kỷ XX – Những giá trị từ quá khứ đến hiện tại”, do Trường Đại học Đông Á tổ chức. Hội thảo nhận được 20 tham luận của 30 tác giả, là những nhà khoa học, nhà nghiên cứu, giảng viên các trường đại học… ở khắp ba miền Bắc – Trung – Nam.
Hội đồng khoa học hội thảo nhìn nhận “Đây là những tham luận có giá trị học thuật cao về phong trào Đông du ở Việt Nam đầu thế kỷ XX”. Trong đó, nhiều tham luận đã bổ sung các nguồn sử liệu, tư liệu hay quan điểm nhìn nhận mới về phong trào, các nhân vật của phong trào Đông Du. 20 tham luận (được chọn báo cáo tại hội thảo), với những phát hiện, nghiên cứu mới, sẽ được tập hợp in thành sách.
Đồng chủ trì hội thảo có PGS.TS. Trần Đức Cường, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam; Nhà Sử học Dương Trung Quốc, Phó chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam. 3 chủ đề chính của hội thảo gồm “Phong trào Đông Du đầu thế kỷ XX”, với 10 tham luận ; “Ảnh hưởng của phong trào Đông Du đối với phong trào yêu nước và xu thế cải cách, duy tân ở Việt Nam đầu thế kỷ XX” với 6 tham luận, và “Nhịp cầu Đông du” bắt qua hai thế kỷ, có 4 tham luận.
TS.Nguyễn Thị Anh Đào – Hiệu trưởng trường Đại học Đông Á
Từ “cầu viện” sang “ cầu học”
Hội thảo diễn ra tại thành phố Đà Nẵng, cũng là nơi, vào năm 1858, thực dân Pháp đã nổ súng tiến đánh (từ vịnh Đà Nẵng vào cửa Hàn), khởi đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Người Đà Nẵng có câu ca dao ghi nhớ tình cảnh “mất nước” này: Từ ngày Tây lại cửa Hàn – Đào sâu Câu Nhí, bòn vàng Bồng Miêu. Gần 30 năm sau, do không tập hợp được sức mạnh của toàn dân, cũng như không chịu củng cố và tăng cường lực lượng quân sự (vũ khí thô sơ bất lực trước súng đạn tiên tiến hơn của kẻ xâm lược), triều đình Huế (liên tiếp thất bại trong bảo vệ chủ quyền), buộc phải ký với Pháp Hòa ước Giáp Thân 1884 (Hòa ước Patenôtre). Từ đây, Việt Nam chịu sự cai trị và bảo hộ của thực dân Pháp. Nhà nước phong kiến Việt Nam với tư cách đại diện cho một quốc gia độc lập hoàn toàn sụp đổ.
Sử chép: Sau khi ký Hiệp ước này, triều đình Huế buộc phải đem ấn bạc (tuy lệ thuộc triều đình nhà Thanh, nhưng cũng là biểu trưng uy quyền Vua nước Nam), đến Sứ quán Pháp ở Huế, phá đi, đúc thành một khối bạc trước mặt đại diện của Pháp. Sau đó, ấn vàng nặng 5,9kg của vua Gia Long (đúc từ khi khai lập nhà Nguyễn năm 1802), cũng bị nấu chảy ra trước sự chứng kiến của các quan chức cao cấp thực dân.
Hòa ước Patenôtre đã xóa hoàn toàn những biểu hiện quyền lực còn lại của chế độ phong kiến Việt Nam, một vương triều độc lập. Việt Nam chính thức trở thành một thuộc địa của tư bản Pháp (cho đến Cách mạng tháng Tám năm 1945, chúng ta mới có Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đầu tiên của một quốc gia độc lập).
PGS.TS. Trần Đức Cường, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam nhấn mạnh: Nước mất, nền độc lập đã không còn, nhân dân Việt Nam với truyền thống yêu nước từ ngàn năm để lại đã nhất quyết cầm vũ khí chống giặc ngoại xâm. Các phong trào yêu nước, chống Pháp nổi lên ở khắp nơi trên đất nước. Nhưng, các hành động vũ trang của nhân dân Việt Nam đã bị thực dân Pháp đàn áp dã man rồi chấm dứt sau thất bại của phong trào Cần Vương, đánh dấu bằng sự tan rã của cuộc khởi nghĩa Hương Khê do Phan Đình Phùng lãnh đạo.
Thất bại của phong trào Cần Vương cũng đánh dấu sự kết thúc của con đường chống xâm lược theo hệ tư tưởng phong kiến một thời phát triển ở Việt Nam. Trong tình hình ấy, các trí thức và những người yêu nước Việt Nam phải tìm con đường cứu nước, theo một khuynh hướng mới, khuynh hướng dân chủ tư sản (dù còn rất sơ phác). Sự chuyển biến trong phong trào yêu nước chống xâm lược ở Việt Nam được ghi dấu bằng cuộc gặp gỡ giữa Phan Bội Châu – một trong các nhà yêu nước tiêu biểu ở Việt Nam đầu thế kỷ XX với Tiểu la Nguyên Thành (Nguyễn Hàm) vào năm Quý Mão 1903.
Xem thêm : Số điện thoại Trung Quốc ảo nhận SMS miễn phí 2024
Hai ông nhất trí xây dựng một tổ chức yêu nước (với sự tham gia của một loạt các nhà yêu nước lúc ấy gồm Phan Bội Châu, Nguyễn Thành, Trình Hiền, Lê Võ, Đặng Tử Kính, Đặng Thái Thân, Thái Phiên…). Trong 3 chủ trương lớn của Hội (trọng yếu),thì chủ trương (kế sách hành động) thứ ba là “Định một phương châm ra ngoài cầu viện” (Phan Bội Châu, toàn tập, tập 6, tr.74). Đối tượng cầu viện lúc ấy, được các nhà yêu nước nhắm đến là nước Nhật Bản đang rất phát triển. Rõ ràng, phong trào Đông Du đã “Cổ vũ mạnh mẽ phong trào ái quốc trong nước, tạo cơ sở cho tinh thần quốc tế, tình hữu nghị, ngoại giao nhân dân giữa các dân tộc. Tạo ra nguồn nhân lực cốt cán ưu tú phục vụ cho sự nghiệp cứu nước giải phóng dân tộc sau này, còn gọi là hậu Đông du (TS. Ngô Minh Hiệp và TS. Tống Thị Tân).
Tháng 1 năm 1905, Phan Bội Châu dẫn đầu một đoàn các sĩ phu yêu nước Việt Nam sang Nhật Bản theo lời giới thiệu của Lương Khải Siêu – một nhà yêu nước chống chế độ phong kiến Trung Quốc đang lưu vong ở Nhật Bản. Đoàn sĩ phu của Phan Bội Châu đã đến gặp một số trí thức, nhà hoạt động chính trị nổi tiếng ở Nhật Bản.
PGS.TS Đinh Quang Hải (Tổng biên tập Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, Nguyên Viện trưởng Viện Sử học, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam). Ảnh: T.Ngọc.
Dù không nhận được lời hứa giúp đỡ vật chất cho cuộc đấu tranh giành độc lập nhưng các nhà yêu nước Việt Nam nhận được lời hứa và các việc làm cụ thể đưa thanh niên Việt Nam sang học tập tại Nhật Bản để có sự hiểu biết hơn về nhiều mặt nhằm phát triển lực lượng yêu nước. Với sự chuyển biến từ mục tiêu “cầu viện” sang “cầu học”, hàng trăm thanh niên Việt Nam yêu nước ở cả ba miền Bắc – Trung – Nam được gửi sang Nhật Bản nhằm chuẩn bị cho việc đẩy mạnh phong trào yêu nước ở Việt Nam mà mục tiêu chủ yếu là chống quân xâm lược Pháp, giành độc lập cho đất nước.
Và lực lượng thanh niên (lúc ấy) sang Nhật, học những gì ?. Qua nhiều nghiên cứu của mình, TS. Trần Thanh Thủy (Trường Chính trị Lê Duẩn – Quảng Trị) cho biết: “chương trình học tập được thiết kế buổi sáng học văn hóa, buổi chiều học quân sự với mục đích đào tạo ra những con người yêu nước, những chiến sĩ cách mạng có trình độ văn hóa và quân sự cần thiết để chuẩn bị cho cuộc bạo động chống thực dân Pháp, giành độc lập và xây dựng đất nước sau này. Những học sinh còn nhỏ tuổi thì theo học ở cấp học thấp hơn, ngoài ra học sinh Việt Nam còn được học tiếng Anh, tiếng Nhật. “Việc học tập của du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản ngày một ổn định và phát triển thuận lợi. Đó là thành công lớn của Duy Tân hội, góp phần vào việc đào tạo một đội ngũ cách mạng mới, vừa có trình độ văn hóa, vừa có lòng nhiệt thành cách mạng”.
Bàn thêm từ “cầu viện” sang “ cầu học”, hai tác giả TS. Ngô Minh Hiệp (trường Đại học Duy Tân), và TS. Tống Thị Tân (Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh) phân tích thêm: Phan Bội Châu và các đồng chí của mình đã có sự chuyển biến từ “cầu viện” sang “cầu học”, đào tạo đội ngũ cán bộ làm cách mạng. Bởi tấm gương sáng để noi, theo ông thì: “Tục ngữ có câu: Ở đời không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền. Ta muốn văn minh, thì văn minh tất đến. Nước Nhật Bản duy tân 40 năm, mà văn minh đã tiến đến cực điểm” (trích Phan Bội Châu toàn tập, Tập 2, (Huế: Thuận Hóa, 1990), 329, 334) ; “Chân thành nhận thấy một nước ngăn dị chủng, không nước nào bằng Nhật Bản; nâng cao quốc thể không nước nào bằng Nhật Bản, coi trọng nhân quyền không nước nào bằng Nhật Bản, tôi muốn cùng con người thế kỷ XX luận bàn công lý và văn minh, không đến nơi đây thì còn đến nơi nào nữa” (trích Phan Bội Châu toàn tập, Tập 2, Sđd, 274).
Các hành động yêu nước này, trong lịch sử gọi là phong trào Đông Du kéo dài từ năm 1905 đến năm 1909. Phong trào đã góp phần thức tỉnh lòng yêu nước trong một bộ phận nhân dân về con đường và sự hăng hái tham gia cứu nước đầu thế kỷ XX. Dù thất bại do sự cấu kết của Chính phủ Pháp với Chính phủ Nhật lúc ấy nhằm trục xuất lưu học sinh và các nhà yêu nước Việt Nam ở Nhật Bản về nước, nhưng cũng đã để lại nhiều bài học quý giá, mà bài học quý nhất là muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, phải dựa vào sức mạnh nội lực (tạo nên những môi trường, điều kiện, và động lực thực hiện từ các nguyên nhân bên trong), và quan trọng, là phải “tập hợp được lực lượng của toàn thể dân tộc”, cùng chống giặc ngoại xâm”, PGS.TS. Trần Đức Cường nhấn mạnh về những giá trị từ quá khứ đến hiện tại của phong trào Đông Du đầu thế kỷ XX và ý nghĩa khoa học sâu sắc, không chỉ trên phương diện lý luận mà cả trên phương diện thực tiễn của hội thảo lần này.
Xu hướng canh tân cuối thế kỷ XIX và phong trào Đông Du, chịu tác động từ “nguyên nhân bên trong”
Theo PGS.TS Đinh Quang Hải (Tổng biên tập Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, Nguyên Viện trưởng Viện Sử học, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam); Thạc sỹ Trương Thị Hải (Viện Sử học), vào nửa cuối thế kỷ XIX, cùng với các dân tộc khác ở Đông Á và Đông Nam Á, Việt Nam phải đương đầu với cuộc xâm lăng của chủ nghĩa thực dân phương Tây, trong khi đó, nội bộ triều đình Huế có sự phân hóa thành phái chủ chiến và phái chủ hòa. Nhưng bên cạnh hai xu thế đó, trong xã hội Việt Nam còn xuất hiện một “dòng tư tưởng” khác tiến bộ hơn, đó là xu hướng canh tân đất nước mà đại diện tiêu biểu là Phạm Phú Thứ, Đặng Huy Trứ, Nguyễn Trường Tộ, Bùi Viện, Nguyễn Lộ Trạch,… Họ là những Nho sĩ, quan lại có tư tưởng tiến bộ, chủ trương cải cách trên tất cả các mặt của đời sống xã hội đương thời từ kinh tế, văn hóa, chính trị, đến giáo dục, ngoại giao,…
Ảnh TN
Các điều trần, kiến nghị của các ông đã không được triều đình Huế áp dụng vào thực tế, song tư tưởng đó không chỉ có giá trị thực tiễn sâu sắc, mà còn có ảnh hưởng rất lớn đối với tư tưởng của Nho sĩ, quan lại tiến bộ và hoạt động yêu nước đầu thế kỷ XX. Có thể xem xu hướng canh tân đất nước cuối thế kỷ XIX như là “nguyên nhân bên trong” và là một trong những tiền đề quan trọng góp phần hình thành và thúc đẩy sự phát triển của phong trào yêu nước ở Việt Nam đầu thế kỷ XX.
Điển hình về giáo dục, Nhà Canh tân Nguyễn Trường Tộ không ngại chỉ ra những khuyết tật căn bản của nền Nho học. Ông viết: “Ngày nay chúng ta, lúc nhỏ thì học văn, từ, thơ, phú, lớn lên ra làm thì lại luật, lịch, binh, hình…, Lúc nhỏ nào học thiên văn, địa lý, chính sự, phong tục tận bên Tàu (mà nay họ đã sửa đổi khác hết rồi) lớn lên lại dùng đến địa lý, thiên văn, chính sự, phong tục của nước Nam”. Rõ là cái học “Xưa nay các nước trên thế giới chưa từng có nước nào có học thuật như vậy”, “thật là quái gở không thể nào hiểu nổi”. Nguyễn Trường Tộ đề nghị phải thay lối học khoa cử đơn thuần về chính trị, đạo đức, xa rời thực tiễn bằng lối học thực dụng, chú ý đến khoa học – kỹ thuật theo mô hình giáo dục của các nước phương Tây.
(Thế nhưng, khi bàn về) những tiền đề hình thành nên phong trào Đông du ở Việt Nam đầu thế kỷ XX, các nhà nghiên cứu thường nhấn mạnh và đề cao ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản ngoại quốc, biểu hiện trên hai phương diện: các phong trào duy tân ở Trung Quốc, Minh Trị đã xóa bỏ hoàn toàn chính sách “tỏa quốc” thi hành chính sách “mở cửa”, duy tân đất nước, mở đường hiện đại hóa Nhật Bản và nhất là chiến thắng của Nhật Bản đối với nước Nga Sa hoàng trong cuộc chiến tranh Nga – Nhật năm 1904 – 1905; (cũng như), sự du nhập các làn sóng tân thư, tân văn từ nước ngoài, ít chú trọng đến tác động từ tư tưởng canh tân đất nước của các trí thức, quan lại yêu nước tiến bộ tiền bối trước cụ Phan Bội Châu.
Trên thực tế, ngay từ khi “tân học chưa vào, đường biển chưa mở”, các đại biểu tiêu biểu của dòng canh tân nửa cuối thế kỷ XIX ở Việt Nam đã đề xuất lên triều đình hàng loạt văn bản, điều trần, kiến nghị vô cùng tâm huyết, đặt ra những yêu cầu bức thiết về việc đổi mới đất nước, nâng cao dân trí, đặt quan hệ bang giao với các cường quốc trên thế giới. Mặc dù tư tưởng canh tân cuối thế kỷ XIX về cơ bản không được vua quan triều đình Huế áp dụng vào thực tế, song tư tưởng canh tân đất nước và tấm lòng nhiệt huyết của các nhà cải cách vẫn rất lớn lao và có giá trị, ý nghĩa thực tiễn sâu sắc. Các diễn biến chính trị – tư tưởng mà chúng tôi đã nghiên cứu (Nguyễn Thượng Hiền lưu giữ Thiên hạ đại thế luận của Nguyễn Lộ Trạch và phổ biến cho Phan Bội Châu, lời Tự phán của Phan Bội Châu; bài báo của Huỳnh Thúc Kháng trên báo Tiếng dân năm 1931,…) đã khẳng định sức ảnh hưởng của dòng canh tân cuối thế kỷ XIX đến tư tưởng, hoạt động yêu nước của trí thức, sĩ phu nước nhà đầu thế kỷ XX. Vì lẽ đó, nên chăng cần xem xu hướng canh tân cuối thế kỷ XIX như là một “nguyên nhân bên trong” và là một trong những tiền đề quan trọng làm nền móng góp phần hình thành và thúc đẩy sự phát triển của phong trào Đông Du ở Việt Nam đầu thế kỷ XX.
Xem thêm : Tài sản ngắn hạn khác gồm những gì?
Hội thảo tiếp tục làm rõ những giá trị lịch sử và thực tiễn của phong trào Đông Du đối với tiến trình lịch sử của dân tộc; khơi dậy tinh thần đối với thế hệ trẻ Việt Nam nói chung và với sinh viên Trường Đại học Đông Á
“Các Cụ nhà ta” từ xưa đã sớm có tầm nhìn xa, trông rộng
PGS.TS.Nguyễn Văn Đăng (Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế), nhấn mạnh rằng: Phong trào Đông Du thể hiện tư duy đột phá mạnh mẽ hướng tới những nước tiên tiến của thời đại của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam nhằm vận động quần chúng đứng lên giải phóng dân tộc. Đây là bước phát triển mới về tư duy cứu nước và là một ưu điểm đáng quý của những yếu nhân Duy Tân hội. 200 du học sinh đến Nhật là những du học sinh Việt Nam đầu tiên trong lịch sử Việt Nam.
Ngược dòng lịch sử nước nhà, chúng ta mới thấy rằng “các cụ nhà ta” xưa có tầm nhìn xa, trông rộng từ rất sớm. Lúc bấy giờ, ảnh hưởng của Nho giáo gần như choán hết mọi không gian học thuật và chi phối gần như toàn bộ đời sống người Việt thì vẫn có những con người có tư duy đột phá và hướng ngoại với tâm thế và khát vọng mong muốn thay đổi non sông và giống nòi Việt Nam. Đó chính là giá trị của một tinh thần yêu nước lớn lao và một tư duy phóng khoáng, cởi mở của những người khởi xướng duy tân.
Phong trào Đông Du dựa trên chủ trương của tổ chức Duy Tân hội, với cái tên “Duy Tân”, các chí sĩ yêu nước lúc bấy giờ muốn nhằm vào một hướng mới, đó là đổi mới, tự cường và đấu tranh cho một nước Việt Nam độc lập. Và mục đích của hội vẫn là dùng bạo động đánh đuổi giặc Pháp. Phong trào Đông Du ra đời nhằm tập trung, kêu gọi những kẻ sĩ Nho học và tầng lớp thanh niên trí thức ra nước ngoài cầu viện và học tập, chuẩn bị lực lượng, học hỏi kinh nghiệm để về cứu nước. Như thế, vào đầu thế kỉ XX, Nước ta lại nổ ra phong trào mới có tên gọi là phong trào Đông Du, bắt nguồn Duy Tân hội, do Phan Bội Châu đề xướng và lãnh đạo.
Sau thất bại của phong trào Cần Vương, tầng lớp sĩ phu, trí thức Nho học – khả dĩ lãnh đạo phong trào yêu nước chống Pháp ở Việt Nam đã có sự phân hóa. Một số vẫn phân vân do dự về ngọn cờ chống Pháp theo ý thức hệ phong kiến, một số lớn không còn “trung quân ái quốc” nữa mà là “trung dân ái quốc”. Họ không giúp vua nữa thì nhờ cậy vua, suy tôn Cường Để làm ngọn cờ để tập hợp lực lượng.
Phần lớn các chí sĩ trong giai cấp phong kiến bấy giờ đã muốn nhằm vào một hướng mới là duy tân đất nước và dùng bạo động để đánh đuổi giặc Pháp. Có khác là lần này không nổ ra cuộc khởi nghĩa ở một địa bàn nào đó do một văn thân nào đứng đầu, mà là vận động ở trong nước và phái người đi ra học ở nước ngoài để thực hiện kế hoạch. Ở đây, canh tân và cách mạng là hai việc lồng vào nhau, điều đó khác hẳn với các nhà canh tân thế kỷ XIX, cũng như khác hoàn toàn với phong trào Cần Vương trước đó.
