MỤC TIÊU CỦA Chính SÁCH TIỀN TỆ

MỤC TIÊU CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

  • Bằng việc sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ, NHTW không thể tác động trực tiếp và ngay lập tức đến các mục tiêu cuối cùng của nền kinh tế như giá cả, sản lượng và công ăn việc làm. Và để khắc phục vấn đề này, NHTW phải xác định các chỉ tiêu cần đạt được trước khi đạt được mục tiêu cuối cùng. Các chỉ tiêu tiêu này tạo thành mục tiêu trung gian, mục tiêu hoạt động. Vậy hệ thống mục tiêu của chính sách tiền tệ bao gồm: Mục tiêu hoạt động, mục tiêu trung gian và mục tiêu cuối cùng. 1, Mục tiêu cuối cùng (Mục tiêu chính sách)
  • Đây là cái đích cuối cùng mà NHTW luôn hướng tới và phải đạt được bằngmọibiệnpháp
  • Thông thường các quốc gia đều hướng về sự ổn định, nâng cao khả năng khai thác và sáng tạo của nền kinh tế. Do vậy, NHTW các quốc gia trên thế giới hiện nay đều đặt ra những mục tiêu khá giống nhau trong việc thiết kế các chính sách tiền tệ. Mặc dù vậy, tùy thuộc vào giai đoạn phát triển của các quốc gia mà NHTW uyển chuyển, linh hoạt tùy chỉnh để đối phó kịp thời với các tình trạng kinh tế khác nhau. Và đương nhiên thường là sự điều chỉnh mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn là không đổi. Ta quy chúng về các nhóm mục tiêu sau đây: 1 Ổn định tiền tệ
  • NHTW thông qua CSTT có thể tác động đến sự tăng hay giảm giá trị đồng tiền của nước mình. Giá trị đồng tiền ổn định được xem xét trên 2 mặt: Sức mua đối nội của đồng tiền (chỉ số giá cả hàng hoá và dịch vụ trong nước) và sức mua đối ngoại (tỷ giá của đồng tiền nước mình so với ngoại tệ). Tuy vậy, CSTT hướng tới ổn định giá trị đồng tiền không có nghĩa là tỷ lệ lạm phát =0 vì như vậy nền kinh tế không thể phát triển được,

để có một tỷ lệ lạm phát giảm phải chấp nhận một tỷ lệ thất nghiệp tăng lên.

  • Khi tiền tệ ổn định sẽ làm cho lãi suất thực tế giữa thu nhập thực tế của người lao động ổn định và có xu hướng tăng lên, đời sống của người lao động sẽ tốt hơn, khả năng thu hút nguồn vốn trong xã hội của các tổ chức tín dụng để đầu tư phát triển sản xuất giày cao hơn. Vì vậy ổn định tiền tệ thường giá được coi là mục tiêu quan trọng nhất của chính sách tiền tệ bao gồm: ổn định giá trị đối nội của đồng tiền và ổn định trị đối ngoại của đồng tiền. Ổn định giá trị đối nội của đồng tiền  Là ổn định giá cả hàng hóa mà biểu hiện cụ thể đó là lạm phát. Lạm phát dẫn đến sự suy giảm giá trị của tiền tệ với vai trò là trung gian trao đổi, đơn vị hoạch toán kế toán.  Ví dụ: Đức năm 1922- 1923 và Bolivia năm 1985 với tỷ lệ lạm phát là 11000%. Người dân ở đây họ phải mang tiền mặt bằng bao để đi mua đồ ăn. Ổn định giá trị đối ngoại của đồng tiền  Được biểu hiện thông qua tỷ giá hối đoái đại lượng so sánh về mặt giá trị giữa đồng tiền trong nước với một đồng tiền nước ngoài, nó là cơ sở để xác định hiệu quả kinh tế của các hoạt động kinh tế đối ngoại.  Đại lượng này liên quan rất nhiều yếu tố như: giá thành sản phẩm xuất khẩu và nhập khẩu, sự di chuyển vốn tiền tệ giữa trong nước với nước ngoài, tình trạng của cán cân thanh toán quốc tế, yếu tố tâm lý và dự đoán,… 1 Tăng công ăn việc làm:

hài hoà thì NHTW trong khi thực hiện CSTT cần phải có sự phối hợp với các chính sách kinh tế vĩ mô khác. 2. Mục tiêu trung gian của chính sách tiền tệ :  Là mục tiêu do NHTW lựa chọn thông qua đó nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng và phải có liên hệ với mục tiêu cuối cùng. 2 Tiêu chuẩn lựa chọn (i) Phải đo lường được: như vậy thì ngân hàng Trung ương mới có thể hoạt động được chính sách tiền tệ một cách chính xác. (ii) Phải kiểm soát được: khi NHTW có thể kiểm soát được chi tiêu đó thì ngân hàng Trung ương mới có thể vận dụng nó và điều khiển theo mục tiêu mà mình mong muốn. (iii) có thể dự báo được đích tới: nghĩa là các chỉ tiêu của mục tiêu trung gian phải có tác động truyền dẫn tới mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ.  Mục tiêu trung gian chỉ có ích nếu báo hiệu nhanh hơn mục tiêu cuối cùng khi chính sách tiền tệ của ngân hàng Trung ương đi trật hướng. 2 Các chỉ tiêu của mục tiêu trung gian – Là những chỉ tiêu đáp ứng được tiêu chuẩn lựa chọn mục tiêu trung gian của chính sách tiền tệ. Bao gồm: tổng mức cung tiền (MS), lãi suất thị trường, tỷ giá. – Tuy nhiên, trong điều hành chính sách tiền tệ không thể theo đuổi đồng thời hai hoặc ba mục tiêu. Để lựa chọn mục tiêu trung gian thích hợp đòi hỏi sự phân tích kỹ lưỡng về các diễn biến kinh tế

tiền tệ hiện tại và dự báo trong tương lai và xác định rõ định hướng phát triển kinh tế trong ngắn hạn cũng như dài hạn. 3. Mục tiêu hoạt động  Mục tiêu hoạt động là những biến tiền tệ mà NHTW không thể kiểm soát trực tiếp các mục tiêu trung gian nên cần các mục tiêu hoạt động để tăng tính chủ động.  Có ba biến số được chọn là chỉ tiêu của mục tiêu hoạt động: Phải đo lường được, phải kiểm soát được, có tác động có thể dự báo đến mục tiêu chung gian và mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ.  Các biến có thể lựa chọn làm chỉ tiêu của mục tiêu hoạt động bao gồm: (i) Lãi suất liên ngân hàng là việc ngân hàng Trung ương kiểm soát lãi suất ngắn hạn trên thị trường liên ngân hàng thông qua các chính sách tiền tệ. Nhằm mục đích là đảm bảo lãi xuất ngắn hạn trên thị trường liên ngân hàng không xa rời lãi suất mục tiêu. (ii) Cơ số tiền tệ (MB) là ngân hàng Trung ương kiểm soát cơ số tiền tệ hoặc kiểm soát trực tiếp các thành phần cấu thành của MB như dự trữ quốc tế ròng, dự trữ của các ngân hàng thương mại,…. CƠ CHẾ TRUYỀN DẪN CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Khái niệm