Luật sư Cao Thế Luận, Đoàn Luật sư tỉnh Bạc Liêu, trả lời: Khi lực lượng CSGT cả nước ra quân xử phạt hành vi vi phạm nồng độ cồn đã có số trường hợp không chấp hành, chống người thi hành công vụ.
- Chủ thể của hợp đồng dân sự là gì? Đối tượng và bản chất của hợp đồng dân sự
- Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi là?
- 5 gia tộc giàu nhất thế giới năm 2022: Số 1 tài sản nhiều hơn cả nghìn tỷ USD so với Elon Musk, Hoàng gia Qatar chỉ xếp thứ 3
- Mèo vào nhà mang lại điềm báo gì? Cách hóa giải bạn nên biết
- Cháo gà cho bé ăn dặm nấu với rau gì? 15+ cách nấu cháo gà đơn giản
Tùy theo tính chất vụ việc mà người vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Bạn đang xem: Không chấp hành yêu cầu đo nồng độ cồn của CSGT có bị phạt tù?
Cụ thể, về hành chính, người vi phạm sẽ bị phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 144/2022. Theo đó, phạt tiền từ 1 – 4 triệu đồng đối với hành vi môi giới, giúp sức cho cá nhân, tổ chức vi phạm trốn tránh việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ.
Xem thêm : Đừng tin mù quáng vòng đeo cổ ‘điều hòa huyết áp’
Phạt tiền từ 4 – 6 triệu đồng đối với một trong những hành vi cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát hoặc nhiệm vụ khác của người thi hành công vụ theo quy định của pháp luật; có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ; tổ chức, xúi giục, giúp sức, lôi kéo hoặc kích động người khác không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ.
Phạt tiền từ 6 – 8 triệu đồng đối với một trong những hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực chống người thi hành công vụ; gây thiệt hại về tài sản, phương tiện của cơ quan nhà nước, của người thi hành công vụ.
Về hình sự, người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm về Tội chống người thi hành công vụ tại điều 330 Bộ Luật Hình sự 2015.
Xem thêm : Người sinh năm 2002 mệnh gì? Hợp với mệnh nào, tính cách ra sao?
Theo đó, người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm: Có tổ chức; phạm tội 2 lần trở lên; xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội; gây thiệt hại về tài sản 50 triệu đồng trở lên; tái phạm nguy hiểm.
Theo quy định trên, nếu bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội chống người thi hành công vụ, người phạm tội có thể bị phạt tù đến 7 năm.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp