Chức năng tổ chức (Organizational functions) là gì?

Trong một tổ chức muốn lớn mạnh, phát triển bền vững cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho sự mở rộng đa dạng hóa tổ chức thì không thể bỏ qua chức năng tổ chức. Vậy chức năng tổ chức là gì? vai trò của chức năng tổ chức là gì? Bạn hãy cùng Luật ACC tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.

Chức Năng Tổ Chức (organizational Functions) Là Gì

Chức năng tổ chức (Organizational functions) là gì?

1/ Chức năng tổ chức là gì?

Chức năng tổ chức trong tiếng Anh là Organizational functions. Chức năng tổ chức là việc lựa chọn những công việc và giao cho mỗi bộ phận một người chỉ huy với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm cần thiết để thực hiện mục tiêu của tổ chức đã vạch ra.

2/ Bản chất của chức năng tổ chức

Về bản chất, chức năng tổ chức thường được biểu hiện là cơ cấu tổ chức quản trị. Theo đó, cơ cấu tổ chức quản trị là tổng hợp các bộ phận khác nhau, được chuyên môn hóa và có những trách nhiệm, quyền hạn nhất định, được bố trí theo những cấp nhằm bảo đảm thực hiện các chức năng quản trị và phục vụ mục tiêu chung đã xác định. Mục tiêu chính của chức năng tổ chức là nhằm thiết lập ra một hệ thống các vị trí cho mỗi cá nhân và bộ phận sao cho các cá nhân và bộ phận có thể phối hợp với nhau một cách tốt nhất để thực hiện mục tiêu của tổ chức.

3/ Vai trò của chức năng tổ chức

Chức năng tổ chức có vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát triển bền vững tổ chức. Cụ thể là:

– Xây dựng và hoàn thiện bộ máy quản lý cùng với cơ chế vận hành, phối hợp giữa các bộ phận: Từ đó, có thể nâng cao hiệu quả hoạt động, giảm tối đa sự lãng phí trong việc vận hành hoạt động của bộ máy tổ chức.

– Nhằm phát huy cao nhất các tiềm năng và khả năng của từng thành viên: Việc phân công chính xác con người và công việc sẽ phát huy được cao nhất tiềm năng của mỗi người.

– Phối hợp các sức mạnh riêng lẻ thành một hợp lực: Tổ chức tạo ra sự thống nhất, sự hợp tác (bộ phận, cá nhân với nhau, giữa các nguồn lực, các mục tiêu) tạo nên tính trội của hệ thống. Nhờ có công tác tổ chức mà các hoạt động của các bộ phận khác nhau không bị chồng chéo lên nhau, và xác định được mối liên hệ và kết hợp giữa các bộ phận đó trong quá trình thực hiện mục tiêu. Thông qua chức năng tổ chức, chủ thể quản lý sẽ liên kết hoạt động của các cá nhân, bộ phận và các hoạt động thành một thể thống nhất nhằm thực hiện mục tiêu chung của tổ chức hiệu quả hơn.

– Đảm bảo tính hiệu lực và hiệu quả của hoạt động quản lý: Thông qua quá trình phân công công việc và xác định mối quan hệ trong công việc giữa các bộ phận (Cơ chế) sẽ làm cho hiệu lực của các quyết định quản lý được nâng cao.

Như vậy, thiếu một cơ cấu tổ chức hợp lý sẽ gây ra nhiều vấn đề khó khăn phức tạp cho công tác quản trị. Công tác tổ chức hiệu quả giúp cho việc khuyến khích sử dụng con người với tính chất là con người phát triển toàn diện. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho sự mở rộng đa dạng hóa tổ chức và nâng cao tính độc lập sáng tạo của nhà quản trị.

Tóm lại, chức năng tổ chức là cốt lõi của quy trình quản trị.

4/ Nguyên tắc cơ bản của tổ chức quản trị

Nguyên tắc cơ bản của tổ chức quản trị bao gồm những nguyên tắc cơ bản sau:

– Nguyên tắc thống nhất chỉ huy: Mỗi người thừa hành chỉ có một người cấp trên và chỉ báo cáo, nhận lệnh của người đó mà thôi.

– Nguyên tắc gắn liền với mục tiêu: Bộ máy tổ chức chỉ được xây dựng khi chúng ta có mục tiêu, nhiệm vụ cho tổ chức đó.

– Nguyên tắc hiệu quả: Bộ máy của tổ chức phải có kết quả hoạt động cao nhất với chi phí thấp nhất.

– Nguyên tắc cân đối: Các bộ phận xây dựng phải cân đối giữa quyền hành và trách nhiệm; đồng thời phải cân đối khối lượng công việc giữa các bộ phận.

– Nguyên tắc linh hoạt: Tổ chức phải thích nghi, đáp ứng được với những biến động của môi trường bên ngoài.

Như vậy, chức năng tổ chức đóng vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng, tổ chức quản trị. Để quản trị tốt thì phải nâng cao vai trò của chức năng tổ chức, tạo cơ chế vận hành bền vững, phối hợp nhịp nhàng giữa các nguồn lực, tạo sức mạnh lớn trong cơ cấu tổ chức.

Luật ACC trân trọng cảm ơn Quý khách hàng đã tin tưởng và đồng hành cùng chúng tôi trong suốt thời gian qua. Luật ACC luôn lắng nghe, tìm những giải pháp hiệu quả nhất để tư vấn, hỗ trợ Quý khách hàng trong các lĩnh vực pháp lý.

Luật ACC với nhiều năm kinh nghiệm cùng đội ngũ chuyên viên tận tình, hỗ trợ Quý Khách hàng cho dịch vụ pháp lý liên quan. Luật ACC mong muốn với sự hỗ trợ pháp lý của mình sẽ giúp Quý Khách giải quyết được những vướng mắc liên quan đến mọi vấn đề pháp lý.

Trên đây là các nội dung liên quan đến vấn đề Chức năng tổ chức (Organizational functions) là gì?. Trong quá trình tìm hiểu, nếu bạn có thắc mắc pháp lý liên quan hãy liên hệ trực tiếp với ACC để được giải đáp kịp thời và chi tiết nhé.