Phong trào mang dáng dấp của một cuộc vận động cải cách văn hóa, giáo dục đầu tiên ở Việt Nam vào đầu thế kỷ XX, tạo tiền đề quan trọng cho sự nghiệp “Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”, tiến đến đấu tranh giải phóng dân tộc, góp phần vào thức tỉnh dân tộc “đi từ thức tỉnh cải cách đến thức tỉnh cách mạng”./.
Cách đây gần 6 năm, ngày 16/12/2017, UBND thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 150 năm ngày sinh Chí sỹ Phan Bội Châu và đón Bằng di tích quốc gia đặc biệt Khu lưu niệm Phan Bội Châu. Trong phát biểu của mình, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ (lúc ấy), đã dẫn lại nhận định của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi nói về Chí sỹ yêu nước Phan Bội Châu “Phan Bội Châu – bậc anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập dân tộc được 20 triệu con người trong vòng nô lệ tôn sùng”.
Chí sỹ Phan Bội Châu là nhà yêu nước nhiệt thành, nhà văn hóa và tư tưởng lớn, để lại những dấu ấn sâu đậm trong lịch sử Việt Nam, trong hành trình văn hóa dân tộc và trong tiến trình đấu tranh vì sự phục hưng dân tộc. Những đóng góp quan trọng của Cụ Phan Bội Châu cho cách mạng, cho văn hóa luôn luôn được hậu thế trân trọng, ghi ơn. Có hai khu lưu niệm về Phan Bội Châu ở Nghệ An và Thành phố Huế được xây dựng, bảo tồn, tiếp tục bổ sung tài liệu, hiện vật. Mối quan hệ tốt đẹp của Phan Bội Châu để lại ở Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan trong những bước đường cứu nước, cứu dân tiếp tục được mỗi quốc gia tìm hiểu, giữ gìn, chắp nối”.
Cụ Phan Bội Châu và các chí sỹ cùng thời – cùng chí hướng, “với tinh thần đông du không chỉ là một phong trào xuất dương cầu viện, cầu học đơn thuần, mà là một phong trào chính trị, cách mạng, có tiếng vang lớn, đe dọa nền cai trị của Pháp ở Việt Nam. Mặc dù chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian ngắn, nhưng được coi là một trong những phong trào yêu nước mạnh mẽ nhất của nhân dân Việt Nam đầu thế kỷ XX. Phong trào thể hiện nhiệt tình yêu nước của nhân dân cả nước đồng thời thức tĩnh, cổ vũ tinh thần yêu nước trong các tầng lớp nhân dân. Phong trào Đông du tuy thất bại nhưng đã thổi bùng ngọn lửa canh tân vào các phong trào yêu nước chống thực dân Pháp đầu thế kỷ XX, làm thay đổi cách nhìn nhận về tình hình trong nước và thế giới”, PGS.TS.Nguyễn Văn Đăng, khẳng định.
10 năm trước đây, vào dịp Xuân Quý Tỵ – 2013, GS.TS Trần Văn Thọ trong một bài viết (về phong trào Đông Du), đã nêu câu hỏi: Vào đầu thế kỷ XX, nhà yêu nước Phan Bội Châu khởi xướng Phong trào Đông Du, đưa thanh niên Việt Nam sang Nhật học tập, để mong về đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập và xây dựng đất nước. Rất tiếc cuộc vận động nầy đã không thành công. Khoảng 75 năm sau, một phong trào Đông Du khác, do Thủ tướng Mahathir của Malaysia khởi xướng, mục đích học tập Nhật Bản để phát triển kinh tế. Và họ đã thành công. Trong thời hiện đại nầy, tại sao Việt Nam đã không làm một phong trào Đông Du mới như Malaysia ?”.
Đúng là gần 120 năm trôi qua, phong trào Đông Du và tinh thần “cầu học” do Cụ Phan Sào Nam khởi xướng vẫn còn nguyên giá trị, “nóng hổi” tính thời sự./.
Trần Ngọc
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp