Trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, và cả tại các địa phương, tình trạng xe quá tải lưu thông trên đường là không khó để bắt gặp, khiến người dân bức xúc. Trong các lĩnh vực về giao thông, pháp luật ngày càng quy định rõ ràng, chặt chẽ và nghiêm ngặt về xử lý các hành vi vi phạm. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn làm rõ các quy định về mức phạt xe quá tải từ 10 đến 30.
- Quy trình nộp phạt vi phạm giao thông vào thứ 7 ở kho bạc nhà nước
- Năm 2020, nộp phạt vi phạm giao thông ở đâu, ngoài Kho bạc?
- Lỗi không gương xe máy phạt bao nhiêu, có giam xe không?
Trọng tải là gì?
Trọng tải được hiểu là khả năng chịu nặng tối đa của phương tiện về mặt kỹ thuật do nhà sản xuất công bố trong tài liệu về thông số kỹ thuật của phương tiện.
Bạn đang xem: Mức phạt xe quá tải từ 10 đến 30 như thế nào? Cách tính % xe quá tải
- Hệ lụy của việc chở hàng quá tải: Khiến cho xe nhanh hao mòn, xuống cấp; mất an toàn khi tham gia giao thông; làm hư hỏng các tuyến đường.
- Đối tượng bị áp dụng mức phạt quá tải : Không giống như các lỗi khác của Nghị định 100/2019/NĐ-CP, ai sai người có chịu phạt, thì đối với lỗi quá tải, đối tượng chịu phạt bao gồm cả người lái xe và chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô vận chuyển hàng hóa.
Cách tính % xe quá tải
Người có thẩm quyền căn cứ trên Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe, xem xét và ra quyết định xử phạt.
Những trường hợp vi phạm xe quá tải sẽ được các tổ chức, cá nhân có thẩm quyền tính toán mức vượt và phần trăm để xác định mức xử phạt.
Công thức tính khối lượng hàng hóa quá tải như sau:
- Khối lượng quá tải = khối lượng thời điểm kiểm tra thực tế – Khối lượng xe – Trọng tải hàng hóa được phép chở;
- % quá tải = Khối lượng quá tải : Khối lượng xe *100%.
Mức phạt xe quá tải từ 10 đến 30 mới nhất
Mức phạt xe quá tải từ 10% đến 30% theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP áp dụng như sau:
- Đối với người lái xe: phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng;
- Đối với chủ xe là cá nhân phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng. Nếu chủ xe là tổ chức, mức phạt tăng gấp đôi lên thành từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.
Xem thêm : Tối nên ăn trái cây gì để giảm cân? Tổng các loại trái cây giảm cân
Ngoài mức phạt tiền, lái xe còn có thể bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01-05 tháng; buộc phải hạ phần quá tải theo hướng dẫn của lực lượng chứng năng tại nơi phát hiện vi phạm;
Nếu chủ xe đồng thời là người trực tiếp điều khiển phương tiện thì bị xử phạt theo mức phạt đối với chủ xe
Xe chở quá tải dưới 10% thì không bị xử phạt
Thẩm quyền phạt
Theo quy định tại Mục 1 Nghị định 100/2019/NĐ-CP về thẩm quyền xử phạt như sau:
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền phạt tiền đến 4.000.000 đồng;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền phạt tiền đến 20.000.000 đồng;
- Cảnh sát giao thông trong chức năng, nhiệm vụ được giao;
- Thanh tra giao thông vận tải, người được giao thực hiện nghiệm vụ thanh tra chuyên ngành đường bộ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao.
Thủ tục xử phạt vi phạm
Xử phạt vi phạm về quá tải thuộc hình thức xử phạt có lập biên bản nên quy trình thủ tục xử phạt như sau:
- Khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính người có thẩm quyền đang thi hành nhiệm vụ buộc đối tượng chấm dứt hành vi vi phạm.
- Người có thẩm quyền tiến hành xác minh tình tiết vụ việc vi phạm. Xác minh tình tiết mức độ vi phạm của đối tượng: Kiểm tra Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, tiến hành kiểm tra trọng tải của xe, xác định phần quá tải.
- Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính. Mẫu biên bản đã được quy định và gửi 01 bản cho đối tượng vi phạm. Nếu thẩm quyền xử phạt xử phạt không thuộc hoặc vượt quá thẩm quyền của người lập biên bản thì phải gửi biên bản lên cơ quan có thẩm quyền xử phạt. Đồng thời buộc đối tượng phải hạ phần quá tải đi.
- Người có thẩm quyền có trách nhiệm giải trình bằng văn bản hoặc giải trình trực tiếp cho những thắc mắc của đối tượng vi phạm.
Thời gian chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày đối tượng nhận được quyết định xử phạt vi phạm; trường hợp trong quyết định xử phạt vi phạm có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì áp dụng theo thời hạn quy định đó;
Xem thêm : NAM 2003 LẤY VỢ TUỔI GÌ THÌ ĂN NÊN LÀM RA?
Xem thêm: Thủ tục thành lập hộ kinh doanh cá thể mới nhất hiện nay
Xử phạt đối với chủ phương tiện:
- Trong trường hợp chủ phương tiện không có mặt tại nơi xảy ra vi phạm, người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, ra quyết định xử phạt, người điều khiển phương tiện phải ký vào biên bản với tư cách là người làm chứng và chấp hành quyết định thay cho chủ phương tiện.
- Trong trường hợp chủ phương tiện có mặt tại nơi xảy ra vi phạm, người có thẩm quyền lập biên bản, ra quyết định xử phạt.
- Trong trường hợp chủ phương tiện đồng thời là người lái xe thì thủ tục như đối với người lái xe.
Nếu đối tượng vi phạm không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt thì người có thẩm quyền được tiến hành cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt
cơ sở pháp lý
- Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 3o tháng 12 năm 2019 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về mức phạt xe quá tải từ 10 đến 30 theo quy định mới nhất của pháp luật. Mọi thông tin tư vấn và thắc mắc, hãy liên hệ với chúng tôi để giải quyết nhanh nhất.
CÔNG TY TƯ VẤN LUẬT INSLAW
- Điện thoại: 0931060668 (Mr.Lâu)
- Email: hangluatthanhcong@gmail.com
- Website: http://inslaw.vn
Bạn đang xem bài viết “Mức phạt xe quá tải từ 10 đến 30 như thế nào? Cách tính % xe quá tải” tại chuyên mục “Kiến thức chung”
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp