Ngày 8 tháng 4 năm Giáp Thìn (1904), sau khi từ Nam Kỳ về, Phan Bội Châu cùng Cường Để và hơn 20 đồng chí khác họp tại nhà riêng của Nguyễn Hàm (còn có tên là Nguyễn Thành, Nguyễn Tiểu La) tại Nam Thịnh sơn trang (Thăng Bình, Quảng Nam) lập ra một tổ chức bí mật có tên là Duy Tân hội.
Kỳ Ngoại hầu Cường Để (cháu 5 đời của Nguyễn Phúc Cảnh) được mời làm Hội chủ để thu phục nhân tâm[2], tập hợp sĩ phu yêu nước, tranh thủ sự đồng tình và giúp đỡ của nhiều người trong nước. Còn Phan Bội Châu, Nguyễn Thành, Trình Hiền, Lê Võ, Đặng Tử Kính, Đặng Thái Thân…đều là những hội viên trọng yếu, đảm nhận mọi hoạt động của hội.
Bạn đang xem: Duy Tân hội
Xem thêm : Điều lệ Hội liên hiệp thanh niên Việt Nam
Sự kiện lịch sử quan trọng này đã được Phan Bội Châu ghi lại trong Tự Phán như sau:
Đến ngày kỳ ước chính là thượng tuần tháng 4, tôi vào nhà Tiểu La (Nguyễn Hàm), có cả ông Kỳ Ngoại Hầu tới. Giữa hội chỉ là người trọng yếu hơn hai chục người…Bắt đầu khai hội từ buổi sáng qua chính trưa tan hội. Tên hội chỉ người trong hội biết, không lập sổ sách, không biên chép họ tên, chương trình kế hoạch chỉ miệng trao lòng nhớ mà thôi. Đặt Kỳ Ngoại Hầu làm Hội chủ, hễ lúc xưng hô chỉ gọi bằng ông chủ, cấm không được hở chữ “hội” ra…Những tiếng xưng hô nhau, chỉ gọi bằng anh em, tuyệt không đặt ra danh mục gì…[3]
Xem thêm : Những điều cần biết khi cho trẻ uống mật ong vào sáng sớm
Theo nhà sử học Phạm Văn Sơn, thì phạm vi công tác được phân định như sau: Từ Nam Ngãi (Quảng Nam và Quảng Ngãi) trở vào Nam, do Nguyễn Hàm phụ trách; từ Quảng Bình, Quảng Trị trở ra Bắc thì do Phan Bội Châu đảm nhiệm[4].
Điều này cho thấy hai ông là hai yếu nhân bậc nhất của Duy Tân hội. Và qua quá trình hoạt động của hội, cũng đã cho thấy hai ông quả là nhà thiết kế, là người thực hiện các công tác quan trọng của hội.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp