Tuyển tập 80 ca khúc Thiếu nhi

frameborder="0" allow="accelerometer; autoplay; clipboard-write; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture" allowfullscreen="">
Video nhung bai hat ve tay nguyen cua thieu nhi

nhung bai hat ve tay nguyen cua thieu nhi 1

Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Nhà Xuất bản Thanh niên vừa cho ra mắt Tuyển tập “80 ca khúc thiếu nhi” nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2021).

Trong các môn học ở nhà trường, ngoài các môn về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội thì không thể thiếu môn nghệ thuật là Âm nhạc, Hội họa và nhiều bộ môn khác. Âm nhạc đã trở thành nhu cầu cần thiết như cây xanh cần ánh sáng mặt trời, để nuôi dưỡng tâm hồn, nhân cách các em ngay từ nhỏ. Từ lời ru của mẹ đến những bước đi chập chững đầu tiên đến trường, tiếng hát tiếng đàn luôn gắn liền với sinh hoạt và học tập của các em. Âm nhạc giúp các em mở ra một thế giới thần tiên lung linh sắc màu, hấp dẫn tuyệt vời. Âm nhạc dạy cho các em tình yêu thương ông bà cha mẹ, thầy cô giáo, bạn bè và cao hơn cả là tình yêu giống nòi, xứ sở.

Để đáp ứng nhu cầu của các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các em học sinh mong muốn có nhiều bài hát mới, Hội Nhạc sĩ Việt Nam đã tổ chức Trại Sáng tác ca khúc chuyên về đề tài Thiếu nhi, do Trung tâm Hỗ trợ Sáng tác Văn học Nghệ thuật (Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) hỗ trợ.

Phần lớn các ca khúc trong tuyển tập là tác phẩm mới, cùng với một số ca khúc của các nhạc sĩ – tác giả từ các Chi hội trong cả nước đã sáng tác và kịp thời gửi bài để in trong Tuyển tập này.

80 ca khúc như 80 bông hoa đẹp, là món quà quý của các bác, các cô chú, anh chị nhạc sĩ gửi tới các em thiếu niên, nhi đồng cả nước, với tình cảm, dịu dàng âu yếm như: “Cháu và Bà” của Nguyễn Thị Minh Châu; “À… ơi! Tiếng quê hương” của Thế Long; “Hát với mùa xuân” nhạc: Trương Quốc Đính, thơ: Phan Trung Hiếu…; nhẹ nhàng khoan thai, vừa phải trong sáng, hồn nhiên như: “Ba mẹ của con” của Lê Vĩnh Phúc; “Biển hát lời mẹ Âu Cơ” của Văn Thành Nho; “Chút quà em gửi đảo xa” nhạc: Nguyễn Đăng Khoa, lời thơ: Lê Khánh – Đăng Khoa; “Con đường tuổi thơ” của Đậu Hoài Thanh; “Hỏi mẹ” nhạc: Phạm Khải, thơ: Phùng Ngọc Hùng…; tươi vui, dí dỏm, rộn ràng như: “Bài ca về mái trường” của Ngọc Thịnh; “Bài ca hạt muối” nhạc: Hoàng Hữu Doanh, ý thơ: Hồng Văn; “Bé múa hát” của Vũ Mạnh Cường; “Cùng hát cho đời vui” của Trương Duy Huyến; “Cuội ơi xuống đây chơi” của Trịnh Vĩnh Thành; “Đêm Trung Thu” nhạc: Đình Chiểu, thơ: Bùi Công Bính; “Gà trống tập đọc” nhạc: Doãn Nguyên, thơ: Lê Hồng Thiện; “Lời chào em tới trường” của Năng Chức…; nhanh vui “Bé nặn đồ chơi” nhạc: Phạm Khải, thơ: Trần Đăng Khoa; “Cái trống trường em” nhạc: Dương Đức Thụy, thơ: Thanh Hảo…; sâu lắng, mạch lạc “Cây bàng phố em” nhạc: Văn Cung, thơ: Xuân Tùng…; vừa phải, nhiệt tình, đằm thắm, yêu đời “Chúc mừng thầy cô” của Lê Nguyên Thêm; “Cô giáo bản mình” nhạc: Hoàng Bình, thơ: Ngọc Thanh; “Con đường đẹp nhất – con đường đến trường” của Hoàng Lân; “Gọi trâu” nhạc: Trần Lệ Chiến, thơ: Nguyễn Ngọc Phú. Khát vọng cháy bỏng như “Khúc ca buồn” của Trần Nhật Dương; phong cách Tây Nguyên “Bé Tây Nguyên đến trường” của Bùi Anh Tôn; tự hào, ca ngợi, sâu lắng, dạt dào như “Em là đội viên Tiền phong Hồ Chí Minh” của Tùng Lâm; “Em là tương lai đất nước” của Hồ Trọng Tuấn; “Hành khúc măng non Việt Nam” của Đỗ Hòa An; “Huyền thoại thiếu niên” nhạc: Đức Trịnh, lời thơ: Lê Cảnh Nhạc; “Mừng sinh nhật Bác” nhạc: Đỗ Hồng Quân, lời: Hồng Quân – Thy Ngọc…

Trong nhiều năm qua, các thế hệ nhạc sĩ Việt Nam đã sáng tác hàng ngàn bài hát cho thiếu nhi, từ lứa tuổi mẫu giáo, nhi đồng, học sinh phổ thông đến lớp tuổi thiếu niên, trong đó có nhiều bài hát hay, đi cùng năm tháng, khắc sâu vào tâm trí bao thế hệ “mầm non” của đất nước.