Bạn đã nghe qua thuật ngữ mục tiêu tài chính doanh nghiệp chưa. Nó có chức năng, vai trò gì đối với doanh nghiệp. ACC mời bạn cùng tìm hiểu thông qua bài viết Mục tiêu tài chính của doanh nghiệp là gì?
Mục tiêu tài chính của doanh nghiệp là gì?
1. Mục tiêu tài chính của doanh nghiệp là gì?
Tài chính doanh nghiệp “là hệ thống các luồng chuyển dịch giá trị, phản ánh sự vận động và chuyển hóa các nguồn tài chính trong quá trình phân phối nhằm tạo lập hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp”.
Mục tiêu tài chính của doanh nghiệp chính là tối đa hóa lợi ích của chủ sở hữu. Nói cách khác là mang lại nhiều giá trị nhất cho doanh nghiệp.
2. Chức năng của tài chính doanh nghiệp
- Chức năng phân phối
Phân phối này được hiểu là phân phối tài sản, của cải giữa các chủ thể kinh tế trong xã hội với nhau. Đối với tài chính doanh nghiệp, chức năng phân phối được thể hiện ở hai nội dung: Huy động hay tạo nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn đó vào các hoạt động của doanh nghiệp.
Nói ngắn gọn, chức năng phân phối của tài chính doanh nghiệp liên quan đến việc trả lời ba câu hỏi: Tạo vốn từ đâu? Đầu tư vốn vào đâu? Và phân phối thu nhập như thế nào?
- Chức năng giám đốc
Giám đốc có nghĩa là theo dõi, kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh. Chức năng giám đốc của tài chính doanh nghiệp thể hiện thông qua việc sử dụng công cụ tiền tệ để đo lường, hạch toán, tính toán, xác định và phân tích các chỉ tiêu kinh tế, tài chính phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp; từ đó có thể nhận biết một cách cụ thể, kịp thời các hiện tượng tốt hay xấu, tích cực hay tiêu cực và có biện pháp, quyết định xử lý cho phù hợp.
Chức năng giám đốc của tài chính doanh nghiệp thể hiện khả năng giám sát tính hiệu quả của quá trình phân phối. Chức năng này cần phải được thực hiện một cách toàn diện, thường xuyên và liên tục. Có như vậy mới đảm bảo tình hình tài chính của doanh nghiệp luôn đƣợc lành mạnh, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được bình thường, chủ động và có hiệu quả.
Xem thêm : Bất động sản Sen Vàng – Sen Vang Group
Xem thêm bài viết Thủ tục thành lập doanh nghiệp dự án
3. Vai trò của tài chính doanh nghiệp
- Khai thác, thu hút các nguồn lực tài chính nhằm đáp ứng các nhu cầu về vốn cho đầu tư kinh doanh
Tài chính doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời nguồn vốn với phương pháp, hình thức huy động thích hợp để sản xuất kinh doanh được liên tục với chi phí sử dụng vốn thấp nhất.
- Sử dụng vốn tiết kiệm và có hiệu quả
Tài chính doanh nghiệp đóng vai trò tích cực trong việc sử dụng vốn tiết kiệm và có hiệu quả. Sử dụng vốn tiết kiệm nghĩa là không để vốn nhàn rỗi, không để vốn bị chiếm dụng vô ích. Sử dụng vốn có hiệu quả là ưu tiên sử dụng vốn vào các hạng mục hoặc dự án đầu tư có khả năng sinh lời (tính trên một đồng vốn) cao, an toàn và thu hồi vốn càng sớm càng tốt.
- Kích thích, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh
Từ các mối quan hệ với các bên liên quan ngoài doanh nghiệp và các mối quan hệ trong nội bộ với các thành viên và người lao động, doanh nghiệp có nhiều khả năng để làm gia tăng sản lượng, thu nhập và lợi nhuận nhờ vận dụng khéo léo và có hiệu quả các công cụ tài chính như đầu tư, xác định lãi suất, cổ tức, giá cả, chiết khấu, hoa hồng, tiền lương, tiền thưởng,…
- Kiểm tra, kiểm soát và phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp
Từ các thông tin kinh tế và tài chính nhà quản lý sẽ đưa ra các quyết định tài chính tương ứng. Việc thực hiện các quyết định ấy lại được biểu hiện bằng các chỉ tiêu tài chính và qua đó cho thấy sự phù hợp hay có vướng mắc, tồn tại, hạn chế để nhà quản lý tiếp tục có biện pháp xử lý, điều chỉnh kịp thời. Như vậy, tài chính doanh nghiệp có vai trò là một công cụ quan trọng để kiểm tra, giám sát và phân tích, đánh giá tình hình hoạt động của doanh nghiệp.
4. Các yêu cầu cơ bản đối với mục tiêu doanh nghiệp
Mục tiêu đúng đắn và cụ thể cần tuân thủ các nguyên tắc và yêu cầu cơ bản như sau:
4.1 Tính nhất quán
Tính nhất quán khi thực hiện mục tiêu cần phải thể hiện rõ trong từng bước, các phần việc của doanh nghiệp.
Không được có sự chồng chéo giữa phần việc này với phần việc kia, phân công công việc của phòng ban này với phòng ban kia,… Không làm mục tiêu này ảnh hưởng đến mục tiêu khác. Nó phải có sự thống nhất, nhất quán hướng tới mục tiêu chung.
Đây là yếu tố tiên quyết đóng vai trò quan trọng để đảm bảo mục tiêu được thực hiện. Mặt khác, nó hướng tới mục tiêu tổng quát của từng thời kỳ chiến lược.
4.2 Tính khả thi
Xem thêm : Phân Biệt Sự Khác Nhau Giữa Trọng Lượng Và Khối Lượng
Tính khả thi cũng là điều cơ bản khi lập ra mục tiêu kế hoạch để thực hiện hóa chúng đi vào hiện thực. Mục tiêu phải phù hợp với tình hình thực tế doanh nghiệp.
Không đưa ra những mục tiêu quá thấp hoặc quá cao so tầm với để dễ dàng thực hiện. Để làm được điều đó, người đứng đầu công ty hay người quản lý cần phải hiểu rõ thị trường. Họ phải nắm được toàn bộ hoạt động của công ty trong thời điểm hiện tại và vài năm trước đó.
Tính khả thi là yếu tố quan trọng khi lập mục tiêu kế hoạch
Mục đích mang tính khả thi sẽ có tác dụng khuyến khích các bộ phận, các cá nhân vươn lên. Họ cùng nhau hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.
Cũng cần nói thêm. mục tiêu của doanh nghiệp cần phải có sự bứt phá, đổi mới. Như vậy nó mới có cơ hội được thử sức và phát triển.
4.3 Tính cụ thể
Tính cụ thể là định hình được các bước và lập sẵn các kế hoạch, mục tiêu trước cho nó trước khi bắt tay vào thực hiện. Nếu xét cơ bản trên phương diện luận, khoảng thời gian càng dài bao nhiêu thì hệ thống mục đích càng giảm bấy nhiêu.
Tuy nhiên, yêu cầu về tính cụ thể của nền móng thực hiện mục tiêu không nói đến tính dài ngắn của thời gian. Mà yêu cầu mục đích phải đảm bảo tính cụ thể.
Để làm được điều đó, khi xác định mục tiêu cần chỉ rõ: Mục tiêu liên quan đến chủ đề gì? Xét theo phương diện nào? Liệu có hạn chế thời gian thực hiện? Kết quả cụ thể cuối cùng cần đạt là gì?, Từng bước đi cụ thể ra làm sao?,…
4.4 Tính linh hoạt
Trong lĩnh vực kinh doanh, tính linh hoạt là yếu tố cần thiết để duy trì và ứng biến hàng ngày, hàng giờ. Linh động trong các hoàn cảnh bất ngờ cho phép xử lý công việc dễ dàng hơn.
Khi có vấn đề nảy sinh. Các mục tiêu hoàn toàn được ứng biến và dễ thực hiện. Đây là đặc trưng quan trọng mà các bộ phận nào trong doanh nghiệp cũng cần phải có. Nó đảm bảo đội ngũ hoàn thành được mục tiêu đề ra.
5. Câu hỏi thường gặp
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp